Tình hình sử dụng kháng sinh và hóa chất khử trùng trong phòng – trị bệnh trên đàn gia cầm tại một số hộ chăn nuôi được điều tra trên địa bàn huyện

 

Tình hình sử dụng kháng sinh và hóa chất khử trùng trong phòng – trị bệnh trên đàn gia cầm tại một số hộ chăn nuôi được điều tra trên địa bàn huyện

Phú Xuyên và Mỹ Đức, TP Hà Nội

Trần Đại Thắng – Trịnh Đình Thâu

  1. Đặt vấn đề
Hiện nay, chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại đang rất phát triển. Các trang trại đã đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng và phương thức chăn nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ chăn nuôi không nắm được nguyên tắc sử dụng thuốc. Họ tự chủ động mổ khám, kê đơn, mua thuốc; sau đó sử dụng tràn lan trong cả việc phòng và trị bệnh theo phương pháp phối trộn vào thức ăn, nước uống. Việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong chăn nuôi tác động trực tiếp vào tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Thông qua thức ăn có thể làm con người “ăn” kháng sinh một cách thụ động và biến các vi khuẩn gây bệnh cho người trở nên kháng thuốc kháng sinh. Các sản phẩm kháng sinh trên thị trường hiện nay đều được trình bày rằng có thể điều trị được rất nhiều bệnh khác nhau, không tập trung vào điều trị những bệnh nhất định nên người dân sử dụng một cách tràn lan và liên tục sử dụng trong quá trình chăn nuôi. Gia cầm là loài động vật mẫn cảm với vi khuẩn, điều kiện nuôi nhốt hay nuôi chăn thả cũng khiến gia cầm rất dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn có sẵn ngoài tự nhiên như E. Coli, Salmonella. Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế cũng như niềm tin của người chăn nuôi. Hướng tới từng bước loại bỏ việc sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng cho động vật . Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu trên.
  1. Kết quả điều tra 90 hộ chăn nuôi gia cầm.
Từ kết quả điều tra việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm tại  90 hộ chăn nuôi gia cầm tại hai huyện chỉ ra rằng: Tỷ lệ các hộ chăn nuôi gia cầm sử dụng kháng sinh là 100% (90 hộ nghiên cứu) ở cả 2 huyện của TP Hà Nội. Đối với huyện Phú Xuyên: mục đích sử dụng kháng sinh để trị bệnh là chủ yếu, chiếm 48,49%; Việc lựa chọn các loại kháng sinh các hộ chăn nuôi thường theo hướng dẫn của Bác sỹ thú y chiếm 40%, việc quyết định liều lượng kháng sinh hộ chăn nuôi thường theo hướng dẫn của nhà sản xuất chiếm 55.56% ,khi cần phối hợp các loại kháng sinh họ thường theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ thú y (chiếm 57,78%). Thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho gia cầm trước khi xuất chuồng tại các hộ chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao 40%. Nếu người chăn nuôi không quan tâm đến việc sử dụng kháng sinh đúng cách thì sẽ là một mối nguy lớn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đối với huyện Mỹ Đức: Hầu hết việc sử dụng thuốc kháng sinh được sử dụng để kết hợp phòng và trị bệnh cho đàn gia cầm, chiếm tỉ lệ khá cao 37,78%. Việc lựa chọn các loại kháng sinh sử dụng cho phù hợp họ lại làm theo kinh nghiệm nhiều tuy nhiên đa số vẫn theo nhà sản xuất chiếm 35,56% . Để quyết định liều lượng người chăn nuôi thực hiện theo nhà sản xuất chiếm 53,33%, phối hợp kháng sinh theo hướng dẫn của bác sỹ thú y là phổ biến chiếm 55,56%. Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi xuất chuồng thì tỷ lệ phần trăm theo bác sỹ thú y chiếm tỷ lệ cao nhất 37,78%. Việc người chăn nuôi tự động chọn kháng sinh dẫn đến việc sử dụng đa phần không tập trung điều trị bệnh đang mắc, dẫn đến hiện trạng dàn trải kháng sinh gây khả năng tồn dư trong cơ thể động vật là khá cao (Bảng 1). Bảng1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm tại một số hộ điều tra tại huyện Phú Xuyên và Mỹ Đức, TP Hà Nội
Tiêu chí Số hộ chăn nuôi gia cầm huyện Phú Xuyên (n=45) Số hộ chăn nuôi gia cầm huyện Mỹ Đức (n=45)
Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
45 100 45 100
Mục đích sử dụng kháng sinh
Trị bệnh 22 48.89 16 35.56
Phòng bệnh 8 17.78 9 20
Tăng trọng 6 13.33 3 6.67
Kết hợp phòng và trị bệnh 9 20 17 37.78
Lựa chọn kháng sinh
Theo kinh nghiệm 12 26.67 14 31.11
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất 15 33.33 16 35.56
Theo đơn của bác sĩ thú y 18 40 10 33.33
Quyết định liều lượng kháng sinh
Theo kinh nghiệm 12 26.67 13 28.89
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất 25 55.56 24 53.33
Theo đơn của bác sĩ thú y 8 17.78 8 17.78
Phối hợp kháng sinh
Theo kinh nghiệm 10 22.22 12 26.67
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất 9 20 8 17.78
Theo đơn của bác sĩ thú y 26 57.78 25 55.56
Thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất chuồng
Theo kinh nghiệm 15 33.33 16 35.56
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất 18 40 12 26.67
Theo đơn của bác sĩ thú y 12 26.67 17 37.78
  Trong quá trình điều tra, chúng tôi tổng hợp được một số hoạt chất kháng sinh mà các hộ chăn nuôi gia cầm tại huyệnPhú Xuyên và Mỹ Đức, TP Hà Nội thường xuyên sử dụng để phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Các kháng sinh sử dụng đa dạng về thành phần và nguồn gốc xuất xứ nhưng cùng được đưa vào qua đường thức ăn và nước uống.. Tác dụng chung là phòng và trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa do các vi khuẩn như  E. Coli Salmonella spp gây nên cùng với một số loại vi khuẩn khác như  Cozyra, Mycoplasma,  Clostridium v.v. (Bảng 2).   Bảng 2. Tên các hoạt chất kháng sinh đang được dùng trong chăn nuôi gia cầm tại một số hộ điều tra tại huyệnPhú Xuyên và Mỹ Đức, TP Hà Nội
STT Hoạt chất kháng sinh Các bệnh được sử dụng kháng sinh Tên thương mại trên thị trường thuốc
1 Amoxicillin Salmonella, E. Coli – CRD Colimox, Colis500, Amcolin
2 Nystatin – Nấm Nystavet
3 Tilmicosine – Sưng phù đầu – Viêm phổi, CRD Micosin , Tilmicosin250, Timicosin, Micosol
4 Florfenicol – Tiêu chảy do E. Coli, Salmonella, Clostridium, CRD Flosol 20%, Flodox150, Flor200. Farmaflor
5 Norfloxacin – CRD, tụ huyết trùng – E.Coli gà con Dufanor 20%. Norcin, Floxin
6 Gentamycin sulfate Salmonella, E. Coli – CRD Gentamycin, gentadox, Gendox
7 Lincomycin – Tác dụng với vi khuẩn gram (+) LS Fort, LincoS, LincoSpec
8 Erythromycin – CRD, CCRD Eryvet Powder, Erycotrim
9 Doxycycline -Trị bệnh do Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, CRD, C-CRD Doxy50, Gdox750, Doxy20, Gendox, Doxytin,
10 Oxytetracyline – Tác dụng vơi vi khuẩn gram (-) -Tiêu chảy, úm Megacin, NP-Oxytetra, Eggstimulant
11 Enrofloxacin – Đường hô hấp, CRD – E. Coli Encin, Encin Oral, Enrocin, Baytril
12 Toltrazuzil – Tiêu chảy – Cầu Trùng Zulrilcox, Toltra, Toltrazul
13 Tylosin tartrate – CRD, Sưng phù đầu – Tiêu chảy Tyvolin, Tylosin200, Tilosin DC, Tylanvet
14 Neomycin sulfate E. Coli – Cầu trùng Neocolistin, TA-Neo 40, five Neolin.
15 Ampicilline trihydrate – Tiêu chảy, phân xanh trắng – Salmonella, E. Coli – CRD, cầu trùng Coliamcin, Amcomax, Amcoli Fort
16 Sulfadimidine – Cầu trùng Five Amsoli, Kitasultrim, Coccydil
17 Amprolium – Cầu trùng Procox Oral, Apromax, AmproS
18 Thiamphenicol – Tụ huyết trùng – Thương hàn Thiamject, Thiamphenicol, five Thiam-10
19 Tiamulin hydrogen – Hen suyễn Bio Tiamulin, Tialin10
20 Ivermectin – Nội, ngoại ký sinh trùng Ivermectin 1% inj
21 Sulfaclozine – Hen suyễn T.eimerin, Bio Cocci 33,
22 Flumequin – Tiêu chảy do E. Coli, Salmonella FluQ, Flumequin20
23 Colistin sulfate – Tiêu chảy – CRD Amcolin, Colis500, Colimox WS
24 Sulfaquynoxaline – Cầu trùng Amprocox, Antikoksi
25 Trimethoprim – Tụ huyết trùng, viêm ruột, coryza TrymezinS, five Sultrim