CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN (ILT) VÀ VIÊM MŨI – KHI QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ORT) Ở GA THÔNG QUA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH MỔ KHÁM

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN (ILT) VÀ VIÊM MŨI – KHI QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ORT) Ở GA THÔNG QUA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH MỔ KHÁM

Lê Văn Năm

Công ty Thuốc thú y Năm Thái

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Do hai bênh ILT và OLD đều có biểu hiện ho ngạt từng cơn nên trong thực tế sản xuất rất nhiều người chăn nuôi gà kể cả một số cán bộ Thú y- Chăn nuôi đã chẩn đoán nhầm dẫn đến các biện pháp điều trị khống chế bệnh không chuẩn và hiệu quả điều trị không cao, gây nhiều khó khăn trong công tác phòng chống. Đứng trước tình hình này chúng tôi giới thiệu những điểm giống và khác nhau giữa hai bệnh ILT và OLT thông qua một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và bệnh tích mổ khám nhằm khắc phục sự nhầm lẫn nêu trên.

 

  1. CÁC CHỈ TIÊU DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, BỆNH TÍCH GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ILT VÀ ORT

 

STT Chỉ tiêu theo dõi ORT ILT
1 Tên bệnh

 

Ornithorhino tracheitis – viêm mũi

 

Infectious Laringo tracheitis -viêm thanh

khí quản truyền nhiễm

 

2 Loài gia cầm mắc

bệnh

 

Trên 400 loài gia cầm lông vũ (gia cầm, thủy cầm và hoang cầm)

 

Gà,  gà  lôi,  gà  tây,  chim  câu,  chim  sẻ, công, trĩ (họ gà) và một số loại thủy cầm

 

3 Căn nguyên gây

bệnh

 

Vi  khuẩn  cực  bé,  gram  âm

Ornithomicrobacterium

thuộc

Chlamydia

 

Herpes  virus  thuộc  họ  Herpes  viridae,

subfamily và Herpes viridae (1) theo phân

loại thuộc gallid Herpes virus chứa ADN

4 Thiệt hại kinh tế

+ Tỷ lệ mắc, ốm

+  Tỷ  lệ  chết  (nếu

không điều trị)

+ Tỷ lệ giảm đẻ

+  Giảm  trọng  lượng

cơ thể (năng suất thịt)

 

+ 100%

+ 5 – 50%

 

+ 20 – 30%

 

 

+ 50 – 70%

+ 30 – 70%

 

+ 10 – 40%

+ 10 – 15%

 

5 Phương thức truyền

lây

 

Cả truyền ngang và truyền dọc

 

Cả truyền ngang và truyền dọc

 

6 Tuổi mắc bệnh

+ Tuổi mắc sớm nhất

+ Tuổi mắc nặng nhất

 

 

+ 3 – 7 ngày tuổi

+ 2 – 4 tháng tuổi

 

 

+ Sau 3 tuần tuổi

+ 4- 24 tuần tuổi

 

7 Mùa khí hậu mắc

bệnh

 

Không  phụ  thuộc  vào  mùa  khí hậu, tuy nhiên các yếu tố stress có hại luôn làm bệnh nặng nề hơn Không phụ thuộc vào mùa khí hậu. Tuy nhiên mùa nóng ẩm, độ ẩm cao, tiểu khí hậu kém sẽ thúc đẩy bệnh nặng hơn
8 Biểu hiện lâm sàng    
  8.1. Thể cấp tính

– Thời kỳ ủ bệnh

– Tốc độ lây lan

–  Tỷ lệ mắc

– Viêm mũi, mắt

– Hen ngạt từng cơn

– Hắt hơi, khạc đờm lẫn

máu

–  Có  màng  fibrin  trong

vùng hầu-họng dễ bóc

– Phù đầu

– Tiêu chảy

– Chết đột tử

 

 

Cấp tính

+ 4 – 5 ngày

+ Rất nhanh

+ 80 – 100%

+ Có

+ Ngạt liên hồi

+ Thường thấy nhưng rất ít khi lẫn máu

+ Rất ít khi thấy

+Thường  xuyên  tiêu  chảy,  phân

vàng lẫn bọt (hình 3)

+ Thường xuyên thấy

+ Phù đầu

+ Có chết đột tử

 

 

Cấp tính

+ 5 – 7 ngày

+ Từ từ

+ 20 – 70%

+ Có

+ Ngạt từng cơn theo chu kỳ

+ Thường thấy và đôi khi lộn cả cơ quan thanh khí

quản ra ngoài miệng, ộc máu ra khỏi miệng (hình

1 và 2)

+ Đôi khi

+Không tiêu chảy

+ Có chết đột tử

 

  8.2. Thể dưới cấp tính

–  Các  biểu  hiện  giống

như thể cấp chỉ khác là:

-Tỷ lệ mắc

–  Viêm  xoang,  phù  nề

đầu, đờm lẫn máu.

– Mắt bị mù

– Niêm mạc hậu môn

– Màng giả vùng hầu-họng.

– Tiêu chảy

– Thần kinh

– Tỷ lệ đẻ

– Thời gian kéo dài bệnh

– Thể dưới cấp

+ Tốc độ lây lan chậm hơn thể cấp

 

– Thể dưới cấp

+ Tốc độ lây lan chậm hơn thể cấp.

+ Tỷ lệ mắc: 25 – 75%

 

+ Các cơn ngạt vẫn liên tục xảy ra, gà vẫn rất khó thở

+ Viêm các xoang, phù nề mí mắt lẫn phù nề đầu xuất hiện nhiều hơn

 

 

+ Mù mắt thường xuyên

+ Niêm mạc hậu môn không bị sưng mọng, đỏ tấy

+  Không  có  màng  giả vùng  hầu-họng

+  Luôn  kèm  theo  tiêu  chảy,  phân vàng lẫn bọt

+ Một số gia cầm bị bại chân, bại cánh (thần kinh) nhất là ở thủy cầm

+ Giảm đẻ rõ rệt đến > 50%

 

+ 2-3 tuần, nếu không được điều trị sẽ chuyển sang thể cấp tính, bệnh tăng mạnh và tăng tỷ lệ chết, tỷ lệ đẻ

xấp xỉ thể cấp tính

 

– Thể dưới cấp

+ Tốc độ lây lan chậm hơn thể cấp.

+ Tỷ lệ mắc ít hơn: 10 – 50%

+ Các cơn ngạt theo chu kỳ thưa hơn

+ Luôn kèm theo viêm xoang, dưới mắc, phù nề

lệch  đầu,  thấy  nhiều  đờm  máu  khô  dính  tường, vách ngăn…

+ Mù mắt thi thoảng.

+ Niêm mạc hậu môn phù nề, sưng mọng, đỏ tấy

+ Màng giả vùng hầu-họng luôn thấy và dễ bóc

+ Không bị tiêu chảy

 

+ Không có dấu hiệu thần kinh

 

+ Giảm đẻ nhưng không nặng, không quá 30%.

+ 2-3 tuần sau đó 1 phần chết, 1 phần tự khỏi, 1

phần chuyển sang thể mắt và mãn tính. Tỷ lệ chết

≤ 20%.

 

  8.3. Thể mạn tính

Các biểu hiệu chính

– Thời gian bệnh kéo dài

– Tỷ lệ chết

– Tỷ lệ đẻ

 

– Đây là thể bệnh thường gặp trong  các trường hợp điều trị không dứt điểm  hoặc  có  thể  do  1  số  chủng Chlamydia độc lực thấp gây ra và có điều kiện vệ sinh chăn nuôi rất tốt.

– Thi thoảng thấy 1 số gà có các dấu hiệu  bệnh  như:  thể  dưới  cấp  (ho ngạt, ngấc kèm theo phù đầu, mù mắt và tiêu chảy phân vàng lân bọt, buồn ngủ, ít vận động).

 

– Vài tháng.

– Dao động khoảng rất rộng

– Giảm đẻ 10-15% và diễn biến tùy

thuộc vào tính chất bệnh.

 

– Đây là thể bệnh thường do thể cấp, dưới cấp

chuyển sang hoặc bệnh xảy ra ở gà dưới 3 tuần

tuổi hoặc trên 1 năm tuổi.

 

 

– Các biểu hiện ho ngạt từng cơn theo chu kỳ xảy

ra thưa thớt ở 1 số gà kèm theo lắc đầu, vảy mỏ

khạc đờm nhầy, ít khi lẫn máu, luôn có màng giả

vùng họng.

– Vài tháng.

– Tỷ lệ chết từ 0-5%.

– Giảm nhẹ 3-5% nhưng kéo dài

 

  8.4. Thể mắt

 

Bệnh ORT gây viêm mắt, thối mắt,  mù mắt, và sưng phù đầu và mức  độ bệnh luôn gắn liền với thể bệnh

nhưng không hình thành độc lập thể

mắt.

– Nói cách khác bệnh ORT không có thể mắt.

 

– Đây là thể bệnh độc lập của ILT.

– Thể bệnh này thường xảy ra ở gà từ 3-7 tuần tuổi (nặng nhất từ 20-40 ngày tuổi).

– 1 trong 2 mắt bị viêm, chảy nước mắt, viêm kết

mạc mắt làm kết mạc đen lại và bị viêm thối mù mắt.

– Xoang dưới mắt bị viêm làm đầu bị phù lệch từ gò

  8.5. Thể ẩn bệnh

 

Đây là thể gà khỏe mang trùng

 

Đây là thể gà khỏe mang trùng

 

  Bệnh tích đặc trưng

Viêm  tiết  dịch,  nhầy  tạo  fibrin  và  bị

casein hóa toàn bộ hệ hô hấp, kèm theo

viêm và rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy phân

vàng lẫn bọt.

 

– Viêm nhầy xuất huyết, thanh khí quản,

phổi bị áp xe tích nước, không kèm theo

tiêu chảy phân vàng lẫn bọt, nhưng niêm

mạc hậu môn bị sưng mọng

9. Bệnh tích đặc trưng
  Mắt

 

+ Mắt bị viêm sưng phù, mí mắt bị viêm xuất huyết điểm. Kết mạc mắt không bị đen lại (không thay đổi), mắt bị mù.

 

+  Mắt bị viêm, mí mắt sưng nhưng không bị viễm xuất huyết điểm.Kết mạc mắt bị đen lại, mắt bị mù

 

  Xoang

 

+ Viêm tiết dịch nhầy tạo fibrin các xoang trán, xoang má,… làm phù nề đầu.

 

+  Viêm tiết dịch nhầy xoang dưới mắt và kèm theo làm phù lệch đầu.

 

  Niêm  mạc  hầu  –  họng

(thanh quản + đầu trên khí

quản)

 

+  Viêm tiết dịch nhầy rất ít khi bị xuất huyết.

 

+ Không tạo màng giả

 

+ Thường xuyên thấy viêm nhầy xoang dưới mắt làm phù lệch đầu.

+ Thường xuyên tạo lớp màng giả dễ bóc, đang bị calci hóa.

  Túi khí

 

+ Sưng dày, mờ và được phủ 1 lớp màng fibrin màu vàng đăc trưng như màu trứng kho + Sưng dày, mờ nhưng không có màng fibrin màu vàng.
  – Khí quản

 

+ Viêm tiết dịch nhầy xuất huyết, có xu hướng  tạo  fibrin  và  bị  casein  hóa  làm tắc khí quản, thường gặp nhất đoạn 1/3 cuối khí quản và ngã ba chia làm 2 nhánh chính vào phổi, bịt kín khí quản gây chết đột tử gà là bệnh tích đặc trưng cho ORT. + Viêm nhầy xuất huyết có xu hướng tạo

fibrin làm hẹp dần và tắc ống khí quản. Các tảng fibrin đó nằm rải rác bất cứ đoạn nào của khí quản, đôi khi dọc cả khí quản, gây chết đột tử gà.

 

  – Phổi

 

– Phổi bị viêm áp xe tạo fibrin và bị casein hóa hình thành các cục, các thỏi lớn bé

màu trắng khác nhau đặc trưng cho ORT.

+ Phổi viêm xuất huyết, phù nề do tích nước màu nâu đỏ hoặc nâu nhạt.

 

  – Buồng trứng

 

+ Thường xuyên viêm thối, màu vàng, nhiều trứng non bị dập vỡ gây viêm phúc mạc màu vàng. + Đôi khi viêm thối, trứng non bị dập vỡ gây viêm dính phúc mạc nhưng không có màu vàng.
  – Túi Fabricius

 

+  Không thay đổi.

 

+  Sưng  to,  sưng  mọng  kèm  theo  xung

hoặc xuất huyết.

  – Niêm mạc hậu môn

 

+ Không thay đổi mặc dù bị tiêu chảy liên

tục, không kiểm soát.

+ Sưng mọng đôi khi đỏ tấy hoặc bị xuất

huyết.

 

III. KẾT LUẬN

Dựa    vào    những đặc    điểm giống và   khác    nhau đã   mô   tả  trong mục    II,   chúng ta  có   thể   dễ   dàng phân biệt    được bệnh ORT   và   ILT.    Từ   đây    chúng ta  sẽ  có   giải    pháp    phòng và   chống hiệu    quả    cho    cả hai bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi./.

Xem chi tiết bài viết và hình ảnh trong link sau: https://vjol.info.vn/index.php/kk-ty/article/view/82244/70087

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *