LẦN ĐẦU TIÊN TÌM THẤY VIRUS CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỘNG VẬT CÓ VÚ Ở KHU VỰC GẦN NAM CỰC

LẦN ĐẦU TIÊN TÌM THẤY VIRUS CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỘNG VẬT CÓ VÚ Ở KHU VỰC GẦN NAM CỰC

 

 

Theo Reuters – ngày 11 tháng 1 năm 2024, lần đầu tiên ghi nhận virus Cúm gia cầm trên quần thể hải cẩu và hải tượng tại Nam Georgria thuộc Nam Cực, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này, dẫn đến những mối lo ngại của các nhà bảo tồn động vật hoang dã, do Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao, hàng triệu loài gia cầm trên thế giới bị chết do bệnh này gây ra.

Các nhà khoa học lần đầu tiên nghi ngờ sự hiện diện của cúm gia cầm gần Nam Cực vào tháng 10 năm 2023, sau khi ghi nhận một số loài chim biển skua nâu trên đảo Bird, một phần của lãnh thổ của Anh ở phía Nam Georgia và quần đảo Nam Sandwich.

Sau đó, hải cẩu bắt đầu chết hàng loạt.

Vào tháng 12, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Sức khỏe Động vật và Thực vật của Anh (APHA) và Cơ sở khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) đã dành thời gian ba tuần trên các đảo bị ảnh hưởng bởi virus Cúm gia cầm, họ đã tiến hành thu thập mẫu từ động vật có vú và chim chết trên đảo.

Các mẫu thu được từ hải cẩu, hải tượng, mòng biển, và chim cốc Nam Cực cho thấy kết quả dương tính với virus Cúm gia cầm, chủng độc lực cao (HPAI H5N1).

Ian Brown – giám đốc dịch vụ khoa học của APHA cho biết: Nam Cực là nơi có đặc điểm sinh học đa dạng và phong phú, thật đáng buồn và lo ngại về vấn đề dịch bệnh đang lây lan tới động vật có vú trong khu vực này.

Sự bùng phát dịch bệnh H5N1 hiện nay, bắt đầu từ năm 2021, dẫn tới hàng triệu gia cầm chết tại các trang trại chăn nuôi, và các nhà khoa học đã lo ngại sự tác động của virus Cúm gia cầm tới động vật hoang dã ở khu vực Nam Cực. Theo báo cáo của OFLU vào tháng 12 năm 2022, một mạng lưới toàn cầu gồm các chuyên gia về Cúm gia cầm đã nghiên cứu và chỉ ra rằng virus Cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho 48 loài gia cầm và 26 loài động vật có vú.

Các mẫu được tiến hành phân tích cho thấy những con chim di cư từ Nam Mỹ có khả năng mang mầm bệnh đến phía Nam của Georgia.

Nhà sinh thái học Alastair Ward tại Đại học Leeds cho biết: “Hải cẩu, vốn được biết đến là loài ăn xác thối, có thể bị nhiễm bệnh khi chúng ăn xác chim bị nhiễm bệnh”.

Mạng lưới chuyên môn toàn cầu WOAH – FAO về cúm động vật (OFLU) cho rằng hàng nghìn con hải cẩu và trăm nghìn con chim tập trung thành các đàn đông đúc ở Nam Cực, điều này có thể lây lan dịch bệnh nhanh chóng giữa các con trong đàn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

 

Chim cánh cụt – loài động vật biểu tượng nhất của Nam Cực – dường như vẫn chưa bị tác động bởi virus, đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy tỷ lệ tử vong của chim cánh cụt cao hơn mức trung bình.

BAS, đơn vị vận hành hai trạm nghiên cứu phía Nam Georgia, đã tạm dừng hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc tiếp xúc của con người với động vật sau các trường hợp được xác nhận. Hiệp hội các nhà điều hành du lịch Nam Cực cũng đưa ra chỉ thị các tàu thuyền không được cập bến tại một số địa điểm thuộc phía Nam Georigia và bán đảo Nam Cực để đề phòng việc lây nhiễm.

Thúc đẩy mối quan tâm của toàn cầu về sự lây lan của virus Cúm gia cầm ảnh hưởng tới quần thể động vật hoang dã, các quan chức Alaska đã xác nhận vào cuối tuần trước ca bệnh đầu tiên trên một cá thể gấu Bắc Cực đã chết vì nhiễm virus Cúm gia cầm H5N1.

Andrew Derocher, một nhà sinh vật học chuyên về gấu Bắc Cực tại Đại học Alberta, nói với Reuters: “Nếu một con chim bị nhiễm virus Cúm gia cầm, sức đề kháng sẽ bị giảm hoặc bị chết do virus này gây ra, nó trở thành thức ăn cho những loài gấu. Và đây có thể là nguyên nhân loài gấu nhiễm virus Cúm gia cầm. Và được đánh giá là nguyên nhân chính gây ra tương tác giữa biến đổi khí hậu, Cúm gia cầm, tỷ lệ chết của chim và loài gấu Bắc Cực”.

https://www.reuters.com/business/environment/bird-flu-found-mammals-near-antarctica-first-time-scientists-say-2024-01-11/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *