TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN CON TẠI TRANG TRẠI LINKFARM, HÙNG SƠN, KIM BÔI, HOÀ BÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

Đỗ Như Hưng, Lại Thị Lan Hương, Phạm Hồng Trang

Tóm tắt

           Chăn nuôi lợn trang trại quy mô lớn đang ngày càng trở nên phổ biến khi mà nhu cầu thực phẩm có chất lượng cao ngày càng lớn. Vấn đề dịch bệnh thường xuyên sảy ra, cũng như dịch dịch tả lợn châu phi thường xuyên sảy ra tại nước ta cho thấy những vấn đề bất cập trong chăn nuôi quy mô nhỏ. Các trang trại lợn có quy mô lớn, được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cũng như quy trình chăn nuôi, vệ sinh và phòng bệnh khép kín đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực nội địa. Khi đã được bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thì các bệnh đặc thù trên các đối tượng lợn khác nhau như bệnh sinh sản trên lợn nái hay hội chứng tiêu chảy trên lợn con vẫn thường xuyên sảy ra, gây thiệt hại kinh tế cho trang trại. Trang trại Linkfarm thuộc xã Hùng Sơn, Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình là một trang trại nái sinh sản thuộc hệ thống công ty GreenFeed. Trang trại có vị trí địa lí được quy hoạch cách xa khu dân cư, có điều kiện cách ly tốt và đạt hiệu suất chăn nuôi cao. Tuy nhiên, một số bệnh đặc thù vẫn sảy ra. ảnh hưởng đến sức sản xuất của đàn lợn.

Từ khóa: lợn, trang trại, hội chứng tiêu chảy

  1. Đặt vấn đề

           Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao. Trong đó ngành nông nghiệp là ngành có đóng góp hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn hiện nay đã trở thành một ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đã có nhiều chương trình đẩy mạnh chăn nuôi phát triển như: sinh hóa đàn bò; nạc hóa đàn lợn; chăn nuôi kết hợp trồng trọt; từ quy mô VAC, hộ gia đình đến các trang trại tập trung quy mô lớn… đảm bảo tăng nhanh về số lượng, nâng cao được chất lượng sản phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái.

           Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi trong nước cũng trải qua rất nhiều biến động do nhiều nguyên nhân gây ra như giá cả thức ăn, giá cả sản phẩm, thời tiết khắc nghiệt …gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi. Cùng với đó dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là những trang trại quy mô lớn chăn nuôi tập trung gây ra những tổn thất vô cùng lớn. Qua đó đòi hỏi trang trại chăn nuôi phải có quy trình vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, quy trình tiêm phòng vaccine triệt để, kết hợp với điều trị bệnh có hiệu quả cao từ đó làm giảm tổn thất kinh tế do dịch bệnh gây ra.

           Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, Hội chứng tiêu chảy (HCTC) thường xuyên xảy ra trên đàn lợn con gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Lợn con mắc HCTC có thể chết, còi cọc, chậm lớn và có thể bị loại thải, ảnh hưởng đến hiệu suất sinh sản của con nái nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại. Xuất phát từ nhu cầu thục tế sản xuất tại trang trại, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng HCTC và thử nghiệm điều trị HCTC trên đàn lợn.

  1. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

           Tiến hành theo dõi đàn lợn con từ 1 đến 24 ngày tuổi tại trang trại Linkfarm thuộc Xã Hùng Sơn, Huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trong thời gian từ tháng 8/2024 đến tháng 1/2025.

2.2. Nội dung nghiên cứu

           Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại.

           Phân tích tình hình dịch bệnh chung xảy ra trên đàn lợn của trang trại.

           Nghiên cứu HCTC trên đàn lợn con và thử nghiệm phác đồ điều trị.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

           Tiến hành thu thập thông tin trực tiếp từ phòng kỹ thuật cảu trang trại để đánh giá tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trại.

           Theo dõi trực tiếp quy trình vận hành của trang trại, kết hợp phỏng vấn công nhân trại trong quá trình nghiên cứu để thu thập thông tin về tình hình dịch bệnh trên đàn lợn.

           Theo dõi trực tiếp, đánh giá tình hình mắc HCTC trên đàn lợn con trong thời gian 5 tháng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2024.

           Thử nghiệm phác đồ điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị đối với lợn con mắc HCTC tại trang trại.

III. Kết quả và phân tích

3.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại

           Trại được xây dựng từ tháng 1/2020 trên khu vực tại thôn Chỉ Bái – xã Hùng Sơn – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình. Được xây dụng và chịu trách nhiệm thi công bởi công ty AgriVina sau đó cho trang trại LinkFarm – công ty GreenFeed thuê lại. Tổng diện tích của trại khoảng 11ha trong đó khu sản xuất chiếm diện tích  lên đến 7,5ha.

           Các khu sản xuất được thiết kế theo phương thức chuồng kín với mục đích kiểm soát tối ưu tiểu khí hậu chuồng nuôi. Trình tự phân bố các khu, dãy nhà sản xuất được thiết kế để đảm bảo quy trình an toàn sinh học, đầu của khu sản xuất là khu đẻ, tiếp đến là khu mang thai, nhà nọc, phát triển hậu bị và phòng lab. Khu sản xuất gồm 2 khu chính: khu đẻ (gồm 6 nhà đẻ chia làm 12 phòng) và khu mang thai (gồm  4 nhà mang thai lớn, 1 nhà nọc, 1 nhà phát triển hậu bị và 1 phòng lab).

Hình 3.1 Ảnh vệ tinh toàn cảnh trang trại
Hình 3.2 Sơ đồ các khu vực chức năng của trang trại

           Trại được bao quanh bởi một hàng rào tự nhiên với bốn mặt là núi. Tiếp đó là một lớp tường rào ngoài cùng lưới B40 được xây quanh trại, ngăn cách trại với bên ngoài. Khu vực chuồng cách ly tách biệt với khu sản xuất. Đây là nơi nuôi dưỡng lợn hậu bị mới chuyển đến trại. Sau thời gian cách ly 1 tháng, lợn hậu bị được chuyển và nhà phát triển hậu bị trong khu sản xuất.

           Tại nơi xử lý xác gia súc, xác lợn con, nhau thai được đưa vào bể chứa xác tự phân hủy, chất dịch sau khi phân hủy được dẫn vào bể Biogas sau trại. Phân được thu gom vào bao tải rồi tập kết tại nhà xử lý phân. Sau đó được chủ đầu tư thu gom và bán định kì cho các nhà vườn có nhu cầu. Đối với chất thải lỏng, nước thải được dẫn qua các đường ống chảy vào hệ thống Biogas của trại. Khí thải Biogas được chủ đầu tư xử lý riêng bằng cách xả ra ống dẫn và đốt.

           Trại cơ bản đã và đang hoàn thành tốt về vấn đề an toàn sinh học, kiểm soát khu vực ngoài trại, vùng ngoài của trại, khu sản xuất… Từ cơ sở vật chất, quy trình phòng dịch bệnh, ý thức tuân thủ quy trình của nhân viên kĩ thuật đều góp phần vào quy trình chung.

           Cơ sở vật chất, chuồng trại của Linkfarm đảm bảo được độ an toàn về cơ học cũng như an toàn sinh học, đảm bảo cho việc vận hành sản xuất. Tuy nhiên do đây là trại bên chủ đầu tư thiết kế không giống các trại khác của công ty, một số công việc sẽ có cách vận hành khác.

           Lợn nái hậu bị được nuôi trong chuồng kín theo đàn 10 – 20 con/ô chuồng và cho ăn tự do. Lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con được nuôi các thể theo phương thức chăn nuôi công nghiệp trong hệ thống chuồng kín. Trước khi đẻ hơn 1 tuần thì lợn nái được chuyển từ chuồng mang thai sang  chuồng đẻ. Nước uống được cung cấp đầy đủ qua các núm uống tự động. Lợn được cho ăn thức ăn của công ty GreenFeed theo từng giai đoạn như được thể hiện trong bảng dưới đây.

           Đàn lợn tại trang trại được áp dụng quy trình vaccine phòng bệnh của Công ty GreenFeed và được giám sát chặt chẽ, thường xuyên của kỹ thuật công ty và kỹ thuật trại. Quy trình vaccine được thể hiện trong bảng 3.4.

           Qua bảng lịch tiêm phòng cho thấy, tất cả các loại lợn đều được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây thiệt hại cao trên đàn lợn như suyễn, tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng, giả dại… Thực tế cho thấy, trại đã kiểm soát rất tốt quy trình tiêm phòng với tỷ lệ tiêm phòng cao, tạo ra hiệu quả bảo vệ tối ưu cho đàn lợn. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hầu như không xảy ra tại trang trại.

3.2. Kết quả đánh giá tình hình các bệnh thường gặp trên đàn lợn của trang trại

           Với quy trình vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ của trại đã hạn chế được dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được hạn chế nên bệnh xảy ra ở trại chỉ mang tính chất lẻ tẻ. Tuy vậy các bệnh sản khoa, nội khoa, ngoại khoa vẫn xảy ra trên đàn lợn của trại.

           Các bệnh thường xảy ra nhất với đàn nái sinh sản là viêm tử cung (29,5%), áp xe cổ (14,26%) đẻ khó (13,3%), viêm vú (8,11%), hội chứng tiêu chảy (6,84%), viêm khớp (3,92%) và sẩy thai (2,42%). Một phần nguyên nhân là do kỹ thuật tiêm còn kém gây áp xe vùng cổ khá nhiều; thời tiết trong thời gian này có nhiều biến động lớn; thức ăn bị biến chất; vệ sinh phối, nái đẻ kém…

           Một số bệnh thường sảy ra trên đàn lợn con tại trại được thống kê sau đây.

           Tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy và viêm phổi có xu hướng tăng dần qua các tháng. Bệnh mắc nhiều nhất ở tháng 1 với tỷ lệ lợn con tiêu chảy (44,87%) và viêm phổi (1,34%). Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao làm cho tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy và viêm phổi tăng cao.

           Riêng tỷ lệ mắc bệnh về khớp ở lợn con không chênh lệch nhiều, nguyên nhân là do lợn con bị xây xát, bị đè dẫm, kẹp chân với sàn chuồng gây tổn thương sưng ở khớp.

3.3. Kết quả đánh giá tình hình HCTC trên đàn lợn con tại trại

           Hội chứng tiêu chảy là một trong những trở ngại lớn nhất ảnh hưởng đến năng suất trong hoạt động chăn nuôi của trại. Các yếu tố liên quan đến quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thời gian cai sữa, điều kiện khí hậu… gây tác động ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của lợn con. Để nắm được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trại, từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ tốt nhất, chúng tôi đã tiến hành điều tra từ tháng 9/2024 đến tháng 1/2025, cụ thể được trình bày tại bảng dưới đây:

           HCTC ở lợn con theo mẹ xảy ra với tỷ lệ khá cao, cao nhất ở tháng 1/2025 (44,87%) và giảm ở các tháng về trước, đạt thấp nhất ở tháng 9/2024 (28,12%). Biểu hiện đặc trưng ở lợn mắc bệnh là đi ỉa nhiều, phân lỏng như nước, có bọt, nhiều trường hợp phân có màu vàng, màu xanh, màu đất sét có khi lại trắng như sữa, đuôi và kheo dính bết phân, nền chuồng dính nhiều phân tanh hôi ẩm ướt. Lợn con lười vận động, bỏ bú, da khô, lông xù, uống nhiều nước hơn, hay liếm vũng nước ở nền chuồng, nước tiểu… Bên cạnh đó còn thấy hiện tượng lợn nằm chồng đống lên nhau vì bị lạnh do thiếu năng lượng. Có thể thấy độ ẩm cao, nhiệt độ thấp làm cho tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con luôn ở mức cao, những khó khăn, ngoài ra khâu quản lý và chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ mắc của đàn. Đây là vấn đề bất cập mà trang trại đang gặp phải và chưa tìm ra hướng giải quyết.

           Theo dõi lợn con mắc HCTC và đánh giá triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh, kết quả được trình bày trong bảng sau.

         Tiến hành điều trị thử nghiệm HCTC thu được kết quả trong bảng sau

Như vậy, việc điều trị HCTC bằng kháng sinh là vô cùng hiệu quả, nhưng ở tuần đầu tiên điều trị bằng Gentamycin có tỷ lệ chết khá cao (5%) do lợn lúc đó mới sinh ra, sức đề kháng phụ thuộc vào lượng sữa đầu mà lợn con bú được dẫn đến tỷ lệ chết cao hơn những tuần khác.

           Việc điều trị bằng kháng sinh mang lại hiệu quả khá là cao. Qua đó có thể thấy, trại nên sử dụng phác đồ điều trị như trên để đạt năng suất cao trong công tác điều trị.

IV. Kết luận

           Áp dụng quy trình kỹ thuật An toàn sinh học chặt chẽ và được theo dõi thường xuyên, công tác phòng bệnh tại trang trại đã thu được hiệu quả cao, triệt để khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không xảy ra tại trang trại.

           Công tác chăm sóc đàn lợn tại trang trại cần được kiểm tra và củng cố thường xuyên, bởi một số bệnh ngoại khoa và sản khoa vẫn còn xảy ra với một tỷ lệ không cao nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung của đàn lợn và ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.

           HCTC xảy ra thường xuyên tại trại trong thời gian nghiên cứu cho thấy công tác chăn nuôi, đặc biệt là chăm sóc lợn con trong những ngày đầu vẫn còn một số vấn đề bất cập cần khắc phục. Bởi mặc dù hiệu quả điều trị HCTC tại trại mang lại kết quả điều trị cao, tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của đàn lợn con. Cho bú sớm, ổn định tiểu khí hậu chuồng nuôi là những công tác cần hoàn thiện trước khi nái đẻ, từ đó có thể làm giảm tỷ lệ mắc HCTC ở đàn lợn con.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
  2. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), “Khả năng mẫn cảm của Salmonella, E.coli phân lập từ gia súc tiêu chảy tại ngoại thành Hà Nội với một số loại kháng sinh, hoá dược và ứng dụng kết quả để điều trị hội chứngtiêu chảy”. Kết quả nghiên cứu KHKT, Khoa Chăn nuôi Thú y 1999 – 2001. Trường Đại học Nông Nghiệp I, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
  3. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Giáo trình Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  4. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.