CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH NGÀNH THÚ Y (ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG)

Mã số: 8 64 01 01

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1.1. Về kiến thức

1.1.1. Kiến thức chung

Hiểu, phân tích, đánh giá và củng cố được tri thức triết học cho hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học thú y ứng dụng, nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được các tri thức của triết học vào thực tiễn nghiên cứu sản xuất.

1.1.2. Kiến thức chuyên môn

Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành nâng cao như: vi sinh vật học, hóa sinh động vật, dược lý thú y, vệ sinh thú y để giải thích, phân tích chiến lược, xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hiệu quả cho các nghiên cứu và tổ chức sản xuất liên quan đến lĩnh vực Thú y;

Nghiên cứu, áp dụng và phát triển các kiến thức Ngành để phục vụ cho hoạt động sản xuất thực tiễn như xây dựng các chương trình quản lý và phòng chống dịch bệnh của từng vùng; tổ chức thực hiện các công tác phòng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

Phân tích, đánh giá và tổng hợp được kiến thức chuyên sâu về thú y để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;

Hiểu và vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực thú y vào thực tiễn sản xuất.

1.2. Về kỹ năng

Sử dụng thành thạo các công cụ, trang thiết bị phục vụ cho học tập và chuyên nghiệp trong các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, phi lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm ứng dụng trong chẩn đoán và phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.

– Có khả năng ứng dụng, khai thác, phát triển chuyên môn; chủ động học và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y.

Ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.

Có kỹ năng thuyết trình về về lĩnh vực chuyên môn, sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông, ứng dụng và sử dụng thành thạo Internet trong cập nhật và xử lý thông tin.

Độc lập và tự chủ trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực thú y; Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp và đánh giá kết quả công việc chuyên môn về thú y được giao.

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng tin học Ngành trong việc tính toán, xử lý số liệu trong thực tiễn sản xuất thú y.

Kỹ năng ngoại ngữ:

Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương. Đọc, hiểu, viết được các tài liệu tiếng anh có liên quan đến lĩnh vực thú y.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Tự tin, chủ động, sáng tạo phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thú y và đề xuất những sáng kiến có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất;

Tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, tuân thủ các quy định nghề nghiệp;

Thích nghi với môi trường làm việc tại cơ quan công tác và năng lực dẫn dắt chuyên môn trong lĩnh vực quan tâm để xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn;

Chủ động và sáng tạo trong việc xây dựng các đề xuất đề tài/dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thú y cũng như liên ngành chăn nuôi – thú y – thủy sản. Có năng lực phát hiện, phân tích và tổ chức thực hiện giải quyết những vấn đề khoa học, công nghệ và thực tiễn thuộc lĩnh vực Thú y phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế;

Có năng lực đưa ra những kết luận về chuyên môn, nghiệp vụ về thú y, có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, có trách nhiệm với những kết luận chuyên môn;

Lập kế hoạch và phát triển các kỹ thuật thú y, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thú y;

Tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực thú y.

2. ÐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH

(Như đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu)

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

Tổng số 46 tín chỉ, thời gian đào tạo: 1,5 – 2 năm.

3.2. Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ
I Học phần bắt buộc 23
1 ML06001 Triết học 3
2 SN06003 Tiếng Anh 2
3 TY06004 Phương pháp nghiên cứu trong thú y 2
4 MT07057 Sinh thái học ứng dụng 2
5 KT07023 Phát triển nông thôn nâng cao 2
6 TY06018 Bệnh lý học thú y nâng cao 2
7 TY07032 Vệ sinh thú y ứng dụng 2
8 TY07019 Ký sinh trùng thú y 2
9 TY07021 Bệnh nội khoa gia súc 2
10 TY07033 Bệnh sinh sản gia súc ứng dụng 2
11 TY07034 Dịch tễ học thú y ứng dụng 2
II Học phần tự chọn 14
12 TY07022 Bệnh truyền nhiễm thú y 2
13 CN06005 Hóa sinh động vật nâng cao 2
15 TY06020 Vi khuẩn học thú y ứng dụng 2
16 TY06016 Virut học thú y 2
17 TY06021 Chẩn đoán bệnh gia súc nâng cao 2
18 TY06005 Miễn dịch học thú y nâng cao 2
19 TY07035 Bệnh truyền lây giữa động vật và người nâng cao 2
20 CN07029 Sinh lý sinh sản động vật nâng cao 2
21 TY06014 Công nghệ sinh sản vật nuôi nâng cao 2
22 TY07036 Ngoại khoa thú y ứng dụng 2
23 TY06017 Độc chất học thú y 2
24 TY07024 Dược lý học lâm sàng 2
25 TY06015 Dược học cổ truyền 2
26 TY07027 Vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật 2
27 TY07037 Kiểm nghiệm thú sản nâng cao 2
28 TY06019 Dược lý học thú y ứng dụng 2
29 TY07028 Công nghệ sản xuất vacxin và chế phẩm sinh học 2
III Luận văn tốt nghiệp 9
30 TY07997 Luận văn thạc sĩ 9
    Tổng 46

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH THÚ Y (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
Mã số: 8 64 01 01

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1.1. Về kiến thức

1.1.1. Kiến thức chung

Hiểu, phân tích, đánh giá được tri thức triết học, rèn luyện thế giới quan, phương pháp luận triết học cho người học trong việc nhận thức và nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực thú y; cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam. Ứng dụng được các tri thức của triết học vào nghiên cứu và thực tiễn sản xuất.

1.1.2. Kiến thức chuyên môn

Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành nâng cao như: sinh lý, hóa sinh, vi sinh vật học, dược lý, sinh học tế bào, dược lý thú y để giải thích, phân tích chiến lược, xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hiệu quả cho các nghiên cứu và tổ chức sản xuất liên quan đến lĩnh vực Thú y;

Nghiên cứu, áp dụng và phát triển các kiến thức Ngành để phục vụ công tác nghiên cứu các chương trình quản lý và phòng chống dịch bệnh của từng vùng; đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các công tác phòng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

Phân tích, đánh giá và tổng hợp được kiến thức chuyên sâu về thú y để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;

Hiểu và vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực thú y vào thực tiễn sản xuất.

1.2. Về kỹ năng

Sử dụng thành thạo các công cụ, trang thiết bị phục vụ cho học tập và nghiên cứu và chuyên nghiệp trong các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, phi lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm ứng dụng trong chẩn đoán và phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.

– Có khả năng nghiên cứu, phát triển chuyên môn; chủ động học và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y.

Xây dựng, đánh giá, phản biện các dự án chăn nuôi, thú y, các kết quả nghiên cứu liên quan đến Ngành.

Có kỹ năng thuyết trình về về lĩnh vực chuyên môn, sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông, ứng dụng và sử dụng thành thạo Internet trong cập nhật và xử lý thông tin.

Độc lập và tự chủ trong nghiên cứu để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực thú y; Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp và đánh giá kết quả công việc chuyên môn về thú y được giao.

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng tin học Ngành trong việc tính toán, xử lý số liệu trong nghiên cứu thú y.

Kỹ năng ngoại ngữ:

Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương. Đọc, hiểu, viết được các tài liệu tiếng anh có liên quan đến lĩnh vực thú y.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề nghiên cứu, thực tiễn thuộc lĩnh vực thú y;

Có năng lực xây dựng các đề xuất đề tài/dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thú y cũng như liên ngành chăn nuôi – thú y – thủy sản. Có năng lực nghiên cứu độc lập, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực thú y;

Vận dụng được các kiến thức chuyên môn để đưa ra các nhận xét, đề xuất và giải quyết những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thú y;

Có năng lực lập kế hoạch và phát triển các kỹ thuật thú y, có khả năng chịu trách nhiệm với những kết luận chuyên môn của mình, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thú y;

Kỹ năng hiểu bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và tổ chức;

Có khả năng tự định hướng, phối hợp hoạt động và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau trong lĩnh vực thú y;

Vận dụng, phát triển chuyên môn và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng;

Tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực thú y.

2. ÐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH

2.1. Đối tượng đào tạo

Tốt nghiệp đại học ngành Thú y và một số ngành liên quan được phép chuyển đổi.

2.2. Nguồn tuyển sinh

2.2.1. Ngành đúng và ngành phù hợp

Bác sỹ thú y, Dược thú y tốt nghiệp trong và ngoài nước.

2.2.2. Ngành gần

Nhóm I: Chăn nuôi – Thú y; Chăn nuôi; Cử nhân Ngư y, Y.

Nhóm II: Cử nhân Công nghệ sinh học; Nuôi trồng thuỷ sản, Quản lý nguồn lợi thuỷ
sản, Dược, Y tế công cộng, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Hóa sinh, Tài nguyên rừng (động vật rừng).

Các học phần bổ túc kiến thức:

 

TT Tên học phần Số tín chỉ Nhóm 1 Nhóm 2
1 Độc chất học 2 x x
2 Chẩn đoán bệnh thú y 2 x x
3 Bệnh lý thú y 2 x x
4 Dược lý thú y 2   x
5 Vi sinh vật thú y 2   x

 

 

2.3. Các môn thi tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp

2.3.1. Các môn thi tuyển sinh

Bệnh truyền nhiễm gia súc, Sinh lý động vật, tiếng Anh.

2.3.2. Điều kiện tốt nghiệp

Theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định hiện hành về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

Tổng số 46 tín chỉ, thời gian đào tạo: 1,5 – 2 năm.        

3.2. Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ
I Học phần bắt buộc 23
1 ML06001 Triết học 3
2 SN06003 Tiếng Anh 2
3 TY06004 Phương pháp nghiên cứu trong thú y 2
4 MT07057 Sinh thái học ứng dụng 2
5 KT07023 Phát triển nông thôn nâng cao 2
6 TY06018 Bệnh lý học thú y nâng cao 2
7 TY06006 Vệ sinh thú y 2
8 TY07019 Ký sinh trùng thú y 2
9 TY07021 Bệnh nội khoa gia súc 2
10 TY07026 Bệnh sinh sản gia súc 2
11 TY07025 Dịch tễ học thú y nâng cao 2
II Học phần tự chọn 14
12 CN06005 Hóa sinh động vật nâng cao 2
13 CN06006 Sinh lý động vật nâng cao 2
14 TY07028 Công nghệ sản xuất vacxin và chế phẩm sinh học 2
15 TY06008 Vi khuẩn học thú y 2
16 TY06016 Virut học thú y 2
17 TY06013 Chẩn đoán bệnh gia súc 2
18 TY07023 Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật 2
19 TY07022 Bệnh truyền nhiễm thú y 2
20 CN07029 Sinh lý sinh sản động vật nâng cao 2
22 TY06014 Công nghệ sinh sản vật nuôi nâng cao 2
23 TY07020 Ngoại khoa thú y 2
24 SH06005 Sinh học tế bào nâng cao 2
25 TY06017 Độc chất học thú y 2
26 TY07024 Dược lý học lâm sàng 2
27 TY06015 Dược lý học cổ truyền 2
28 TY07027 Vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật 2
29 TY07029 Kiểm nghiệm thú sản 2
30 TY06007 Dược lý học thú y nâng cao 2
31 TY06005 Miễn dịch học thú y nâng cao 2
III Luận văn tốt nghiệp 9
32 TY07999 Luận văn thạc sĩ 9
  Tổng 46