CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

 

Chuyên ngành: Dịch tễ học Thú y (Veterinary Epidemiology)

Mã số: 62 64 01 08

Loại hình đào tạo:    Tập trung/Không tập trung

(Ban hành tại Quyết định số: 4234 ngày 29 tháng 12 năm 2015

của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

 

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

1.1. Mục tiêu đào tạo

1.1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Thú y có kiến thức chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu độc lập và tổ chức nghiên cứu cũng như thực hành trong lĩnh vực khoa học của ngành thú y.; có sức khoẻ  tốt và có đạo đức nghề nghiệp; Biết làm việc tập thể, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Có thể đáp ứng được yêu cầu công tác cho viện nghiên cứu, công ty, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội khác.

1.1.2  Mục tiêu cụ thể

Đào tạo tiến sĩ dịch tễ học thú y nắm vững những kiến thức chuyên sâu về thú y nói chung và dịch tễ học nói riêng, có năng lực nghiên cứu độc lập, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên sâu của một trong lĩnh vực thú y:

–  Cung cấp các kiến thức nâng cao trong các lĩnh vực: Vi sinh vật thú y, Bệnh truyền nhiễm gia súc, Bệnh lý, Công nghệ sinh học và Công nghệ vi sinh, Sinh học phân tử trong định loại vi sinh vật và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Thú y..

–  Có khả năng cập nhật, phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học thú y,

–  Nắm vững phương pháp nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp, tập hợp và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực thú y. 

1.2. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành thú y, chuyên ngành dịch tễ học thú y, người học có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:

1.2.1. Về kiến thức

– Vận dụng được hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện về dịch tễ học  thú y để giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng chống dịch bệnh

– Phát triển được các kiến thức về điều tra ổ dịch, phân tích các yếu tố nguy cơ hình thành những giải pháp mới trong phòng chống các dịch bệnh đang xảy ra, mới nổi, tải nổi.

– Phân tích các vấn đề và đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp kỹ thuật, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thú y và dịch tễ thú y;

– Phân tích, tổng hợp được kiến thức ngành và thực tế sản xuất để phát  triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành dịch tễ thú y;

–  Vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến chuyên ngành dịch tễ thú y vào thực tế công việc.

1.2.2. Về kỹ năng

– Sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn dịch tễ thú y được đào tạo. Phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp nảy sinh trong công tác và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

–  Sáng tạo trong công tác chuyên môn, đề xuất và tạo ra các giải pháp, ý tưởng và kiến thức mới trong nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực dịch tễ và thú y;

– Kết nối, liên kết, hợp tác được với tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước để tạo thành một mạng lưới hợp tác sâu, rộng trong lĩnh vực thú y và dịch tễ tầm cỡ quốc gia và quốc tế;

– Tổng hợp được trí tuệ của tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề về   quy mô khu vực và quốc tế;

+ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng tin học chuyên ngành trong việc tính toán, xử lý số liệu trong nghiên cứu thú y

+ Kỹ năng ngoại ngữ:

Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương.

Đọc, hiểu, viết được các tài liệu tiếng anh có liên quan đến lĩnh vực thú y.

 1.2.3 Về phẩm chất đạo đức

– Tự tin, chủ động, sáng tạo; Có khả năng thích ứng tốt

– Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực thú y;

– Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.

a) Định hướng nghề nghiệp của người tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành dịch tễ học thú y có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

–    Quản lí dịch bệnh động vật của địa phương, vùng, hay quốc gia (cán bộ quản lí, cán bộ dịch tễ tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thú y);

–    Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);

–    Nghiên cứu và giảng dạy về dịch tễ học thú y trong lĩnh vực thú y (Viện, trung tâm và công ty); trong các trường đại học, cao đẳng.

b) Định hướng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành dịch tễ học thú y, người học có thể tiếp tục học và nghiên cứu ở trình độ sau tiến sĩ (Postdoc) về thú y tại các cơ sở trong và ngoài nước. 

2. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm, đối với người chưa có bằng thạc sĩ là 04 năm. 

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

TT Khối kiến thức Số tín chỉ
1 Kiến thức bắt buộc chung 6
2 Kiến thức tự chọn 8
3 Tiểu luận tổng quan 2
4 Chuyên đề 4
5 Luận án 70
  Cộng 90

 

–    Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Thú y, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

–    Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

 

4. Ðối tượng tuyển sinh

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Thú y.

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Chăn nuôi thú y hoặc chăn nuôi, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ. 

6. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm 10.