1. Đặc điểm bệnh do reovirus gây ra
a, Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh do reovirus gây ra trên gia cầm, thuỷ cầm gồm: Avian reovirus (ARV): gây bệnh trên gà, Muscovy duck reovirus (MDRV): gây bệnh trên vịt siêu thịt, ngan, vịt lai ngan, Goose reovirus (GRV): gây bệnh trên ngỗng, các virus này thuộc họ reovirus, Orthoreovirus Virus.
Kể từ năm 2005, ở Trung quốc tại các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, An Huy và các tỉnh khác liên tiếp báo cáo rằng một loại bệnh virus mới đã xuất hiện trên các đàn vịt thuộc các loài khác nhau, đe dọa sự phát triển lành mạnh của chăn nuôi thủy cầm. Virus mới có tên là Novel Duck Reovirus lây nhiễm cho vịt, ngan ngỗng.
NDRV cũng thuộc giống Orthoreovirus, nhưng phạm vi vật chủ bị nhiễm đã mở rộng và nó đã trở thành một bệnh truyền nhiễm quan trọng gây hại cho ngành chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm
b, Đặc điểm về dịch tễ
Bệnh do reovirus (MDRV) gây bệnh có các đặc điểm:
- Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng hiếm gặp vào mùa đông xuân, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rõ rệt khi thời tiết nóng ẩm, bệnh chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi 7-35 ngày tuổi, thường xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi 10 đến 25 ngày tuổi, mầm bệnh có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa và đường hô hấp.
- Bệnh có thể xảy ra ở ngan con, vịt siêu thịt, vịt Bắc Kinh, vịt Anh đào và các vịt con khác. Tỷ lệ chết của vịt con là 60% – 90%, và tỷ lệ chết ở vịt lớn là 50% – 80%.
- Bệnh có thể lây lan theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Bệnh này dễ phát sinh trong các điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi dày.
Bệnh do reovirus chủng mới (NDRV) gây bệnh có các đặc điểm
- Tuổi phát bệnh từ 1 – 22 ngày tuổi, tỷ lệ chết 10% – 15%, 1 số đàn mắc bệnh tỷ lệ chết có thể kéo dài đến hơn 30 ngày tuổi.
- Chủng mới không có triệu chứng rõ rệt ở các giai đoạn nhiễm bệnh, triệu chứng liệt, mềm chân là chính, dấu hiệu chủ yếu cho thấy là vịt còi cọc và chậm lớn
- Vịt con nhiễm NDRV có thể gây hoại tử lách và làm phá huỷ trầm trọng các tế bào lympho trong túi Fabricius, dẫn đến tổn thương các cơ quan miễn dịch quan trọng này và làm giảm nghiêm trọng tế bào lympho, do đó làm cho cơ thể vật nuôi suy giảm chức năng miễn dịch và dễ gây nhiễm trùng hỗn hợp hoặc nhiễm trùng thứ cấp.
2. Triệu chứng bệnh do Reovirurs gây ra.
Bệnh do Reovirus (MDRV) thường biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng
- Vịt, ngan ốm và ngỗng ốm thường rất suy nhược, không muốn vận động; thể trạng yếu, chân yếu, hay co rúm (do ngồi cúi lâu sẽ dễ làm máu kém lưu thông, chân sưng tấy và tím tái);
- Vịt giảm ăn, chán ăn, uống nhiều; tiêu chảy, phân dính bết hậu môn, phân lỏng màu vàng, trắng xám hoặc trắng lẫn cả phân xanh, có lẫn chất nhầy
- Quá trình phát bệnh thường từ 2 đến 14 ngày, và đỉnh điểm tử vong là 5 đến 7 ngày sau khi phát bệnh.
- Tình trạng nặng vịt thở gấp, vịt ốm mất nước, sụt cân nhanh, cuối cùng chết vì kiệt sức.
Hình 1: Vịt bệnh bị viêm sưng khớp bàn, mềm chân
3. Bệnh tích bệnh do reovirus gây ra
Khi mổ khám vịt, ngan bệnh do Reovirus chủng MDRV có các biểu hiện:
- Gan sưng to có màu đỏ nâu nhạt, bở dễ nát, trên bề mặt gan xuất hiện các biến đổi: Bề mặt và nhu mô gan có các điểm hoặc chấm xuất huyết, mắt thường có thể quan sát với nhiều kích thước khác nhau từ đầu đinh ghim đến hạt gạo ; Xuất hiện các điểm hoại tử màu trắng xám hoặc đốm hoại tử màu vàng xám, đôi khi co vết hoại tử dạng đốm, mép không đều và xỉn màu như hình bông hoa
- Lách to ra có màu đỏ sẫm hoặc tím đen, cứng, trên mặt và mặt cắt có nhiều chấm hoặc ổ hoại tử màu trắng, trắng vàng với kích thước khác nhau.
- Tuyến tụy nhợt nhạt hoặc xung huyết và chảy máu, với các đốm nhỏ màu trắng xám lan tỏa hoặc khu trú hoặc các ổ hoại tử có kích thước khác nhau trên bề mặt, và hình dạng tương đối đều đặn và tròn.
- Một số tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim, viêm quanh thận, sung huyết và sưng thận, đôi khi có những chấm hoại tử màu trắng xám, thành ruột mỏng ở nửa sau, có bọt bên trong, và đôi khi trên màng thanh dịch ruột có màu xám- các đốm hoại tử màu trắng.
Các biểu hiện lâm sàng chính của chủng NDRV là xuất huyết dạng chấm hoặc mảng và hoại tử gan, lá lách to và hoại tử, và xuất huyết tim, thận và các túi Fabricius.
Hình 2: Các biến đổi bệnh lý trên gan
Hình 3: Các biến đổi bệnh lý trên gan do chủng NDRV
Hình 4: Biểu hiện bệnh lý trên gan hoại tử điểm và lấm chấm trên bề mặt gan
Hình 5: Gan hoại tử lấm tấm và hoại tử hình bông hoa
Hình 6a: Biến đổi bệnh tích trên lách
Hình 6b: Biến đổi bệnh tích trên lách
4. Chẩn đoán bệnh
- Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng để chẩn đoán.
- Chẩn đoán virus học hoặc sinh học phân tử PCR, rtPCR
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh tương tự như:
Các triệu chứng lâm sàng của reovirus thường dễ nhầm lẫn, cần phân biệt với bệnh bại huyết, ngộ độc Clostridium botulinum và thiếu canxi trên lâm sàng.
- Bệnh do Reovirus
- Gây sưng khớp và liệt bàn chân vịt con, thường là bàn chân hai bên, kéo dài từ 2 đến 3 tuần
- Ngoài ra giai đoạn đầu còn có các biểu hiện như đốm trắng ở gan, đốm lá lách; viêm màng ngoài tim, viêm quanh miệng và viêm túi khí ở giai đoạn giữa và cuối.
- Bệnh bại huyết trên vịt:
- Gây liệt chân vịt hoặc đau bàn chân, thường là bàn chân liệt một bên,
- Ngoài ra còn có ho, các triệu chứng thần kinh (lắc đầu, gật đầu, vặn mình), viêm màng ngoài tim, viêm quanh khớp, viêm túi khí và các bệnh khác.
- Ngộ độc Clostridium botulinum:
- Ngoài việc gây yếu, liệt chân, còn có thể gây ra các triệu chứng như cổ mềm, đầu không nhấc lên được và tử vong nhanh chóngv à có liên quan đến việc ăn xác động vật thối rữa.
- Mổ khám cho thấy các tổn thương loang lổ màu trắng ở gan, kích thước không đồng đều, từ đầu kim đến cỡ hạt gạo, mép không đều, mép mờ.
- Một số bệnh khác: Trong thực hành lâm sàng, cần chú ý phân biệt bệnh viêm gan vịt ngan, bệnh dịch tả gia cầm và bệnh thương hàn ở gia cầm.
- Bệnh viêm gan gây ra có các triệu chứng như thở hổn hển, trong khi bệnh do reovirus hiếm khi có các triệu chứng về đường hô hấp;
- Bệnh dịch tả cũng có các đốm hoại tử màu trắng xám ở gan, nhưng lá lách và tuyến tụy không có đốm trắng xám.
- Bệnh thương hàn: Tổn thương đặc trưng của chảy máu nhiễm mỡ, ngoài những chấm hoại tử xám dày đặc ở gan, bệnh thương hàn ở gia cầm thường kèm theo viêm màng ngoài tim, có kén ở ruột.
5. Phòng và can thiệp bệnh do Reovirus gây ra
Do nhiễm virus reovirus, chức năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến tăng tính nhạy cảm với các nguyên nhân lây nhiễm khác như: Escherichia coli, bại huyết do RA và Dịch tả vịt cần tiêm phòng vaccine đẩy đủ, điều trị phòng bội nhiễm.
a, Sử dụng vaccine phòng bệnh
- Vịt sinh sản có thể được chủng ngừa bằng vắc-xin reovirus bất hoạt hơn hai lần trước khi đẻ.
- Vịt thương phẩm có thể được tiêm vắc-xin reovirus giảm độc lực ở 1 ngày tuổi.
b. Cải thiện khả năng miễn dịch và phá vỡ ức chế miễn dịch
- Ở giai đoạn úm, chú ý sử dụng các chất có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chẳng hạn như polysaccharides hoặc sử dụng các peptide để phá vỡ ức chế miễn dịch và kiểm soát sự phát triển của virút.
- Bổ sung beta glucan hoặc chiết xuất Saponin giúp tăng cường miễn dịch
- Bảo vệ gan và tăng cường chức năng cho thận
- Sử dụng nước uống bổ gan mật từ 3 – 5 ngày. Khi bị bệnh dùng giải độc gan thận cấp tốc cho vịt, ngan
- Sử dụng các vitamin bổ trợ: AD3E, B12, B6; Multivit và men tiêu hoá Probiotic one, Probiotic 101, Super Biotek
c. Khi reovirus xảy ra,
Khi xử lý phải chú ý đến việc làm sạch ô nhiễm độc tố nấm mốc và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng thứ cấp.
Nếu bệnh lây lan quá nhanh, bạn có thể tiêm theo phác đồ
- Trường hợp cấp cứu sử dụng: Ceftiofur sodium + interferon (hoặc kháng thể gama globulin).
- Ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng thứ cấp: Sử dụng các kháng sinh phổ rộng để điều trị kế phát như: Thêm kháng sinh phổ rộng vào kháng thể lòng đỏ trứng, chẳng hạn như amoxicillin (15-20 mg mỗi kg thể trọng), amikacin sulfate (25.000-30.000 UI/kg P); liệu trình điều trị từ 3 – 5 ngày
Nguyễn Văn Minh – Vet24h Animal health consultant
Hoàng Minh Sơn – Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp
Nguyên Minh Hoàng – Công ty CP Quốc tế Uni Vet