ĐÁNH GIÁ CÁC CHẾ PHẨM BỔ SUNG KHÔNG KHÁNG SINH TRÊN LỢN VÀ GÀ: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TRIỂN VỌNG

ĐÁNH GIÁ CÁC CHẾ PHẨM BỔ SUNG KHÔNG KHÁNG SINH TRÊN LỢN VÀ GÀ: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TRIỂN VỌNG

Nguyễn Bá Tiếp

1. ĐĂT VẤN ĐỀ

Kháng sinh được bổ sung theo đường miệng cho vật nuôi, đặc biệt trong những giai đoạn đầu tiên sau khi sinh/sau nở nhằm hạn chế ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, năng lượng cho miễn dịch được chuyển sang tích lũy sinh trưởng. Các kháng sinh nhóm tetracycline, penicillin và aminoglycosides được sử dụng nhiều trên vật nuôi vì mục đích này (Scott và cs., 2019). Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa sự hình thành các dẫn chất ức chế sinh trưởng, giảm viêm trên thành ruột và cải thiện thành phần vi khuẩn đường ruột. Những tác động này cải thiện khả năng sử dụng các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi. Trong một thời gian dài, lượng kháng sinh được sử dụng cho cải thiện năng suất tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu (Low & cs., 2021).

Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng đã và đang dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là sự hình thành và phổ biến của vi khuẩn kháng thuốc (Markowiak & Śliżewska, 2018). Do những mối nguy hại lớn cho sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia đã hoặc đang từng bước cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôicho mục đích phòng bệnh và kích thích sinh trưởng. Để dần thay thế kháng sinh, nhiều loại chế phẩm khác nhau được phát triển và thương mại hóa.

Bài viết này tổng hợp tác dụng của các chế phẩm, các phương pháp đánh giá hiệu quả của chế phẩm và những hạn chế cần được cải tiến trong tương lai.

2. TÁC DỤNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI

Số lượng và lượng các chế phẩm thay thế kháng sinh ngày càng tăng cùng với nhu cầu sử dụng khi các chính phủ kiểm soát kháng sinh chặt chẽ hơn (Thacker, 2013; Rahman và cs., 2022). Tác dụng của mỗi loại chế phẩm được tóm tắt như sau (bảng 1).

Bảng 1. Một số loại chế phẩm thay thế kháng sinh được sử dụng trên lợn và gà

Chế phẩm

Thành phần

Tác dụng chính

Tham khảo (chính)

Probiotic

Các vi khuẩn như

Các loài Lactobacillus, Lactococcus, Bacillus ở dạng bào tử chịu nhiệt;Enterococcus faecalis, cácloài Bifidobacterium

(1) Kìm hãm vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột

(2) Cải thiện miễn dịch

(3) Tăng tính toàn vẹn củabiểu mô ruột

(4) Giảm thải khí CH4 (trên động vật nhai lại)

Nguyễn Đình Trình & cs., 2017

Phạm Vũ Lực & cs., 2019

Callaway & cs., 2021

 

Prebiotic

Các carbohydrate không tiêu hóa được: oligosaccharide, fructan

(1) Hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột và trong dạ cỏ.

(2) Ức chế E. coli, Salmonella

(3) Cải thiện chức năng hệ miễn dịch

Faniyi & cs., 2020

Tutida & cs., 2021

Shehata & cs., 2022

Axit hữu cơ (organic acids)

Gồm các axit carboxylic (R-COOH), axit citric, kết hợp caproic, caprylic, fumaric, citric và malic acid

(1) Xâm nhập qua màng vi khuẩn dẫn đến giảm pH của môi trường kiềm bên trong vi khuẩn

(2) Cải thiện dinh dưỡng

Lavrinenko & cs., 2021

Dai & cs., 2021

 

Các sản phẩm chiết xuất từ thực vật; tinh dầu, phụ gia, thảo dược

Các hợp chất thứ cấp từ thực vật: tannin, saponin, các flavonoid, curcumin, tinh dầu

(1) Ức chế một số loại vi khuẩn đường ruột, phá hủy vách tế bào vi khuẩn

(2) Giảm nội ký sinh trùng

(3) Tác động đến quá trìnhlên men vi sinh vật đường ruột

(4) Cải thiện miễn dịch

(5) Bảo vệ niêm mạc ruột

(6) Giảm khí thải từ vật nuôi (NH3, CH4, H2S…)

Nguyễn Tấn Đạt & Nguyễn Bá Tiếp, 2016

Granstad & cs., 2020

Nawab & cs., 2020

Orlandi & cs., 2020

Faniyi & cs., 2021

Nguyễn Bá Tiếp & cs., 2023

Các peptidekhángkhuẩn

Các peptide từ thú, chim, lưỡng , côn trùng: β-defensin θ-defensin;

các cathelicidin từ độngvật ; nisin, gramicidin từ vi khuẩn

 

(1) Tác dụng lên màng tếbào vi khuẩn

(2) Kháng vi khuẩn (gồm cảvi khuẩn kháng thuốc), nấm, virus

(3) Đa số chế tác dụngvẫn chưa được làm

 

Huan & cs., 2020

Zhang & cs., 2012

Parachin & cs., 2012

 

Enzyme

Các enzyme: xylanase và β-glucanase, phytase

(1) Tăng cường sức khỏe ruột

(2) Cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn, giảm FCR

(3) Enzyme phytate tăng khả năng sử dụng photpho ở gia cầm

(4) Giảm độ ẩm của phân

Abd El-Hack & cs., 2022

Cowieson & cs., 2010

Phage

Các virus nhiễm trên vi khuẩn có tính đặc hiệu (bacteriophage)

(1) Có khả năng nhân lên trong các trường hợp nhiễm trùng

(2) Kích thích sinh trường

(3) Ngừa bệnh cầu trùng

Low & cs., 2022

Bột hóathạch(Fossil Shell Flour)

Bột từ hóa thạch tảo cát(tảo silic) trong thế (địachất) Miocen; chứa Ca, P, K, Mg, Cu, Zn, Ca, P, K, Mg, Cu, Zn, FeSi

(1) Tác dụng chống đôngvón làm tăng diện tích tiếpxúc của các thành phần trongthức ăn với enzyme vi khuẩn

(2) Phá màng vi khuẩn tạo tác động học bất lợiđến nội sinh trùng

Ikusika & cs., 2019

Isabirye & cs., 2021

Xu & cs. (2021) đã sử dụng phương pháp phân tích hệthống, đã tổng hợp từ 16 309 nghiên cứu về 11 loại chếphẩm thay thế kháng sinh trên lợn với 11 chỉ tiêu đầu ra.Nếu so sánh tác động kìm khuẩn, thứ tự tác dụng giảm dần: peptide kháng khuẩn kháng sinh (tương đương nhau) > axit hữu > chiết xuất từ thực vật. Tác dụng đến tăng trọnggiảm dần theo thứ tự: chiêt xuất từ thực vật > peptide khángkhuẩn > probiotic > vi lượng > axit hữu > bacteriophage > lysozyme > zymin > oligosaccharide. Các axit hữu , probiotic, vi lượng, lysozyme, peptide tác dụng hơnđến kích thước lông nhung biểu . Các chế phẩm chiếtxuất từ thực vật, zymin, vi lượng, probiotic axit hữu cải thiện tốt hơn các chỉ số miễn dịch. Liều lượng bổ sungtối ưu của các chế phẩm peptide, bacteriophage, lysozyme, vi lượng, oligosaccharide, axit hữu , thực vật, chế phẩmthực vật, probiotic zymin lần lượt 0,1%, 0,15%, 0,012%, 0,01%, 0,05%, 0,75%, 0,2%, 0,04%, 0,18%, 0,1%.

3. HẠN CHẾ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẾ PHẨM THAY THẾ KHÁNG SINH TRÊN VẬT NUÔI

Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tác dụng của một số chế phẩm thay thế kháng sinh trên lợn, trên gà khỏe thông qua đánh giá các chỉ số sản xuất (tăng trọng, thức ăn thu nhận, FCR); đánh giá cấu trúc niêm mạc ruột (tính toàn vẹn của niêm mạc, kích thước lông nhung và tuyến ruột); số lượng một số vi khuẩn đường ruột (Phạm Kim Đăng & cs., 2016; Nguyễn Đình Trình & cs., 2017; Nguyễn Thị Thơm & cs., 2017; Nguyễn Đình Trình & cs., 2018; Nguyễn Bá Tiếp & cs., 2023). Một số thí nghiệm được thực hiện trên gà mắc bệnh cầu trùng (Phạm Vũ Lực & cs., 2019) hoặc trên động vật thí nghiệm (Hoàng Trung Hưng và cs., 2023). Ảnh hưởng của probiotic đến một số chỉ số tiêu chảy trên lợn con cũng được đánh giá (Nguyễn Đình Trình & cs., 2018). Ngoài ra, tác dụng của chế phẩm chiết toàn phần từ Tô mộc trên gà mắc bệnh thực nghiệm do E. coli cũng được đánh giá (Nguyễn Tấn Đạt và Nguyễn Bá Tiếp, 2016). Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên kết hợp với tham khảo nhiều công bố khác trên thế giới, những hạn chế về phương pháp đánh giá tác dụng của những sản phẩm thay thế kháng sinhcũng như triển vọng phát triển phương pháp hỗ trợ hoặc thay thế được tổng hợp và tóm tắt trong bảng 2.

Bảng 2. Hạn chế và triển vọng của các phương pháp đánh giá chế phẩm thay thế kháng sinh trên vật nuôi

Chỉ số

Phương pháp

Hạn chế (chính)

Triển vọng

Sinh trưởng, tiêu hóa (thu nhận thứcăn, FCR)

Bố trí thí nghiệm: gồm nhóm đối chứng, các nhóm bổ sung chế phẩm (các liều lượng khác nhau)

Nhóm đối chứng dương (nếu có)  được bổ sung kháng sinh/chế phẩm đã được làm rõ tác dụng

Các phương pháp định lượng

 

(1) Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết, khí hậu (với chuồng hở), đặc biệt đối với các trang trại chăn nuôi sinh thái (không nuôi nhốt)

(2) Khó khăn trong đánh giá định kỳ trên lợn trong các trang trại thực hiện nghiêm ngặt an ninh sinh học (biosecurity), đặc biệt từ khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Ứng dụng công nghệ giao tiếp thông tin (ICT) theo dõi cá thể vật nuôi

 

Các chỉ số sức khỏe: tỷ lệ tiêu chảy, số ngày tiêu chảy, bệnh tích gan chân (trên gà)…

Các phương pháp định lượng

Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Nhiều tình trạng bệnh liên quan đến dinh dưỡng và stress chưa được đề cập đến

Sử dụng các thiết bị theo dõi chỉ số sức khỏe và stresstích hợp trong ICT

Tác động đến vi sinh vật đường ruột

Các phương pháp phân lập, định danh, đếm số lượng vi khuẩn… trong mẫu chất chứa từ ruột hoặc trong phân

Chỉ xác định một số ít chỉ tiêu về vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn E. coli, Salmonella, Cl. perfringens, một sốLactobacillus trong khi hệ vi khuẩn đường ruột gồm nhiều ngành với hàng trăm chi khác nhau

Áp dụng nhiều hơn phương pháp sử dụng 16S rRNA; Fluorescence In Situ Hybridization (FISH);Microarray; các phương pháp tin sinh học

(1) Tính toàn vẹn của thành ruột

(2) Số lượng tế bào goblet, paneth, tế bào viêm, các nang lympho ruột

(3) Kích thước niêm mạc ruột

(1) Quan sát tiêu bản nhuộm H&E và các phương pháp nhuộm khác;

(2) Xác định và/đếm số lượng tế bào goblet, paneth, tế bào viêm, các nang lympho ruột

(3) Đo các kích thước bằng các phần mềm

(1) Cần kiến thức sâu và kỹ năng tốt về mô học và bệnh lý học

(2) Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan (lựa chọn lông nhung để đo kích thước, lựa chọn các vi trường để mô tả so sánh)

 

(1) Phát triển các phần mềm xác định tế bào dựa trên phân tích hình ảnh

(2) Sử dụng phần mềm xác định kích thước qua phântích màu sắc hình ảnh…

Các chỉ số sinh hóa máu, dịch cơ thể

Chỉ một số ít nghiên cứu thực hiện và cần được kết hợp trong đánh giá sức khỏe

Đánh giá ảnh hưởng đến phúc lợi động vật

Gần như chưa có và cần được thực hiện

Các chỉ số môi trường chuồng nuôi

Chỉ một số ít nghiên cứu thực hiện

Phải được đánh giá nhiều hơn trong tương lai.

Trong hầu hết các nghiên được thực hiện trên vật nuôi khỏe mạnh, rất ít nghiên cứu trên các đối tượng đang trong tình trạng nguy cơ mắc bệnh cao hoặc đang mắc bệnh (Phạm Vũ Lực & cs., 2019). Trong khi đó, kháng sinh có thể được dùng trong những trường hợp nguy cơ bệnh cao hoặc đã nhiễm mầm bệnh. Hơn nữa, cùng một sản phẩm, tác dụng khác nhau theo tuổi (Nguyễn Đình Trình & cs., 2017). Một trong những nguyên nhân chính là lợn trong giai đoạn tập ăn và đồng thời được bú sữa mẹ. Chính vì vậy, kiểm soát các yếu tố phi thí nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Về liều lượng thử nghiệm, một số nhà phát triển sản phẩm lựa chọn liều tương đương liều khuyến cáo/hướng dẫn sử dụng nhưng quy mô của thí nghiệm có thể không làm rõ được lợi ích của chế phẩm (Nguyễn Bá Tiếp & cs., 2023).

Sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, các thí nghiệm trên lợn trở nên khó thực hiện hơn. Đánh giá tăng trọng theo tuần, theo từng cá thể rất khó thực hiện. Trọng lượng vật nuôi thí nghiệm thường chỉ được kiểm tra tại thời điểm bắt đầu và khi kết thúc thí nghiệm và thường cân cả ô chuồng. Quá trình theo dõi chủ yếu phụ thuộc vào người chăm sóc của trang trại.

Đánh giá tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột còn rất hạn chế. Chỉ vài loài vi khuẩn được xem là “có lợi” hoặc “có hại” được xác định trong các thí nghiệm. Độ tin cậy của kết quả còn phụ thuộc vào phương pháp. Một điều cần được quan tâm là số loài vi khuẩn trong đường ruột vô cùng phong phú với hàng trăm chi (Wei & cs., 2013) nên mối tương tác giữa chúng có thể coi như điều “bí ẩn”. Chính vì vậy, tăng hay giảm số lượng một loài vi khuẩn nào đó tại một thời điểm nào đó chưa chắc đã có ý nghĩa.

Đánh giá tính toàn vẹn của ruột và kích thước biểu mô ruột

Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy tính toàn vẹn của ruột và kích thước biểu mô ruột là chỉ tiêu được đánh giá trong rất nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực này. Những khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện bao gồm: thời gian thực hiện, tính kiên trì và tỉ mỉ, yêu cầu sự chắc chắn về kiến thức mô học và bệnh lý học (đặc biệt đối với những người mới bắt đầu nghiên cứu). Nói cách khác, các kết quả đánh giá chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan (người đánh giá)

Phương pháp đánh giá vi thể và đo kích thước vi thể không tốn nhiều chi phí nhưng cần thời gian và tính tỉ mỉ, kiên định của người thực hiện. Trong tương lai, các ứng dụng phân tích hình ảnh hứa hẹn sẽ có thể làm nhẹ bớt những hạn chế này.

4. KẾT LUẬN

Các chế phẩm thay thế kháng sinh được đánh giá trên vật nuôi thông qua các chỉ số năng suất, sức khỏe đường ruột và miễn dịch. Mỗi phương pháp đánh giá đều có những hạn chế. Đặc biệt, đánh giá trạng thái niêm mạc và kích thước biểu mô ruột cần lưu ý đến sự khác biệt trong cấu trúc niêm mạc ruột của các loài và hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Đa số thử nghiệm được thực hiện trên vật nuôi khỏe mạnh, rất ít số liệu về tác dụng trong trạng thái nhiễm mầm bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, kết luận về khả năng thay thế kháng sinh trong phòng bệnh hay kích thích tăng trưởng của các chế phẩm chưa chắc chắn. Có rất ít đánh giá về ảnh hưởng đến môi trường và phúc lợi động vật của nghiên cứu và của chế phẩm. Các nội dung này cần được bổ sung trong các nghiên cứu, Những phương pháp tin sinh học và trí tuệ nhân tạo có thể sẽ trợ giúp và làm giảm những hạn chế trên, tạo cơ sở cho sự phát triển các chế phẩm tốt hơn thay thế kháng sinh vì mục đích tăng trọng và phòng bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abd El-Hack ME, El-Saadony M.T, Salem H.M, El-Tahan A.M, Soliman M.M, Youssef G.B.A, et al. (2022).Alternatives to antibiotics for organic poultry production: Types, modes of action and impacts on bird’s health and production. Poultry Science.101(4):101696-101699

Callaway T.R, Lillehoj H, Chuanchuen R, Gay C.G.(2021). Alternatives to antibiotics: A symposium on the challenges and solutions for animal health and production. Antibiotics. ;10(5):471.

Cowieson A.J., Bedford M.R., Ravindran V. (2010). Interactions between xylanase and glucanase in maize-soy-based diets for broilers. British Poultry Science. 51(2):246-257.

Dai D, Qiu K, Zhang HJ, Wu SG, Han YM, Wu YY, et al. Organic acids as alternatives for antibiotic growth promoters Alter the intestinal structure and microbiota and improve the growth performance in broilers. Frontiers in Microbiology. 2021;11:3485.

Faniyi T.O, Adewumi M.K., Jack A.A., Adegbeye M.J., Elghandour M.M.M.Y., Barbabosa- Pliego A, et al. (2021) Extracts of herbs and spices as feed additives mitigate ruminal methane production and improve fermentation characteristics in west African dwarf sheep. Tropical Animal Health and Production. 53(2):1-8

Granstad S, Kristoffersen A.B, Benestad S.L, Sjurseth S.K, David B., Sørensen L., et al. (2020) Effect of feed additives as alternatives to In-feed antimicrobials on production performance and intestinal Clostridium perfringens counts in broiler chickens. Animals.10(2):240.

Hoàng Trung Hưng, Vũ Văn Cường, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Bá Tiếp (2023). Đánh giá tác dụng của chế phẩm thảo dược PremixHad và Doxycycline đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và kích thước lông nhung ruột non chuột Swiss albino. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. (đã chấp nhận).

Huan Y., Kong Q., Mou H., Yi H. (2020). Antimicrobial Peptides: Classification, Design, Application and Research Progress in Multiple Fields. Front. Microbiol. 11:582779. doi: 10.3389/fmicb.2020.582779

Ikusika O.O., Zindove T..J, Okoh A.I. (2019). Effect of varying inclusion levels of fossil Shell flour on growth performance, water intake, digestibility and N retention in Dohne-merino Wethers. Animals. 9(8):565.

Isabirye R.A., Biryomumaisho S., Okwee-Acai J., Okello S., Nasinyama G.W. (2021). Effect of diatomaceous earth on growth rate, egg production, feed conversion efficiency and parasitic load in hens raised on deep litter. European Journal of Agriculture and Food Sciences. 3(1):97-103.

Ji-Qin Ni and Albert J. Heber (2008). Sampling and Measurement of Ammonia at Animal Facilities. Advances in Agronomy, 98: 201-269.

Low C.X., Tan L.T.H., Mutalib N.S.A., Pusparajah P, Goh B.H., Chan K.G. et al. (2021) Unveiling the impact of antibiotics and alternative methods for animal husbandry: A review. Antibiotics. 10(5):578.

Lavrinenko K., Koshchaev I., Ryadinskaya A., Chuev S., Sorokina N. (2021). Meat productivity of the Ross 308—Cross roosters by the adding in to a diet of organic acids and their salts. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 937(3):032007.

Markowiak, P., and Śliżewska, K. (2018). The role of probiotics, prebiotics and synbiotics in animal nutrition. Gut Pathogens,. 10:21. doi: 10.1186/s13099-018-0250-0

Nawab A., Li G., An L., Nawab Y., Zhao Y., Xiao M, et al. (2020). The potential effect of dietary tannins on enteric methane emission and ruminant production, as an alternative to antibiotic feed additives-a review. Annals of Animal Science. 20(2):355-388.

Nguyễn Bá Tiếp (2013). Hợp chất nguồn gốc thực vật có hoạt tinh hormon: Tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tạp chí y học thực hành, 820-830. 238-245.

Nguyễn Bá Tiếp, Đỗ Văn Hiếu, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Minh Phương (2023). Đánh giá tác dụng của chế phẩm thảo dược PremixHad đến hình thái vi thể biểu mô ruột non trên lợn sau cai sữa. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi (đã chấp nhận)

Nguyễn Đình Trình, Nguyễn Thị Dung, Trần Minh Hải, Vũ Đức Hạnh, Phạm Kim Đăng, Nguyễn Bá Tiếp (2018). Ảnh hưởng của probiotic chứa Bacillus dạng bào tử đến sinh trưởng và số lượng một số vi khuẩn  đường ruột của lợn con sau cai sữa. Tạp chí KHKT Thú y, 25 (1): 64-?

Nguyễn Đình Trình, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Bá Tiếp, Phạm Kim Đăng (2017) Tác dụng của Probiotic Bacillusdạng bào tử chịu nhiệt đến sinh trưởng và hình thái vi thể biểu mô đường ruột lợn con trước và sau cai sữa. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 219, 48-53

Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Đình Trình, Trần Minh Hải Nguyễn Bá Tiếp, Phạm Kim Đăng (2017). Ảnh hưởng của Probiotic Bacillus dạng bào tử chịu nhiệt đến sinh trưởng, một số vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột gà Ross 308. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 220, 27-33.

Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp (2016) Đánh giá hiệu xuất chiết và tác dụng của cao chiết Tô Mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh trên gà Lương Phượng. Tạp chi Nông nghiệpViệt Nam Tập 14 số 9, 1368-1376

Orlandi T, Stefanello .S, Mezzomo M.P, Pozo C.A, Kozloski G.V. (2020). Impact of a tannin extract on digestibility and net flux of metabolites across splanchnic tissues of sheep. Animal Feed Science and Technology. 261:114384

Phạm Kim Đăng, Đặng Đình Trình, Nguyễn HoàngThịnh, Nguyễn Thị Phương Giang, Nguyễn Bá Tiếp (2016). Ảnh hưởng của Probiotic Bacillus dạng bào tử chịu nhiệtđến năng suất, vi khuẩn hình thái vi thể biểu đườngruột thịt lông màu. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi,213, trang?

Phạm Lực, Trần Đức Hoàn, Trần Minh Hải, Nguyễn Bá Tiếp (2019). Đánh giá ảnh hưởng của probiotic chứaBacillus dạng bào tử đến bệnh cầu trùng trên lông màuTạp chí KHKT Thú y 2019, 26(5): 71-78

Parachin, N. S., Mulder, K. C., Viana, A. A. B., Dias, S. C., and Franco, O. L. (2012). Expression systems for heterologous production of antimicrobial peptides. Peptides 38, 446–456. doi: 10.1016/j.peptides.2012.09.020

Rahman Md R.T., Fliss I., and Biron E. (2022) Insights in the development and uses of alternatives to antibiotic growth promoters in poultry and swine production. Antibiotics (Basel), 11(6): 766.

Scott, H.M.; Acuff, G.; Bergeron, G.; Bourassa, M.W.; Gill, J.; Graham, D.W.; Kahn, L.H.; Morley, P.S.; Salois, M.J.; Simjee, S. (2019). Critically important antibiotics: Criteria and approaches for measuring and reducing their use in food animal agriculture. Annals of The New York Academy of Sciences, 1441, 8–16.

Shehata A.A, Yalçın S., Latorre J.D, Basiouni S, Attia Y.A, El-Wahab A.A, et al (2022). Probiotics, prebiotics, and phytogenic substances for optimizing gut health in poultry. Microorganisms. 10(2):395-403

Thacker P. (2013). Alternatives to antibiotics as growth promoters for use in swine production: a review. Journal of Animal Science and Biotechnology 14;4(1):35. doi: 10.1186/2049-1891-4-35.

Tutida Y.H., Montes J.H., Borstnez K.K., Siqueira H.A., Guths M.F., Moreira F., et al (2021). Effects of in feed removal of antimicrobials in comparison to other prophylactic alternatives in growing and finishing pigs. Arquivo Brasileiro de Medicina Veterinária e Zootecnia. 73(6):1381-1390

Wei S., Gutek A., Lilburn M., Yu Z.. (2013) Abundance of pathogens in the gut and litter of broiler chickens as affected by bacitracin and litter management. Vet Microbiol. 166:595–601.

Xu B., Fu J., Zhu L.,Li Z., Jin M., Wang Y. (2021). Overall assessment of antibiotic substitutes

for pigs: a set of meta-analyses. Journal of Animal Science and Biotechnology. 12:3 https://doi.org/10.1186/s40104-020-00534-2

Zhang W., Sack D.A. (2012) Progress and hurdles in the development of vaccines against enterotoxigenic Escherichia coli in humans. Expet Rev Vaccine.11:677–694. doi: 10.1586/erv.12.37.