GIỚI THIỆU: Chăn nuôi lợn ở nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành chăn nuôi. Để có thành công đó thì chăn nuôi lợn nái sinh sản đóng góp rất lớn vào việc làm tăng số đầu lợn hàng năm. Lợn nái được nuôi hiện nay chủ yếu là các giống nhập nội, năng suất cao được nuôi theo hình thức trang trại tập trung quy mô, và sinh sản của lợn nái hiện nay chủ yếu các trang trại áp dụng thụ tinh nhân tạo nhờ vào các ưu điểm lớn của thụ tinh nhân tạo, trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo việc sử dụng môi trường pha chế bảo quản tinh dịch lợn là việc làm bắt buộc, các môi trường đang được sử dụng để pha chế tinh dịch hiện nay có hai nguồn gốc là nhập khẩu và sản xuất trong nước, các sản phẩm nhập khẩu về cơ bản cho chất lượng đảm bảo tuy nhiên giá thành lại khá cao, các sản phẩm môi trường sản xuất trong nước giá thành rẻ hơn tuy nhiên một số môi trường chất lượng chưa được cao. Xuất phát từ lý do đó nhóm nghiên cứu cải tiến môi trường pha loãng bảo quản tinh dịch lợn nhằm nâng cao hiệu quả của môi trường.
MỤC ĐÍCH: Nâng cao hiệu quả của môi trường pha chế bảo quản tinh dịch lợn
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở hiểu biết về chức năng, tác dụng của các hóa chất trong thành phần môi trường pha loãng tinh dịch, nhóm nghiên cứu đã xây dựng công thức môi trường có bổ sung thêm Tris làm chất đệm, sau đó kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa quan trọng của môi trường như áp suất thẩm thấu, tỷ trọng, pH,…Sau đó sử dụng môi trường để pha loãng và bảo quản tinh dịch, đồng thời sử dụng hai môi trường khác làm đối chứng, tinh dịch được kiểm tra trước khi pha loãng với các môi trường, ngay sau khi pha loãng và ở các ngày 1, 2, 3 sau khi bảo quản ở điều kiện 170C.
KẾT QUẢ: Các chỉ tiêu lý hóa của môi trường nghiên cứu như áp suất thẩm thấu là 312mOsm, tỷ trọng của môi trường là 1021 và pH của môi trường là 6.95. Hoạt lực của tinh trùng lợn ngay sau khi pha loãng với môi trường là 0.83±0.12; ngày 1, 2, 3 sau bảo quản tương đương là 0.77±0,09, 0.74±0,07 và 0.70±0,10. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ngay sau khi pha loãng và ngày 1, 2, 3 sau khi bảo quản tương ứng là 5,19±0,30 (%), 5,35±0,27 (%), 5,90±0,19 (%) và 6,58±0,33 (%), và độ pH của tinh dịch ngay sau pha với môi trường và ở ngày 1, 2, 3 tương ứng là 7,16±0,01, 6,97±0,03, 6,83±0,01, 6,76±0,02.
KẾT LUẬN: Với những kết quả đạt được về các chỉ tiêu lý hóa quan trọng đảm bảo tiêu chuẩn của môi trường pha loãng bảo quản tinh dịch lợn và các chỉ tiêu của tinh dịch và tinh trùng sau khi pha loãng với môi trường, đến ngày thứ 3 sau khi bảo quản đều rất tốt, đảm bảo tiêu chuẩn về tinh dịch sử dụng cho thụ tinh nhân tạo ở lợn.
Từ khóa: Tinh dịch lợn, môi trường pha loãng bảo quản tinh lợn, hoạt lực, tinh trùng kỳ hình, độ pH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cheminade C., Gautier V., Hichami A., Allaume P., Le Lannou D. and Legrand B. (2002). Alkylglycerols improve boar sperm motility and fertility. Bio. Rep., 66: 421-28.
Gadea J. (2003). Review: Semen extenders used in the artificial insemination of swine. Spa. J. Agr. Res., 1(2): 17-27.
Gadea J., Matas C. and Lucas X. (1998). Prediction of porcine semen fertility by homologous in vitro penetration (hIVP) assay. Ani. Rep. Sci., 54: 95-08.
Gadea J., Selles E., Tomas P. and Ruiz S. (2001). El valor del analisis seminal porcino en las condiciones de ex-plotacion comercial. ITEA, 22: 829-31.
Gilmore J., Du J., Tao J., Peter A. and Critser K. (1996). Osmotic properties of boar spermatozoa and their relevance to cryopreservation. J. Rep. Fer., 107: 87-95.
Levis D.G. (2000). Liquid boar semen production. Theriogenology, 15: 121-28.
Moretti J. (1997). Artificial insemination of swine: fertility using several liquid semen diluents. Rep. Dom. Ani. Sup., 1: 255-70.
Dương Đình Long (1996). Nghiên cứu môi trường pha chế và bảo quản tinh dịch lợn. Tạp chí Chăn nuôi Thú y, 32: 71-77.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011; Lợn giống ngoại – yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11841:2017; Quy trình khảo nghiệm, kiểm định môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn.
Nguyễn Công Toản, Nguyễn Thị Hải Yến, Phùng Thế Hải và Sử Thanh Long
Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp VN