BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA GÀ TRE MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Huỳnh Văn Chương1, Đinh Thị Bích Lân1, Nguyễn Vũ Sơn2,
Phạm Hồng Ngân2, Nguyễn Hữu Nam2*
1Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế
2Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tính cấp thiết
Cầu trùng là bệnh có tính nghiêm trọng gây tổn thương đường ruột của gia cầm, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn cầu. Nguyên nhân bệnh là do cầu trùng giống Eimeria gây nên. Trong các bệnh kí sinh trùng, bệnh cầu trùng là bệnh nguy hiểm và phổ biến trên gà. Ở Việt Nam, bệnh đã và đang gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi gây chết cao ở gà con (30-100%), giảm sản lượng trứng ở gà đẻ (20-40%) giảm tốc độ lớn của gà.
Muc đích
Mô tả triệu chứng lâm sàng, tổn thương đại thể cũng như tổn thương vi thể của gà mắc bệnh cầu trùng
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập mẫu phân vừa thải ra của gà từ 1-42 ngày tuổi
- Noãn nang cầu trùng gà trong phân được kiểm tra bằng phương pháp phù nổi của Fleck và Moody
- Cường độ nhiễm tính bằng mật độ noãn nang trên kính hiển vi theo qui định của Reid
- Kiểm tra bệnh tích đại thể đường tiêu hoá qua kiểm tra niêm mạc soi dưới kính hiển vi để tìm noãn nang
- Mẫu được ngâm vào dung dịch formalin 10% để cố định và mẫu mô sau khi nhuộm HE đem soi dưới kính hiển vi quang học để xác định bệnh tích địa thể vi thể .
Kết quả chính
- 93% số con có biểu hiện ủ rũ lười vận động, 85% phân loãng uống nhiều nước .
- Biểu hiện thường thấy là khi đi gà thường đứng đầu ngoặc sang một bên , hai mắt nhắm nghiền, hai cánh sã xuống lông xơ xác.
Đại thể: Tổn thương nghiêm trọng nhất là hai manh tràng sung to, căng mọng, nhìn từ bên ngoài có màu đỏ sẫm. lấy dao rạch phần manh tràng bên trong thấy xuất hiện những cục máu đông, gạt hết lướp máu đông thấy niêm mạc manh tràng xuất huyết tương đám, niêm mạc bị huỷ hoại, vách manh tràng mỏng đi
a-manh tràng căng phồng đỏ b-manh tràn xuất huyết màu đỏ sẫm
Vi thể:
– Biểu mô ruột non xuất huyết và vỡ nát, lông nhung ruột bị đứt nát, xuất huyết, các tế bào biểu mô lông nhung có sự biến đổi và dính lại với nhau thành từng đám làm ruột non bị thu hẹp
– Niêm mạc manh tràng bị viêm, xuất huyết, các mạch quản giãn rộng và trong lòng chứa nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu. các lông nhung đứt nát và dính nhau thành từng đám, xuất huyết , các tế bào hình đài bị phá huỷ.
– Lòng trực tràng có nhiều chất nhầy lẫn máu và các tế bào niêm mạc bị phá huỷ, xuất huyết lan tràn, nhiều tế bào biểu mô bị phá vỡ, nhiều lông nhung bị đứt nát, lớp hạ niêm mạc bị sung huyết.
- Hồng cầu tràn ngập trong ruột gà mắc cầu trùng (HE 40X); d. Giai đoạn tiến triển Schizont của cầu trùng ruột gà; e. Megatozit và Schizont II (liệt tử) trong ruột gà (HE 40X); f. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc ruột gà mắc cầu trùng (HE 40X).
Kết luận
- Tỷ lệ mắc cầu trùng gà ở Thừa Thiên Huế là 50,95%, dao động từ 48,43-55,14%
- Tỷ lệ mắc cầu trùng gà cao nhất là từ 15-35 ngày tuổi tương ứng với 63,83-80,5%
- Gà mắc bệnh cầu trưng có triệu chứng ủ rũ, lười vận động, uống nhiều nước, lông xù phân lẫn máu
- Bệnh tích đại thể thấy rõ nhất là hai manh tràng căng phồng ,xuất huyết .
- Bệnh tích vi thể thấy rõ nhất là xuất huyết , thoái hoá , hoại tử tế bào biểu mô niêm mạc.