NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A/H9N2 Ở GIA CẦM SỐNG BÁN TẠI MỘT SỐ CHỢ CỦA 4 TỈNH THÀNH, MIỀN BẮC VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A/H9N2 Ở GIA CẦM SỐNG BÁN TẠI  MỘT SỐ CHỢ CỦA 4 TỈNH THÀNH, MIỀN BẮC VIỆT NAM

 

Vũ Đức Hạnh1, Phạm Hồng Trang1, Nguyễn Mạnh Thưởng2, Lại Văn Đàm3, Phạm Ngọc Thạch4, Trịnh Đình Thâu1, Nguyễn Thị Minh Phương1, Nguyễn Văn Giáp1, Lại Thị Lan Hương1

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay các khu nuôi thủy hải sản nói chung, vùng nuôi cá rô phi nói riêng việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh tràn lan, không đúng cách gây ra hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, dẫn đến hiệu quả điều trị bệnh không có hoặc rất thấp. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh không đúng cách gây ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. Do đó, việc tìm giải pháp an toàn như thảo dược hay vắc xin để phòng bệnh cho động vật thủy sản là rất cần thiết.

Trên thế giới có trên 30 loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn, 2 loại vắc xin phòng bệnh do vi rút được sử dụng trên nhiều đối tượng nuôi thủy sản góp giảm đáng kể lượng kháng sinh trong điều trị bệnh thủy sản, một số quốc gia hầu như không còn dùng đến kháng sinh (Sommerset et al.,2005).  Việt Nam cũng có nhiều đề tài nghiên cứu văc xin phòng bệnh cho cá (Nguyễn Mạnh Thắng và cs (2009); Nguyễn Hữu Dũng, Trần Vĩ Hích (2013) …tuy nhiên chưa có vắc xin nào được ứng dụng thực tiễn.

Vi khuẩn S.agalactia gây bệnh trên cá rô phi có tần suất xuất hiện từ 95-100% ở các tháng có nhiệt độ cao với tỷ lệ gây chết cộng dồn lên đến 42-100% đàn cá nuôi, làm thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá rô phi nuôi thương phẩm tại Việt Nam, do việc dùng kháng sinh không đúng cách, vi khuẩn bị kháng kháng sinh nên điều trị bệnh bằng kháng sinh không hiệu quả.

  1. Mục đích nghiên cứu:

Từ kết quả nghiên cứu sản xuất vắc xin vô hoạt keo phèn phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus quy mô phòng thí nghiệm, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu  hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin quy mô công nghiệp, đồng thời đánh giá an toàn và hiệu lực của vắc xin trong ao, lồng nuôi thương phẩm nhằm đưa ra thương mại đại trà. Việc sản xuất được vắc xin trong nước để phòng bệnh S.agalactia trên cá rô phi nuôi thương phẩm dùng cả đường ăn và đường tiêm có hiệu quả giúp dễ tiếp cận tới người nuôi phương pháp phòng bệnh mới nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm rủi ro do dịch bệnh. Hướng tới mục tiêu giảm kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm đánh giá an toàn và hiệu lực được thực hiện bằng 2 đường dùng là đường ăn và đường tiêm.

* Đường tiêm: Thí nghiệm được thực hiện trên ở ba tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp, mỗi tỉnh bố trí một ao có diện tích khoảng 2000m2 ngăn làm 3 ô trong đó một ô làm lô đối chứng, một lô miễn dịch và một lô an toàn. Cá ở mỗi lô thí nghiệm là 1200 con cá rô phi giống khỏe mạnh có trọng lượng trung bình 10g/con. Lô đối chứng không dùng vắc xin, lô an toàn dùng vắc xin gấp 2 lần quy định, lô miễn dịch dùng một liều vắc xin theo quy định.

* Đường ăn: Thí nghiệm được thực hiện trên khu bè nuôi ở ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long, mỗi khu bè được thực hiện trên 03 lồng gồm một lồng đối chứng, một lồng miễn dịch và một lồng an toàn. Cá ở mỗi lồng thí nghiệm là 15.000 con cá diêu hồng giống khỏe mạnh có trọng lượng  trung bình 2.5g/con.

* Xác định giá trị RPS:

Hiệu lực của vắc xin được đánh giá thông qua tỉ lệ sống tương đối (RPS-Relative Percentage Survival) và được tính bằng công thức Amende, 1981:

 

% tỷ lệ chết trong lô sử dụng vắc xin

RPS = (1-  ————————————————- ) × 100 (%)

% tỷ lệ chết trong lô đối chứng

Vắc xin được đánh giá là có hiệu lực khi chỉ số bảo hộ (RPS) của nhóm tiêm               vắc xin  ≥ 60%.

 

  1. Kết quả

– Kết quả  cho thấy cá từ 2,5g sử dụng vắc xin đường ăn, 10g sử dụng vắc xin đường tiêm với liều gấp 2 lần liều sử dụng, không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và không gây bất thường cho cá, như vậy văc xin an toàn.

Bảng 1: Tỷ lệ chết sau công cường độc ở hai lần công (%)

T.gian công cường độc (tuần) Tỷ lệ cá chết ở các lô thí  nghiệm bằng đường ăn (n=300) Tỷ lệ cá chết ở các lô thí nghiệm bằng đường tiêm (n=90)
AN GIANG VĨNH LONG ĐỒNG THÁP HẬU GIANG TIỀN GIANG ĐỒNG THÁP
ĐC1 MD1 ĐC2 MD2 ĐC3 MD3 ĐC4 MD4 ĐC5 MD5 ĐC6 MD6
16 100 32 100 31.7 100 32.2 100 26.7 100 23.3 100 26.7
20 100 36.0 100 36.3 100 36.0 100 32.2 100 33.3 98.9 33.3

Ghi chú: ĐC: Đối chứng; MD: Miễn dịch

 

–       Dựa trên các chỉ tiêu sinh hóa và căn cứ vào mã số định danh của kit API 20 Strep, kết quả cho 360 mẫu vi khuẩn từ cá bệnh đã phân lập được định danh là S.agalactiae.

Bảng 2. Kết quả giám định và định danh vi khuẩn Streptococcus spp theo đặc tính sinh hóa

TT Chỉ tiêu Kết quả kiểm tra (n = 360)
Đặc tính Số chủng (+) Tỷ lệ (%)
1 Nhuộm Gram Gram (+) 360 100
2 Hình dạng Cầu khuẩn 360 100
3 Di động 360 100
4 Sinh catalaza 360 100
5 Sinh oxidaza 360 100
6 Phản ứng lên men yếm khí 360 100
7 Phản ứng lên men hiếu khí 360 100
8 Mọc trên môi trường máu + 360 100
9 Gây tan huyết Dạng β 18 5.00
Dạng γ 342 95.0
10 Phản ứng Voges-Proskauer + 360 100
11 Hippurate hydrolysis + 360 100
12 Bile-esculin tolerance 360 100
13 Pyrrolidonyl arylamidase 360 100
14 Sinh α-galactosidase 100
15 Sinh β-glucuronidase 360 100
16 Sinh β-galactosidase 360 100
17 Alkaline phosphatase + 360 100
18 Leucine AminoPeptidase + 360 100
19 Arginine Dihydrolase + 360 100
20 Đặc tính lên men đường
Ribose 360 100
Arabinose 360 100
Manitol 360 100
Sorbitol 360 100
Lactose 360 100
Trehalose + 360 100
Inulin 360 100
Raffinose 360 100
Amidon 360 100
Glycogen 360 100
21 Kiểu huyết thanh Ib 360 100

(+): dương tính; (-): âm tính

 

  1. Kết luận

Từ các kết quả trên chúng tôi rút ra được kết luận như sau:

Vắc xin HAN-STREPTILA do chúng tôi sản xuất ở quy mô công nghiệp từ chủng S.agalactia tự tạo, trong điều kiện nuôi thương phẩm tại bốn tỉnh ở phía Nam vắc xin đạt an toàn và hiệu lực. Độ dài miễm dịch sau 24 tuần cho tỷ lệ bảo hộ trung bình là 66,8% dùng đường tiêm và 63,9% dùng đường ăn.

 

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/308749/CVv262V17S22019083.pdf

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *