GIẢI ĐÁP THẮC MẮC K67
HỌC TẬP – KHOA THÚ Y
Câu 1 : A/c có thể cho e hỏi là khi học thú y bên mình thì bọn e có được kết hợp cả thực hành luôn không ạ ? và nếu được thực hành thành thì thực thành trên mẫu mô hình hay là thực hành luôn lên động vật ạ ?
– A/c xin chào e nha, cảm ơn câu hỏi của em nè . Khi em theo học thú y bên Vnua thì e sẽ được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành luôn nha .Năm nhât thì các em sẽ được làm quen dần với các môn đại cương và sẽ có các tiết thực hành trên gà luôn nha em . Các năm tiếp theo sẽ là học các môn chuyên ngành kèm theo ra khoa thực hành và đi thực tiễn ở các địa phương từ 2-3 tuần để học hỏi
-Về việc thực hành thì bên trường sẽ cố gắng tạo điều kiện cho các e thực hành trên cả mô hình minh họa và cả động vật thực tế để các em hiểu rõ và ap dụng được cho sau này đi làm luôn em nhé . Câu trả lời của a/c em đã rõ chưa nhờ,có gì thắc mắc cứ lien hệ a/c sẽ giúp đỡ nha
Câu 2 : A/c cho e hỏi e rất đam mê học thu y nhưng sức khỏe em không được tốt thì có thể theo học thú y trường mình không ạ? Tại em thấy mọi người bảo học 5 năm vất lắm ạ ?
A/c xin chào e nha, cảm ơn câu hỏi của em nekkk. Theo ac sức khỏe rất quan trọng nhưng có đam mê thì chúng ta sẽ tìm cách để khắc phục đúng k em .E có thể theo học chứ em trường luôn chào đón em nhớ . Bên trường bên khoa có các thầy cô ,a/c,bb luôn sẵn long giúp đỡ em khi e có khó khăn gì . A/c nghĩ e xây dựng cho mình một kế hoạch ăn uống ngủ nghỉ và học tập hiệu quả thì phần nào sẽ giúp sức khỏe em cải thiện tốt nha. 5 năm là một chặng đường không ngắn cũng không dài ,a/c nghĩ đam mê của em với sự giúp đỡ của nhà trường thì chúng ta sao phải xoắn nhờ, không có việc gì khó nha bé ơi .
Câu trả lời của chị đã hài lòng em chưa nhờ . Cần gì thắc mắc cứ lien hệ chị nha
Câu 3. Em đã trúng tuyển vào ngành chăn nuôi, em có thể chuyển sang ngành Thú y không ạ?
Theo quy đinh của Học viện em sẽ không được chuyển ngành. Ngành chăn nuôi có đào tạo chuyên sâu về chăn nuôi thú y giống với ngành thú y, thời gian học 4 năm ngắn hơn so với Thú y. Hoặc em có thể học cùng một lúc hai ngành em nhé. em có thể học thêm chương trình 2 thú y. Các môn học trùng giữa 2 chương trình thú y và chăn nuôi thì được Học viện công nhận tương đương luôn. em không phải học lại ở ngành thú y nữa nhé.
Câu 4. Cơ hội nghề nghiệp cho Bác sĩ Thú y sau khi ra trường là như thế nào ạ?
Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Bác sĩ Thú y có thể làm việc tại các vị trí sau:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về thú y như: Cục Thú y, chi cục thú y tỉnh, cơ quan thú y vùng, trạm thú y cấp huyện, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu, biên giới.
– Cán bộ quản lý, kỹ thuật tại các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản trong nước cũng như nước ngoài.
– Nhân viên tại các khu bảo tồn động vật hoang dã, thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, phòng mạch, bệnh xá, phòng xét nghiệm thú y.
– Bác sĩ điều trị và tư vấn chuyên môn trong các trang trại, bệnh viện thú y, phòng mạch thú cảnh.
– Giảng viên, nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng, viện và trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về Thú y và an toàn thực phẩm.
– Làm chủ doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực Thú y.-
Câu 5 . Chương trình đào tạo Ngành Thú y là bao lâu, mức học phí, học bổng Khoa Thú y là bao nhiêu?
– Chương trình đào tạo của ngành Thú Y là 5 năm, sinh viên học theo mô hình tín chỉ, số lượng tín chỉ sẽ thay đổi theo từng khóa trung bình từ 160-165 tín chỉ trong 5 năm học.
– Hiện tại mức học phí của Khoa Thú y là 625.000đ/tín chỉ và có điều chỉnh học phí theo từng năm. Khoa Thú y có mức học bổng trao cho sinh viên cao nhất Học viện
Cụ thể như sau:
Sv đạt loại khá: 9.900.000đ
Sv đạt loại giỏi: 10.500.000đ
Sv đạt loại xuất sắc: 11.500.000đ
Câu 6. Học viện có cho sinh viên vay vốn trong quá trình học tập không ạ?
Chào em. Học viện có hỗ trợ xác nhận sinh viên vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình học tập. Em có thể lấy mẫu đơn tại Phòng 101 KTX A1 sinh viên để Học viện xác nhận cho em giải quyết thủ tục.
Nếu em có kết quả học tập từ loại khá, điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, emó thể nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng của các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
Câu 7. Học xong ngành Thú y, em có thể làm những công việc gì ạ?
Khi học xong ngành thú y bạn sẽ làm bác sĩ thú y, làm trong các bệnh viện chuyên về thú y ở các tuyến trung ương đến địa phương hoặc có thể mở phòng khám riêng cho động vật. Bạn cũng có thể làm trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu vacxin, thuốc chữa bệnh cho động vật hoặc kinh doanh thuốc thú y. Ngoài ra, nếu tiếng Anh tốt, bạn có thể làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế về nghiên cứu, bảo vệ động vật.
Câu 8: Hệ đào tạo Thú Y của Trường Hoc viện Nông Nghiệp Việt Nam có thời han bao lâu?
Trả lời:
-Chương trình đào tạo của khoa Thú Y hiên tại có thời gian đào
tạo là 5 năm. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể học rút ngắn thời gian bằng cách đăng ký học hè (học phí sẽ nhân 1,5 so với mức học phí bình thường) hay đăng ký full số tín mỗi kỳ được phép đăng ký (tối đa 25 tín – nhưng sẽ học rất vất vả).
Câu 9: Vấn đề học phí của khoa Thú Y hiên tại là bao nhiêu? Chỉ số tăng học phí theo mỗi năm là bao nhiêu?
Trả lời:
– Hiện tại học phí ngành Thú Y là 654k\tín chỉ
– Qua mỗi năm học, học viện có thể sẽ tăng học phí lên khoảng từ
8% đến 10%. Tuy nhiên năm vừa rồi học viện tăng học phí ngành Thú y từ 625 lên 654 nghìn/ tín chỉ.
Câu 10 : Anh chị cho e hỏi khoa thú y có địa điểm ở đâu ạ ? và nếu đi học thì mình học luôn tại khoa à anh chị ?
-A/c chào e nha , Khoa Thú Y nằm ở vị trí sau lán xe giảng đường Nguyễn Đăng, cạnh quảng trường sinh viên. Được ghép cùng Khoa Môi trường.
-Phần học lý thuyết sinh viên học tại các giảng đường của Học viện , phần học thực hành sinh viên sẽ được thực tập tại Khoa và Bệnh viện thú y nha .
Câu 11: Hướng dẫn cách xem thời khóa biểu, thời gian của các tiết?
-Các em vào đây để được hướng dẫn cụ thể chi tiết nhé.
Video hướng dẫn:
Câu 12: Sinh viên nộp học phí như thế nào?
Sinh viên nộp học phí bằng cách cho tiền vào tài khoản ngân hàng mà nhà trường cung cấp cho với mức số tiền cho vào tài khoản phải lớn hơn 50 nghìn so với số tiền bắt buộc phải đóng trong đợt thu học phí đó (50 nghìn đó là để duy trì tài khoản)
Câu 13: Học Thú Y thì sẽ học những gì?
-Những năm đầu sẽ được học các môn đại cương trước. Các
năm tiếp theo sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành. Các buổi
thực hành sẽ được thực hiện ở trên khoa, ở Bệnh viện thú y cũ.
Sẽ có những đợt đi rèn nghề, đi thực tập giáo trình .
Các bạn có thể tham khảo qua bài viết chi tiết này:
Câu 14: Thời Gian vào học của các tiết là mấy giờ vậy ạ ?
Đây là thời gian vào học của các tiết :
Câu 15. Đăng kí tín chỉ?
Bước 1: Chuẩn bị 1 đường truyền thật khỏe trước giờ đăng kí
Bước 2: Lên trước 1 list các môn học mà mình muốn học để khi đăng kí việc chọn môn học sẽ nhanh hơn
Lưu ý: chọn đăng kí các môn tiên quyết của các môn sau để đăng kí học trước
Bước 3: Kiểm tra lại các mã môn học đã đăng kí để tránh bị trùng hoặc học rồi nhưng vẫn xuất hiện trên trang đào tạo
Bước 4: Sau khi tích xong tất cả các môn học thì nhớ “ Lưu đăng kí” để hoàn thành đăng kí tín chỉ
Bước 5: Check lại thời khóa biểu xem các môn mình đăng kí đã có trên thời khóa biểu chưa
Câu 16: Khi học Thú Y có rất nhiều người nghĩ là Thú Y dễ hơn Nhân Y. Anh chị cho em hỏi đấy có phải là ý kiến đúng không ạ?
Trả lời:
– Đây là quan niệm mà có rất nhiều người đang nghĩ sai.
– Cả nhân y và thú y đều có tầm quan trong như nhau và có vai trò hỗ trợ lẫn nhau. Học nhân y thì chúng ta học về cơ thể người nhưng học thú y là ta học về tất cả các con vật chính vì thế lượng kiến thức sẽ nhiều hơn. Chúng ta học thú y để phát hiện ra những căn bệnh có thể lây từ động vật sang người tạo nên những dịch bệnh nguy hiểm để từ đó có thể ngăn chặn sớm, bảo vê con người.
Nhân Y là cứu người còn Thú Y là cứu cả loài người.
Câu 17: Khối C có theo được ngành thú y không?
TL: Học khối nào không quan trọng, quan trọng nhất là ở bản thân mình, vào học em sẽ được dạy lại từ đầu nên không cần lo đâu nha.
Câu 18 : Điều kiện để ra trường ? Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp ?
– Nộp đầy đủ học phí theo qui định.
– Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
– Tích lũy đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào tạo theo học (bao gồm các học phần bắt buộc và tổng số tín chỉ tự chọn tối thiểu);
– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
– Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính và các điều kiện khác do Giám đốc Học viện quy định;
– Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục – thể thao;
– Có đơn gửi ban Quản lý đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hơn so với thời gian thiết kế của khoá học.
– Kể từ khóa 55 (năm tuyển sinh 2010), sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra Ngoại ngữ theo quy định của Học viện (không áp dụng đối với sinh viên Lào và Campuchia).
Câu 19: Các mã môn học của khoa thú y.
- SH01001. Sinh hoc dai cuong
- TH01011. toan cao cap
- MT01004. hóa phân tích
- ML01020. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
- MT01002. HÓA HỮU CƠ
- TY02005. VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG
- TH01007.Xac suat thong ke
- ML01021. Kinh tế chính trị Mac-Lenin
- CN02301. Hoa sinh dai cuong
- ML01022. Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Lich su Dang Cong San VN
- CN02101. Dong vat hoc
- TY01002. Thuật ngữ chuyên ngành
- SN01032. ENGLISH 1
- CN02302.Hoa sinh dong vat
- TY02014. MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y
- TY02001 .GIẢI PHẪU VẬT NUÔI 1
- mô học 1
- MÔ HỌC 2
- SINH LÝ ĐỘNG VẬT 2
- ENGLISH 2
- TY02019. VI SINH VẬT HỌC THÚ Y
- TY02020. BỆNH LÝ HỌC THÚ Y
- TY02006. DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y
- BỆNH LÝ HỌC THÚ Y 2
- TY02012. DƯỢC LIỆU THÚ Y
- TY03049. CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y
- TY03008. BỆNH NGOẠI KHOA THÚ Y
- TY03053. SINH SẢN GIA SÚC 1
- TY03002. BỆNH NỘI KHOA THÚ Y I
- BỆNH NỘI KHOA THÚ Y II
- DỊCH TỄ HỌC THÚ Y
- TY03011. KÝ SINH TRÙNG HỌC THÚ Y 1
- BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 1
- SN03055. ENGLISH FOR VITERINARY MEDICINE
- TY03006. BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
- TY03007. LUẬT THÚ Y
- TY03010. SINH SẢN GIA SÚC 2
- TY03054. KÝ SINH TRÙNG HỌC THÚ Y 2
- kiểm nghiệm thú sản
- TY03016. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM
- TY03001. ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y
- TY02009. nấm và bệnh do nấm gây ra
- TY02007. PHÔI THAI HỌC
- CN02601. DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT
- BỆNH TRUYỀN LÂY GIỮA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
- BỆNH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
- TY03021. BÀO CHẾ VÀ KIỂM NGHIỆM THUỐC THÚ Y
- TY03037. PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT
- TY03024. BỆNH DO RỐI LOẠN DINH DƯỠNG
- TY03023. PHẪU THUẬT NGOẠI KHOA THÚ Y THỰC HÀNH
- TY03022. CHÂM CỨU THÚ Y
- TY03017. MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG
- CN03503. Chan nuoi gia cam
- TY03025. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- CN03501.CHAN NUOI LON
- CHAN NUOI TRAU BO
- Benh hoc thuy san
- NH03082. BÊNH ONG
- BỆNH CỦA CHÓ MÈO
- TY03020. DƯỢC LÝ HỌC LÂM SÀNG THÚ Y
- TY03056. MIỄN DỊCH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
- TY03014. VỆ SINH THÚ Y 1
- TY03055. MỘT SỨC KHỎE TRONG THÚ Y
- MT02011. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- TY03015. VỆ SINH THÚ Y 2
- TY03043. THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NỘI – CHẨN
- TY03045. THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NGOẠI SẢN
- TY03061. RÈN NGHỀ LÂM SÀNG THÚ Y
- THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TRUYỀN NHIỄM
- TY03046. thuc tap giao trinh Ki sinh trung thu y
- TY03047.thuc tap gt kiem nghiem thu san va vsattp
- TY04998. Khoa luan tot nghiep
Câu 20: địa chỉ của các bộ môn :
- Bộ môn Bệnh lý thú y
Địa chỉ: Phòng 316, Khoa Thú y
- Bộ môn giải phẫu – tổ chức
Địa chỉ: Phòng 104, Khoa Thú y
- Bộ môn Ký sinh trùng
Địa chỉ: Phòng 114, Khoa Thú y
- Bộ môn Ngoại Sản
Địa chỉ: Phòng 115, 117, Khoa Thú y
- Bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất
Địa chỉ: Phòng 215, Khoa Thú y
- Bộ môn Thú y cộng đồng
Địa chỉ: Phòng 212, Khoa Thú y
- Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm
Địa chỉ: Phòng 313, Khoa Thú Y
Câu 21: Khi đi thực hành thì thực hành ở đâu:
- THCN05 P212 – Khoa CN
- THCN06 P306-Khoa CN- CNCK
- THCN07 P201-Khoa CN – SHDV
- THCN08 P203-Khoa CN – SHDV
- THCN08B P204- Khoa CN- SHDV
- THCN09 Tầng 1 nhà khoa Chăn nuôi
- THCN10 P303-Khoa CN – DTG GS
- THCN11 Phòng máy tính-Khoa CN – DTG GS
- THCN12 P112-Khoa CN – DD
- THCN13 P109-Khoa CN- DD
- THCN14 P308- Khoa CN – CNCK
- THCN18 P309-Khoa CN- SLĐV
- THCN19 Trại Chăn nuôi – CNCK
- THCN21 Tầng 1 nhà khoa Chăn nuôi
- THCN22 Tầng 1 nhà khoa Chăn nuôi
- THCN23 Tầng 1 nhà khoa Chăn nuôi
- THCN24 Tầng 1 nhà khoa Chăn nuôi
- THCNTP01 Phòng thực hành – BM CNSTH – Khoa CNTP
- THCNTP02 Phòng TH – BM Hóa sinh -CNSHTP – Khoa CNTP
- THCNTP03 Phòng TH – BM Hóa sinh -CNSHTP – Khoa CNTP
- THCNTP04 Phòng TH – BM QLCL&ATTP – Khoa CNTP
- THCNTP05 Phòng TH – BM TPDD – Khoa CNTP
- THCNTP07 Phòng TH – BM Hóa sinh -CNSHTP – Khoa CNTP
- THCNTP08 Phòng TH TN – BM CNCB – Khoa CNTP
- THCNTP09 Phòng TH – BM CNSTH – Khoa CNTP
- 1 Tầng 1- Nhà thực hành Khoa Môi Trường
- 2 Tầng 1- Nhà thực hành Khoa Môi Trường
- 3 Tầng 1- Nhà thực hành Khoa Môi Trường
- 4 Tầng 2- Nhà thực hành Khoa Môi Trường
- 5 Tầng 2- Nhà thực hành Khoa Môi Trường
- 6 Tầng 2- Nhà thực hành Khoa Môi Trường
- 2 Phòng 202 nhà khoa Môi Trường – Thú y
- 1 Phòng 112 nhà khoa Môi trường – Thú Y
- 3 Trạm khí tượng khu dâu tằm-STNN
- 1 Phòng 307 nhà khoa Môi trường – Thú Y
- 2 Phòng 308 nhà khoa Môi trường – Thú Y
- 4 Khu dâu tằm – Khí tượng – CNMT
- 1 Tầng 3- Nhà Thực hành khoa Môi trường
- 2 Tầng 3- Nhà Thực hành khoa Môi trường
- 3 Tầng 3- Nhà Thực hành khoa Môi trường
- 4 Phòng 304 nhà khoa Môi trường – Thú Y
- 1 Phòng 305 nhà khoa Môi trường – Thú Y
- THQL01 316 khoa QLĐĐ – Phòng máy
- THQL02 315 khoa QLĐĐ – phòng máy
- THQL03 314 khoa QLĐĐ – phòng máy
- THQL04 313 khoa QLĐĐ – Phòng máy
- THQL05 312 khoa QLĐĐ
- THQL06 311 khoa QLĐĐ
- THQL07 310 khoa QLĐĐ
- THQL08 309 khoa QLĐ Đ
- THQL09 308 nhà khoa QLĐĐ
- THQL10 307 nhà khoa QLĐĐ
- THQL11 306 khoa QLĐĐ
- THQL12 304 nhà khoa QLĐĐ
- THQL13 303 khoa QLĐĐ
- THQL14 302 nhà khoa QLĐĐ
- THQL15 301 khoa QLĐ Đ
- THQL16 104 khoa QLĐ Đ
- THQL17 106 nhà khoa QLĐĐ
- THQL18 Sân sau nhà khoa QLĐĐ
- THQL19 Sân sau nhà khoa QLĐĐ
- THQS01 Sân phía Tây GĐ khoa Thú y
- THQS02 Sân phía Tây GĐ khoa Thú y
- THQS03 Sân phía Tây GĐ khoa Thú y
- THCNTT01 Phòng 303 – Tầng 3 Nhà hành chính (Đi lối cầu thang Hội trường C)
- THCNTT06 Phòng 304 – Tầng 3 Nhà hành chính (Đi lối cầu thang Hội trường C)
- THCNTT07 Phòng 211 Giảng đường NĐ
- THCNTT08 Phòng 310 Giảng đường NĐ
- THCNTT09 Phòng 311 Giảng đường NĐ
- THVATLY01 P307 – BM vật lý- Nhà HC
- THVATLY02 P302 – BM vật lý-Nhà HC
- THVATLY03 P306 – BM vật lý- Nhà HC
- THTY01 P315 Khoa Thú y – Bệnh lý
- THTY02 P314-Khoa Thú y – VSV
- THTY05 P311-Khoa Thú y- VSV
- THTY06 P119-Khoa Thú y- VSV
- THTY07 P118-Khoa Thú y- Truyền nhiễm
- THTY08 P111-Khoa Thú y – GP
- THTY09 P112-Khoa Thú y – GP
- THTY10 P217-Khoa Thú y – GP
- THTY11 P1 Bệnh viện Thú y
- THTY12 P2 Bệnh viện Thú y
- THTY13 Nhà mái tôn BVTY – KST
- THTY14 Bệnh viện TY -TYCD
- THTY15 P216-Khoa Thú y -Nội chẩn
- THTY16 Phòng 4-BVTY – Ngoại sản
- THTY17 Bệnh viện thú y – Nội chẩn
- THTY18 P1 – TT chó nghiệp vụ
- THTY19 P107- Khoa TY- TYCD
- THTY20 Bệnh viện thú y – Nội chẩn
- THTY21 Phòng TH Nhà khoa TY – KST
- THTY22 P212-Khoa Thú y- TYCD
- THTY23 Bệnh viện thú y – Dược lý
- THTY24 Thực tập ngoài trời- TN
- THTY26 Phòng TH Khoa TY-Ngoại sản
- THTY27 Phòng 214 Khoa Thú y-Nội chẩn
- THTY30 Phòng thực hành BM TYCĐ
NƠI Ở – CUỘC SỐNG
Câu 1: KTX CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
- Địa điểm: Nằm ngay trong khuôn viên trường, gần giảng đường B, C , thư viện, sân văn hóa sinh viên nên rất tiện cho việc học tập cũng như vui chơi, sinh hoạt CLB.
- Cấu trúc: khu KTX rộng rãi, bao gồm:
- Tòa A2, B4 ( 3 tầng ): Dành chon nam.
- Tòa C2 ( 5 tầng ): Dành cho nữ, nam.
- Tòa C3, C 5 ( 7 tầng ), tòa B3 ( 3 tầng ): Dành cho nữ.
- Tòa C4 ( 7 tầng ): dành cho sinh viên học quân sự.
- Tòa C1 ( 5 tầng ): Dành cho các bạn lưu học sinh.
- Cơ sở vật chất ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn: thang máy, nóng lạnh….
- Tòa C3 và C5 mới xây nên cơ sở vật chất nhỉnh hơn so với các KTX khác.4
- Tất cả các phòng đều được xây kép kín, thông thoáng, sạch sẽ và được trang bị đầy đủ giường, tủ, bàn ghế, hệ thống điện, nước sinh hoạt.
- Ngoài ra còn có hệ thống dịch vụ tiện ích cho sinh viên: nhà ăn, ku tập thể thao, khu mua sắm phục vụ học tập, sinh hoạt của sinh viên.
- Số lượng người trong một phòng: các phòng hầu như đều được bố trí từ 6-8 người/ phòng.
- Tiền phòng: năm 2022, học viện có 850 chỗ ở nội trú cho sinh viên K67 với chi phí dao động khoảng 130k – 180k/ sinh viên/ tháng tùy từng khu ( chưa kể chi phí điện nước.
- Các chi phí khác: tiền điện, nước, ăn uống, tiền vệ sinh mỗi tháng.
- An ninh, trật tự: các tào đều có người trực mỗi ngày nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
- Một số lưu ý khi ở KTX:
- Giờ mở cửa: 5h30
- Giờ đóng cửa : 23h
- Không cho phép nấu ăn trong phòng.
- Đồ đạc cá nhân phải để gọn gàng.
- Không được nuôi động vật.
- Kiểm tra phòng thường xuyên từ 1 – 2 lần / tháng
- ở KTX khá đông người và mỗi người có 1 tính cách độ tuổi khác nhau, bạn nên số Dĩ hòa vi quý để tránh xảy ra những việc không đáng có.
Câu 2: NHỮNG LƯU Ý KHI THUÊ TRỌ MÀ TÂN SINH VIÊN NÊN BIẾT.
- Xác định khu vực thuê trọ
- Hãy ưu tiên những khu vực thuận tiện cho việc đi lại học tập của bạn nhất.
- Nên chọn trọ gần trường, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí đi lại
- Chọn trọ khu vực đông dân cư, gần chợ, siêu thị,… và tránh khu vực hẻo lánh, không an ninh (đặc biệt là các bạn nữ nhé)
- Cùng điểm qua một số đường mà nhiều Vnuaer lựa chọn: Cửu Việt, Đào Nguyên A/B, Trâu Quỳ, Đường Y, An Đào-gần cổng ktx nè,…
- Xác định giá phòng trọ
- Ở mỗi khu vực sẽ có một khoảng giá phòng nhất định, thông thường trọ gần trường giá sẽ đắt hơn một chút so với các khu trọ ở xa hơn, nhờ vào đó bạn sẽ xác định được nó có phù hợp với kinh tế của bạn không.
- Kiểm tra chất lượng phòng trọ:
Khi tìm phòng trọ, bạn phải đến tận nơi xem xét, quan sát kỹ không gian, nội thất phòng như thế nào. Việc này sẽ giúp bạn có thể xem cơ sở vật chất của phòng trọ có phù hợp với số tiền mình bỏ ra để thuê hay không?
- Phòng có thể bị ngập nước khi mưa không?
- Phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ, không ám mùi
- Có phòng vệ sinh khép kín
- Kiểm tra các thiết bị trong phòng xem có hư hại không: quạt, bóng điện, ổ điện, vòi nước,…
- Chắc chắn rằng nước sinh hoạt sạch, không màu, mùi, vị lạ
- Kiểm tra xem tường nhà có bị nứt không?
- Đảm bảo cửa chính, cửa sổ có khoá trong, chắc chắn, kín đáo.
- Kiểm tra đồng hồ điện nước
- Giờ giấc như nào?
- Kiểm tra kĩ an ninh khu vực mình thuê trọ.
Ngày nay các đối tượng có ý định trộm cắp luôn ở xung quanh chúng ta và bất cứ khi nào chúng ta không để ý đều tạo cơ hội cho họ. Vì vậy hãy kiểm tra an ninh xung quanh khu trọ của mình thật kĩ nhé.
- Hàng xóm chủ yếu là sinh viên hay công nhân, người lao động?
- Xem bên ngoài phòng trọ có lắp camera an ninh không?
- Cổng nhà trọ có khoá an toàn, chắc chắn không? Có chỗ gửi xe không?
- Hỏi kĩ các chi phí thuê trọ, phát sinh.
Bên cạnh phải hỏi rõ những chi phí cơ bản (tiền phòng, tiền điện, nước, tiền wifi, vệ sinh) thì trong quá trình ở có bất kỳ khoản phí nào nữa không. Mọi thứ hai bên phải rõ ràng ngay từ ban đầu để tránh những tranh chấp về sau.
- Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký
Khi quyết định thuê trọ thì bước ký hợp đồng vô cùng quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân, bạn phải xem xét thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký, tránh “tiền mất tật mang”.
- Kỳ hạn thuê nhà (theo năm hay theo tháng)
- Hợp đồng cần nêu chi tiết giá thuê phòng và các chi phí khác. Và chắc chắn là điều khoản về việc nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì phải chịu mức phạt gì.
- Ngày bắt đầu và ngày hết hạn thuê trọ
- Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên.
- Tiền đặt cọc trọ là bao nhiêu và điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng như thế nào?
- Chủ cho thuê có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hay không?
Câu 3: Nên ở trọ hay KTX?
NHÀ TRỌ
✓ Ưu điểm:
+ Thoải mái, thích tự do hơn thì ở một mình, không phải chịu đựng tính khí của ai, còn thích vui thì ở với 1,2 bạn nữa để có ng tâm sự.
+ Được nấu cơm, tiết kiệm tiền, mang đồ từ quê lên nấu ăn thoải mái.
+ Không phải chờ đợi ai, nhà trọ khép kín thì không phải xếp hàng chịu cảnh nhà vệ sinh chung
+ Giờ giấc thoải mái, có chìa khoá cổng riêng thuận tiện cho những bạn muốn đi làm thêm, đi sớm về khuya k ai nói ^^
+ Không gian rộng rãi, yên tĩnh
+ Bố mẹ, bạn bè đến thăm thoải mái
+ Một số phòng trọ có đầy đủ các thứ và bạn chỉ cần dọn đến ở (quạt, giường, tủ, bếp gas…).
✓ Nhược điểm:
+ CHI PHÍ CAO, tùy chất lượng từng phòng (rộng, sáng sủa, sạch sẽ, có điều hòa ….) tiền phòng sẽ dao động từ 700k/tháng -->2- 2,5triệu/tháng.
+ Mỗi người một phòng, ai thiện ý lắm thì làm quen, giúp đỡ qua lại, không thì ai đóng cửa nhà nấy, chả biết mặt nhau.
+ Nhiều nơi chủ trọ khó tính, không vừa ý họ là có thể bị mắng, bị chê.
+ Nhiều khu trọ k đảm bảo an ninh. Các bạn nên cẩn thận khi tìm trọ
+ Phòng nhiều đồ mỗi lần chuyển trọ là cả vấn đề
Chi phí khi ở trọ
– Tiền nhà:nếu ở ghép (tính cả điện nc) thì sẽ khoảng 1tr -1tr5 / tháng
– Tiền ăn 40- 50k/ ngày --> 1 tháng khoảng tầm 1tr2 – 1tr5
– Tiền đi lại , sách vở khoảng 300k
– Tiền chi phí phát sinh (đi cafe , sinh nhật, mua quần áo …) khoảng 300k
==> Tổng tiền : dao động từ 2tr8 – 3tr5/ tháng
KÍ TÚC XÁ
✓Ưu điểm:
+ GIÁ RẺ hơn khi ở trọ (tầm 750-850k/ kì)
+ Tân sinh viên mới lên, ở KTX cùng lúc quen được nhiều bạn (một phòng KTX ở tối đa 8 người), tăng khả năng giao tiếp, giúp đỡ nhau trong học tập hay rủ nhau đi chơi theo nhóm
+ GẦN trường, không phải đi học xa, không lo tắc đường đi học muộn, đỡ tốn xăng, đỡ vật vờ trên xe bus.
+ Sân KTX thường là sân hoạt động tập thể: đá bóng, đá cầu, bóng chuyền, cầu lông,… giúp bạn có điều kiện hoạt động thể dục thể thao, đỡ ì người, thay vì nằm nhà lướt fb như ở trọ.
+ Tiện tham gia các hoạt động của CLB, các sự kiện của trường.
+ Nắm bắt thông tin nhanh nhờ hệ thống loa phát thanh truyền miệng
✓ Nhược điểm:
+ Ở đông, tắm giặt / vệ sinh phải xếp hàng chờ đợi, mất thời gian.
+ Thỉnh thoảng bị mất điện nước mà k đc báo trước
+ Dễ bị mất trộm đồ nếu k cẩn thận
+ Ở đông, nhiều người nhiều quan điểm, đôi khi trái quan điểm mình dẫn đến xích mích, mâu thuẫn….
+ Không có không gian riêng tư để tập trung làm việc, lúc mình cần tập trung ôn thi thì không gian đông người là một điểm trừ --> Đây là lý do nhiều bạn ở 1 tgian sẽ chuyển ra ở trọ
+ Ở KTX không được nấu cơm (thi thoảng nấu trộm ), không được luyện tập cải thiện khả năng nấu ăn, không được nấu món mình thích, ăn ngoài tốn tiền đôi khi còn không đảm bảo.
+ Giờ giấc nghiêm ngặt (11h đóng cửa), không về đúng giờ thì auto ở ngoài, nên những bạn muốn đi làm thêm về muộn cần cân nhắc.
+ KTX chỉ có mỗi 1 cái giường và bạn phải chuẩn bị tất cả mọi thứ.(Tùy mức nhu cầu của bạn mà thêm thắt cho hợp lý)
Chi phí khi ở KTX
– Tiền phòng (tính cả điện nước) thì sẽ khoảng 300 – 900k/ tháng. Điện nước đóng theo tháng, còn tiền phòng đóng cả kì.
– Tiền ăn 40-50k/ ngày --> 1 tháng sẽ khoảng tầm 1tr2- 1tr5
– Tiền đi lại, sách vở : 200k
– Tiền chi phí phát sinh( cafe, sinh nhật , quần áo, tình yêu…) : 300k
==> Tổng tiền: dao động từ 2tr3 – 2tr9/ tháng
Câu 4: Cần những thủ tục gì để vào ở KTX?
Khi đi nhập học em sẽ đăng kí vào ở tại bàn đăng ký KTX. Nhớ mang theo ảnh để các cô cho vào hồ sơ quản lý. Cũng có thể rủ bạn bè đi đăng ký nhập học và làm thủ tục đăng ký ở KTX luôn cho có bạn có bè nhé.
Hiện nay, Học viện hiện có 7 KTX cho sinh viên gồm 5 KTX cho nữ và 2 KTX cho nam với mức chi phí từ 110.000đ đến 150.000đ/tháng.
KTX của Học viện rất hiện đại, tiên tiến, đây được mệnh danh là “quê hương của nội trú” nha em.
Câu 5. Nếu học ở Học viện, em có thể đi làm thêm không ạ?
Chào em, khi học đại học em học theo hình thức tín chỉ, em có thể lựa chọn thời gian học nên em hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian đi làm thêm.
Học viện gần rất nhiều Trung tâm thương mại/khu đô thị nổi tiếng: Aeon, BigC, Vinhomes nên em rất dễ tìm việc làm thêm nha em.
Câu 6. Anh (chị) có thể giới thiệu cho em chút về cơ sở vật chất của trường không ạ?
Chào em, Học viện có cơ sở vật chất rất hiện đại nha em:
– 167 phòng học đều có điều hòa, máy tính
– 60 phòng thí nghiệm, trong đó có 5 phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chỉ ISO
– Phòng tập gym, sân cỏ nhân tạo ngay trong khuôn viên Học viện
– Thư viện hiện đại với hơn 2.000m2, trên 30.000 đầu sách (khoảng 250.000 bản), hơn 100 đầu báo, tạp chí các loại, 15 cơ sở dữ liệu trực tuyến sách, tạp chí điện tử, truy cập thông qua phần mềm quản lý thư viện điện tử.
– Đặc biệt, năm 2017, Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhờ đó, cơ sở vật chất của Học viện sẽ ngày càng khang trang, hiện đại.
Câu 7. Từ Học viện sang nội thành có xa không ạ?
Chào em, Học viện gần rất nhiều Trung tâm thương mại/khu đô thị nổi tiếng: Aeon, BigC, Vinhomes… nên cuộc sống rất nhộn nhịp nha em. Em có thể tận hưởng cuộc sống trong mơ tại nơi này.
Từ Học viện sang nội thành cũng rất là gần (cách trung tâm Hà Nội 13km), em có thể lên tuyến xe bus 11 ngắm cảnh 45 phút là có thể đến nội thành rồi em ạ.
Câu 8. Học viện có chính sách học phí đối với con em gia đình chính sách không ạ?
Học viện đều giải quyết chế độ miễn giảm học phí cho tất cả sinh viên diện chính sách theo quy định của nhà nước như con thương binh, bệnh binh, con người bị tai nạn lao động, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người,….. Ngoài ra, nếu bạn có kết quả học tập từ loại khá, điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, bạn có thể nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng của các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
Câu 9. Học viện có bến xe bus không?
Học viện có bến bus ngay trong trường, gồm có 2 tuyến 11 đi vào trong nội thành và 51 đi ra ngoại thành. Em có thể lựa chọn xe buýt
Câu 10. Học viện có cho sinh viên vay vốn trong quá trình học tập không ạ?
Chào em. Học viện có hỗ trợ xác nhận sinh viên vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình học tập. Em có thể lấy mẫu đơn tại Phòng 101 KTX A1 sinh viên để Học viện xác nhận cho em giải quyết thủ tục.
Nếu em có kết quả học tập từ loại khá, điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, emó thể nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng của các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
Câu 11. Học viện có nhiều CLB dành cho sinh viên không ạ?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đại học có rất nhiều các hoạt động cho sinh viên nhất trên cả nước. Hiện nay Học viện có 18 CLB, Đội nhóm đa dạng các lĩnh vực như CLB Ghitar, CLB Môi trường, CLB Võ thuật, CLB bóng rổ,…phù hợp cho năng khiếu của tất cả các bạn.
Trong đó khoa thú y cũng có nhiều CLB để các bạn có thể tham gia phát triển kỹ năng và các kiến thức chuyên ngành, cũng như tiếp xúc được nhiều với các khóa với nhau và các công ty. Ví dụ như: đội SVTN khoa thú y, CLB VM, CLB tiếng anh chuyên ngành, trạm cứu hộ động vật, CLB wildhand, ……
Câu 12. Học viện có nhiều hoạt động cho sinh viên không ạ?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đại học có rất nhiều các hoạt động cho sinh viên nhất trên cả nước. Hàng năm có khoảng 100 các hoạt động lớn nhỏ dành cho sinh viên, có những chương trình ca nhạc với sự tham gia của nhiều ca sỹ nổi tiếng… Em sẽ được trải qua một quãng thời gian không thể nào quên khi học tập tại đây.
Câu 13. Quyền lợi khi tham gia các đội nhóm?
Khi tham các hoạt động sinh viên, em sẽ được cộng điểm rèn luyện, tích lũy thêm những kỹ năng mềm cho mình và có thể nhận giấy khen của Đoàn, Hội và Giám đốc Học viện cho những thành tích của mình.
Câu 14. Học viện có sân chơi cho sinh viên không?
Học viện là trường đại học rộng nhất cả nước với nhiều sân chơi dành cho sinh viên như Quảng trường sinh viên, khu liên hợp thể thao, 4 hồ… Có thể em sẽ phải mất cả tuần để khám phá hết các khu vực trong Học viện mà vẫn có thể bị sót J
Câu 15. Em có thể chơi các môn thể thao trong Học viện nào?
Tại Học viện, em có rất nhiều lựa chọn các môn thể thao cho mình như tennis, bóng rổ, bóng chuyển, bóng đá, cầu lông, đá cầu, võ thuật. Sắp tới có thể còn được học cả bơi nữa, tuyệt vời luôn.
Câu 16. Học tại Học viện có dễ xin việc không ạ?
Tỷ lệ có việc làm của sinh viên Học viện hiện là >90% có việc sau 6 tháng tốt nghiệp. Nếu so sánh tỷ lệ có việc làm với các trường khác thì tốt nghiệp Học viện em sẽ dễ xin việc hơn. Hàng năm Học viện đều tổ chức Ngày hội việc làm thu hút hơn 6.000 vị trí tuyển dụng, em có thể tìm được công việc yêu thích trước khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tùy theo kế hoạch chương trình hàng năm, mỗi Khoa cũng có thể tổ chức các ngày hội việc làm riêng của Khoa. Trong các chương trình đó, Khoa sẽ phối hợp các doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Khoa tổ chức phỏng vấn, đào tạo và tuyển dụng việc làm. Như vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên tại Học viện sẽ phong phú và đa dạng hơn. Quan trọng là em cần học tập tốt và có kỹ năng đầy đủ thì cơ hội càng dễ dàng.
Câu 17. Học viện có sắp xếp việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp không ạ?
Sinh viên xuất sắc, giỏi đều được các thầy cô giới thiệu đến các công ty khi chuẩn bị ra trường. Học viện tạo điều kiện tối đa cho các bạn được thực tập nghề nghiệp tại các công ty trước khi tốt nghiệp. Đồng thời hàng năm Học viện đều tổ chức Ngày hội việc làm thu hút hơn 6.000 vị trí tuyển dụng, em có thể tìm được công việc yêu thích. Bên cạnh đó, tùy theo kế hoạch chương trình hàng năm, mỗi Khoa cũng có thể tổ chức các ngày hội việc làm riêng của Khoa. Trong các chương trình đó, Khoa sẽ phối hợp các doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Khoa tổ chức phỏng vấn, đào tạo và tuyển dụng việc làm. Như vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên tại Học viện sẽ phong phú và đa dạng hơn.
Câu 18: Em rất muốn tham gia các hoạt động tình nguyện. Anh(chị) có thể giới thiệu cho em một đội tinh nguyện uy tín để em có thể rèn luyện bản thân được không ạ?
Trả lời:
– Hiện tại khoa Thú Y có đôi SVTN khoa Thú Y là môi trường rất tốt cho em để rèn luyện bản thân mình. Đây là đội tình nguyện đã tồn tại và phát triển được gần 20 năm.
Khi tham gia đội, em sẽ được rèn luyên về kĩ năng cho bản thân để tốt hơn, giao lưu với các anh chị và các bạn trong đội cũng như đội khác, được tham gia vào những hoạt động đầy sôi động và vô cùng ý nghĩa. Anh(chị) nghĩ là nếu em thực sự muốn bản thân mình phát triển từng ngày thì Đội chính là một nơi xứng đáng để em gửi gắm niềm tin.
Câu 19: Khoa Thú Y có các câu lạc bộ nào dành cho sinh viên?
Trả lời:
Hiện tại khoa Thú y có các câu lạc bộ
Trạm cứu hộ Động vật Nông nghiệp https://www.facebook.com/Tramcuuhodongvatnongnghiephanoi
Câu lạc bộ chuyên ngành VMclub https://www.facebook.com/groups/304676452952151/
Hội châm cứu Thú Y https://www.facebook.com/ChiHoiChamCuuThuYVetAcupuncture
Câu lạc bộ tiếng anh chuyên ngành https://www.facebook.com/groups/119457831493972
Câu lạc bộ wildhand https://www.facebook.com/wildhandvn512
Câu lạc bộ một sức khỏe https://www.facebook.com/groups/1005869006207530