• Home /
  • Bộ môn Nội – Chẩn – Dược lý

Bộ môn Nội – Chẩn – Dược lý

Thông tin bộ môn

Bộ môn Nội – Chẩn – Dược lý

Địa chỉ: Phòng 215, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại:

Email:

Giới thiệu

Bộ môn Nội – Chẩn – Dược lý hiện nay, với truyền thống hơn nửa thế kỷ, đã trực tiếp tham gia đào tạo bậc đại học ở tất cả các khóa chính qui, hàm thụ, tại chức, đào tạo sau đại học và trên đại học, ngoài ra còn tham gia đào tạo cả các hệ cao đẳng, trung cấp… góp phần quan trọng vào sự nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao (về thú y, chăn nuôi và thủy sản) cho đất nước.

Bộ môn cũng luôn đi trước, đón đầu nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài phục vụ tốt cho sản xuất chăn nuôi phát triển và bảo vệ sức khỏe cộng đồng như: Bệnh nhiệt đới, cây làm thuốc, kháng kháng sinh, stress, chế phẩm vi sinh vật, độc tố nấm mốc, tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi … đã sớm được triển khai có hiệu quả tốt. Không những thế, nhiều kết quả nghiên cứu đã đúc kết thành lý thuyết mới, dùng bổ xung và nâng cao chất lượng các giáo trình, bài giảng, làm tài liệu tham khảo cho cả trong và ngoài nước.

Lịch sử bộ môn

Ở các nước tiên tiến, bộ môn là đơn vị khoa học, đơn vị hành chính nhỏ nhất, nhưng lại là cơ bản nhất, quan trọng nhất tại các trường đại học. Gần như mỗi môn học là một bộ môn. Bộ môn có vai trò quyết định trong các hoạt động chuyên sâu với chất lượng cao của mỗi môn học, nhằm đảm bảo tốt cho việc đào tạo, NCKH và giao lưu, hội nhập quốc tế.

Bộ môn cũng là nơi rèn luyện chủ yếu để “TRỒNG THẦY” vì có “trồng thầy” tốt thì mới “trồng người” tốt được.

Ở Việt Nam, (nhất là những năm trước đây) tại các trường Đại học, việc xác lập các bộ môn, chủ yếu dựa vào vấn đề nhân sự, vào bộ máy quản lý hành chính và hơn thế còn phải dựa vào hệ thống tổ chức Đảng của nhà trường.

Do đó, việc tách hay nhập, nhập rồi lại tách của các bộ môn, dẫn đến việc đổi tên bộ môn, là việc làm vẫn thường diễn ra trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển của nhà trường, của các khoa, trong đó có khoa Thú y.

Bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất hiện nay, với truyền thống hơn nửa thế kỷ, đã trực tiếp tham gia đào tạo bậc đại học ở tất cả các khóa chính qui, hàm thụ, tại chức, đào tạo sau đại học và trên đại học, ngoài ra còn tham gia đào tạo cả các hệ cao đẳng, trung cấp… góp phần quan trọng vào sự nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao (về thú y, chăn nuôi và thủy sản) cho đất nước.

Bộ môn cũng luôn đi trước, đón đầu nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài phục vụ tốt cho sản xuất chăn nuôi phát triển và bảo vệ sức khỏe cộng đồng như: Bệnh nhiệt đới, cây làm thuốc, kháng kháng sinh, stress, chế phẩm vi sinh vật, độc tố nấm mốc, tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi … đã sớm được triển khai có hiệu quả tốt. Không những thế, nhiều kết quả nghiên cứu đã đúc kết thành lý thuyết mới, dùng bổ xung và nâng cao chất lượng các giáo trình, bài giảng, làm tài liệu tham khảo cho cả trong và ngoài nước.

Đội ngũ giảng viên, công nhân viên ngày càng trưởng thành, cở sở vật chất ngày một phong phú và hiện đại hơn.

Cùng với sự trưởng thành của khoa, của nhà trường, bộ môn Nội – Chẩn – Dược lý rất tự hào và tự tin, vì:

  • 60 năm đã qua là niềm vui, tự hào, nguồn động lực để vươn lên của mỗi thành viên trong bộ môn.
  • Những năm tới, bộ môn vẫn sẽ là nơi ươm trồng các mầm cây “HIỀN TÀI” cho đất nước Việt Nam cường thịnh, giàu đẹp và văn minh.

Mùa thu năm 1956, khi trường Đại Học Nông Lâm mới thành lập, tại khoa Chăn Nuôi Thú Y chưa có các bộ môn chuyên môn.

Tháng 12/ 1958, sau khi hợp nhất trường Đại Học Nông Lâm với 1 số Viện (Viện khảo cứu trồng trọt, Viện khảo cứu chăn nuôi …) và đổi tên thành Học Viện Nông Lâm; lúc này mới có các bộ môn chuyên môn.

    Năm 1959, bộ môn Nội – Chẩn (trong đó có cả Ngoại khoa) được thành lập. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Môn được chia thành các giai đoạn sau:

1.1. Giai đoạn từ năm 1959 – 1965 (giai đoạn khoa Chăn nuôi thú y)

Bộ môn do thầy Phùng Mạnh Chí (tốt nghiệp trường Cao đẳng Thú y Đông Dương thời Pháp thuộc) làm trưởng bộ môn đầu tiên và giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu.

Năm 1960, một số thầy cô tốt nghiệp ở Trung Quốc về nước trong đó có thầy Phạm Gia Ninh và cô Phạm Thị Xuân Vân được phân công về bộ môn đảm nhiệm công tác giảng dạy các môn Chẩn đoán – Nội khoa. Cô Phạm Thị Xuân Liên (tốt nghiệp trường trung cấp Nông lâm Chèm) về tham gia phục vụ thực tập môn Chẩn đoán, Nội khoa và xét nghiệm lâm sàng. Thầy Đoàn xuân Cương, tốt nghiệp trung cấp thú y ở Liên xô (cũ) tham gia hướng dẫn thực hành chẩn đoán lâm sàng Nội-Ngoại khoa.

Năm 1961, thầy Nguyễn Như Viên (tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội) về giảng dạy môn Dược lý thú y, cô Nguyễn Thị Đào (tốt nghiệp trung cấp Nông lâm Chèm) về tham gia phục vụ thực tập môn Dược lý thú y. Lúc này môn học Dược lý thú y thuộc bộ môn Sinh lý, Hóa sinh, Dược lý. Thầy Viên là người đã viết giáo trình Dược lý học Thú y đầu tiên ở nước ta (1967)

Sau đó, tổ Dược lý từ bộ môn Sinh lý – Hóa sinh – Dược lý hợp nhất về bộ môn Nội- Chẩn. Do đó, bộ môn có tên mới là bộ môn Chẩn – Nội – Ngoại – Dược.

Năm 1962, thầy Phạm Khắc Hiếu tốt nghiệp đại học Nông nghiệp I về đảm nhiệm giảng dạy môn Ngoại khoa thú y. Sau đó đảm nhiệm giảng dạy môn Dược lý học cùng thày Nguyễn Như Viên và chuyên trách môn Dược liệu học Thú y (môn Ngoại khoa chuyển sang thày Huỳnh Văn Kháng khi thày Kháng về bộ môn làm việc). Trong thời gian công tác thầy còn kiêm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo khác: Phó trưởng bộ môn Dược Lý (1966, khi bộ môn Dược lý tách thành bộ môn độc lập), Phó trưởng phòng khoa học (1978 – 1983), Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (1983 – 1985); Phó hiệu trưởng trường (1986 – 1992), Thư ký công đoàn khoa; Thường vụ công đoàn trường; Bí thư LCĐ khoa CNTY, Ủy viên thường vụ Đoàn TN trường. Bí thư chi bộ lưu học sinh tại Hungari, Liên chi ủy khoa Thú y; Thường vụ Đảng ủy trường; Ủy viên ban chấp hành trung ương hội thú y Việt Nam, Ủy viên ban biên tập tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Ủy viên ban biên tập lịch sử ngành thú y Việt Nam. Bên cạnh việc giảng dạy, NCKH và công tác xã hội, thầy vẫn dành thời gian viết sách như: (1) Dược liệu học thú y (1964); (2) Dược lý học thú y (1995); (3) Stress trong đời sống của người và vật nuôi (1996); (4) Độc chất học thú y (1997); (5) Kỹ thuật nghề thú y (chủ biên, 3 tập, 2004 – 2006); (6) Kỹ thuật Chăn nuôi – Thú y (2004); (7) Dược lý học Thú y (2008); (8) Dược lý học phân tử ứng dụng trong Thú y (2 tập, 2016); (9) Đồng tác giả với thầy Phạm Ngọc Thạch: Chẩn đoán bệnh và bệnh nội khoa gia súc (2008); (10) Đồng tác giả với thầy Vũ Như Quán: Ngoại khoa Thú y (2008); (11) Lịch sử ngành Thú y Việt Nam (đồng tác giả, 1999). Đã viết và công bố hơn 40 bài báo (trong đó có 3 bài công bố ở nước ngoài).

Cùng năm 1962, thầy Phạm Văn Khẩn tốt nghiệp trường Trung cấp Nông lâm Chèm (1962), về bộ môn đảm nhiệm hướng dẫn thực tập môn Thú y Cơ bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Nông nghiệp I (năm 1969) thày đảm nhiệm giảng dạy môn học thú y cơ bản. Năm 1974, thầy đảm nhiệm trưởng bệnh viện thú y, kiêm phó bộ môn.

Năm 1963, thầy Lê Minh Tân (tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I) về bộ môn công tác ở tổ Nội – Chẩn. Sau đó đi NCS ở Liên Xô (cũ). Tốt nhiệp Phó tiến sỹ, về lại bộ môn. Sau ngày thống nhất đất nước, về công tác tại miền Nam .

Năm 1964, thầy Hồ Văn Nam và thầy Huỳnh Văn Kháng (tốt nghiệp Đại học Trung Quốc (năm 1962) về giảng dạy tại bộ môn. Thầy Hồ Văn Nam được bổ sung về tổ Nội – Chẩn, Thầy Huỳnh Văn Kháng về dạy môn Ngoại khoa thay thầy Phạm Khắc Hiếu chuyển sang xây dựng môn học mới: môn Dược liệu học thú y. Các cán bộ trung cấp lúc này còn có Thầy Nguyễn Văn Thơm, cô Phan Thị Bích Thục. Công nhân phục vụ thực tập có các cô Nguyễn Thị Hợi, Đỗ Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Hòa và anh Nguyễn Văn Sâm.

Ngày 22/01/1964 Bệnh xá gia súc được khánh thành, là cơ sở thực hành quan trọng nằm trong bộ môn, nên từ đó bộ môn có tên: Chẩn – Nội – Ngoại – Dược – Bệnh xá gia súc. Đến ngày 30/05/ 1964, khoa lại có sự điều chỉnh, sát nhập hợp nhất với bộ môn Sản khoa – Thụ tinh nhân tạo, thành bộ môn Chẩn – Nội – Ngoại – Sản khoa thụ tinh – Dược – Bệnh xá gia súc. Thầy Phùng Mạnh Chí vẫn là trưởng bộ môn, thầy Nguyễn Văn Hưởng làm phó bộ môn. Toàn bộ môn lúc này hình thành 3 tổ công tác: Tổ Nội – Chẩn – Bệnh xá gia súc; Tổ Dược lý- Dược liệu và Tổ Ngoại – Sản – Thụ tinh nhân tạo.

1.2. Giai đoạn 1965 – 1970 (giai đoạn tách 2 khoa Thú y và Chăn nuôi lần thứ nhất )

Năm 1965, thầy Lê Minh Chí (thú y khóa 6 đại học Nông nghiệp I) được bổ sung về tổ Nội – Chẩn – Bệnh xá gia súc (cần nhớ là: lúc đầu gọi Bệnh xá gia súc về sau gọi Bệnh xá thú y sau nữa mới là Bệnh viện thú y).

Năm học 1965-1966, sau khi tách khoa, đã nâng cấp: tổ Nội – Chẩn – Bệnh xá gia súc thành bộ môn Nội-Chẩn-Bệnh xá gia súc (thường ngày vẫn quen gọi tắt là bộ môn Nội chẩn). Tổ Dược lý – Dược liệu thành bộ môn Dược Thú y (thường ngày vẫn quen gọi tắt là bộ môn Dược lý). Tổ Ngoại – Sản – Thụ tinh nhân tạo chuyển về khoa Chăn Nuôi, thành lập Bộ môn mới (vì lý do sắp xếp nhân sự). Thầy Nguyễn Như Viên là trưởng, thầy Phạm khắc Hiếu là phó bộ môn Dược thú y. Thầy Phùng Mạnh Chí vẫn là trưởng bộ môn Nội-Chẩn-Bệnh xá gia súc.

Năm 1966, thầy Nguyễn Huy Thông và thầy Nguyễn Huy Tấn (K7) được bổ sung về bộ môn Nội – Chẩn – Bệnh xá thú y.

Năm 1967, Bộ môn Dược lý tiếp nhận cô Lê Thị Phương Lan và Bộ môn Nội – Chẩn tiếp nhận thầy Nguyễn Hồng Bàng (cả hai cùng tốt nghiệp ở Hoa Nam Nông học viện) về giảng dạy. Thầy Bàng là người đầu tiên thực hiện các ca “phẫu thuật thẩm mỹ” vá mũi trâu ở Việt Nam.

Năm 1969, cô Phan Thị Bích Thục về làm Kỹ thuật viên tại bộ môn Nội -Chẩn- Bệnh xá thú y..

1.3. Giai đoạn 1970 – 1977 (tái hợp nhất 2 khoa TY và CN)

Sau khi tái nhập 2 khoa TY và CN (1970), có sự điều chỉnh các bộ môn trong khoa.

Năm 1971, hai bộ môn: Nội – Chẩn – Bệnh xá Thú y và bộ môn Dược Thú y được cơ cấu lại và điều chỉnh tên gọi là bộ môn Nội – Chẩn – Dược. Thầy Phạm Gia Ninh đảm nhiệm vai trò trưởng bộ môn Nội Chẩn Dược.

Tháng 6 năm 1974, Thầy Phạm khắc Hiếu hoàn thành bảo vệ luận án Phó tiến sỹ ở Hungari, cuối năm đó (1974) thầy Hồ Văn Nam cũng hoàn thành luận án Phó tiến sỹ tại Viện thú y Mascơva, (Liên Xô cũ), trở về công tác giảng dạy ở bộ môn.

Năm 1975, Bộ môn tiếp nhận cô Nguyễn Thị Đào Nguyên tốt nghiệp khóa 8 trường đại học Nông nghiệp I về công tác bên tổ Nội – Chẩn. Trong thời gian công tác, cô đã tham gia viết hai cuốn giáo trình là Chẩn đoán bệnh thú y và Bệnh nội khoa gia súc.

1.4. Giai đoạn 1977 – 1984 (tách 2 khoa TY và CN lần thứ 2)

Ngày 01 tháng 9/1977, khoa Chăn nuôi Thú y lại tách thành hai khoa: Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y. Khoa Thú y do thầy Phạm Gia Ninh làm trưởng khoa. Bộ môn lúc này vẫn lấy tên là bộ môn Nội – Chẩn – Dược; Do thầy Hồ văn Nam làm trưởng bộ môn.

Năm 1977, Thầy Sử An Ninh về công tác tại bộ môn, đảm nhiệm giảng dạy môn Thú y cơ bản. Đến năm 1980, thầy rời bộ môn đi làm chuyên gia giảng dạy ở nước ngoài (châu Phi).

Cũng trong năm 1977, cô Hoàng Thị Nguyên về làm kỹ thuật viên tại bộ môn.

Năm 1978, Cô Lê Thị Ngọc Diệp tốt nghiệp trường Đại học Thú y Bungari (năm 1978) về giảng dạy tại tổ Dược lý. Trong thời gian công tác cô đã tham gia viết các giáo trình như: Dược lý học thú y (1997); Chủ biên cuốn giáo trình Độc chất học thú y (2006). Ngoài ra cô còn tham gia viết hai cuốn sách tham khảo: Stress trong đời sống người và vật nuôi (1998), Nấm mốc và độc tố Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi (2003).

Năm 1977, cô Bùi Thị Tho tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội được bổ sung về giảng dạy bên tổ Dược lý. Trong thời gian công tác, cô đã tham gia làm ủy viên BCH LCĐ khoa CNTY; Ủy viên BCH Công đoàn khoa CNTY và Trợ lý đào tạo sau đại học. Không chỉ giảng dạy cô còn tham gia biên soạn nhiều cuốn giáo trình phục vụ cho giảng dạy và tham khảo: Độc chất học thú y (xuất bản năm 2006, đồng tác giả với cô Lê thị Ngọc Diệp), Dược liệu học thú y (xuất bản năm 2009); Sách tham khảo có: Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y (xuất bản năm 2003), Phòng trị một số bệnh thường gặp của gia súc và gia cầm (xuất bản năm 2004), Dược lý học thú y (xuất bản năm 2016).

Cũng trong năm 1978, Bộ môn tiếp nhận thầy Chu Đức Thắng tốt nghiệp đại học Nông nghiệp Hà Nội về công tác tại bộ môn. Thầy đảm nhận giảng dạy các môn học: Chẩn đoán bệnh thú y, Bệnh Nội khoa gia súc, Chẩn đoán – Nội khoa, Thú y cơ bản và giảng dạy cao học môn: Bệnh nội khoa gia súc và chẩn đoán bệnh thú y. Năm 1997, thầy hoàn thành luận văn Tiến sỹ tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong thời gian công tác tại bộ môn, ngoài công tác giảng dạy thầy còn đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo then chốt: PGĐ Trung tâm chó nghiệp vụ trường Đại học Nông nghiệp, Phó bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất nhiệm kỳ 2006 – 2011; Chủ tịch công đoàn khoa nhiệm ký 2010 – 2013, Giám đốc bệnh viện Thú Y (từ năm 2011 – 2016).

Năm 1980, thầy Phạm Ngọc Thạch tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 về công tác tại bộ môn. Đảm nhiệm công tác giảng dạy các môn học của tổ Nội Chẩn. Luôn không ngừng học hỏi phấn đấu thầy còn dành nhiều thời gian viết sách chia sẻ những kinh nghiệm qua nhiều cuốn sách hay, hữu ích như: Chủ biên giáo trình Bệnh nội khoa gia súc, xuất bản năm 2006, Chủ biên giáo trình Chẩn đoán – Nội khoa gia súc cho cao đẳng, xuất bản năm 2006, Chủ biên giáo trình Chẩn đoán bệnh và Bệnh nội khoa, NXBGD 2008, Chủ biên giáo trình Chẩn đoán và Bệnh nội khoa thú y, NXBNN 2009, Chủ biên giáo trình thú y cơ bản, NXBNN, 2011, Chủ biên giáo trình chẩn đoán hình ảnh, NXBNN, 2011. Tài liệu tham khảo có: Những bí quyết chẩn đoán bệnh cho chó, nhà xuất bản NN năm 2006, Kỹ thuật chẩn đoán và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, nhà xuất bản NN năm 2006, Cẩm nang nuôi chó NXBNN, 2010, Nuôi chó trong gia đình NXBNN, 2011, Sổ tay điều trị bệnh cho gia súc và gia cầm NXBNN, 2011, Truyền dịch trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc NXBNN, 2011. Không chỉ đảm nhiệm xuất sắc công tác giảng dạy thầy còn đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo quan trọng khác: Phó trưởng bộ môn Nội – Chẩn – Dược, nhiệm kỳ 2001- 2006, Giám đốc Bệnh viện thú y, nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2001- 2006, Trưởng bộ môn: Nội – Chẩn – Dược – Độc chất, nhiệm kỳ 2006 – nay.

1.5. Giai đoạn 1984 – 2007 (tái hợp nhất khoa CNTY lần thứ 2)

   Năm 1984, khoa Chăn nuôi và khoa Thú y được sát nhập trở lại thành khoa Chăn nuôi – Thú y. Bộ môn lúc này do thầy Huỳnh Văn Kháng làm Trưởng bộ môn. Cũng trong năm này, thầy Hồ Văn Nam được phong tặng danh hiệu Phó giáo sư. Thầy Phạm Khắc Hiếu được bổ nhiệm giữ chức Phó hiệu trưởng nhà trường giai đoạn 1986 – 1992.

Năm 1988, Thầy Hồ Văn Nam hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Liên Xô cũ.

Năm 1991, Thầy Hồ Văn Nam được phong tặng danh hiệu Giáo sư. Thầy Phạm Khắc Hiếu được phong tặng danh hiệu Phó giáo sư.

Năm 1993, cô Nguyễn Thị Đào Nguyên hoàn thành luận án Tiến sỹ. Giai đoạn từ năm 1994 – 2001, cô đảm nhiệm Phó bộ môn.

Năm 1996, thầy GS. TS. Hồ Văn Nam được bổ nhiệm làm trưởng bộ môn (nhiệm kỳ 1996 – 2000).

Năm 2001, cô Lê Thị Ngọc Diệp được đề bạt làm trưởng bộ môn (nhiệm kỳ 2001 – 2005).

Năm 2002, Thầy Đào Công Duẩn về bộ môn công tác, đảm nhiệm giảng dạy môn Dược lý.

Năm 2003, Thầy Đàm Văn Phải được nhận về công tác tại bộ môn, đảm nhiệm giảng dạy các môn học của tổ Nội – Chẩn.

Năm 2006, cô Lê Thị Ngọc Diệp được phong tặng Phó giáo sư.

Nhiệm kỳ 2006 – 2011 thầy Phạm Ngọc Thạch giữ chức vụ trưởng bộ môn. Cũng năm, thầy đã được phong tặng danh hiệu Phó giáo sư. Trong năm 2006 này, cô Phạm Thị Lan Hương (thú y K45, cao học K15) về bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn bên tổ Nội – Chẩn.

Năm 2007, cô Bùi Thị Tho được phong tặng danh hiệu Phó giáo sư.

Tháng 1/2008, Thầy Đào Công Duẩn đi học thạc sỹ tại Úc.

1.6. Giai đoạn từ năm 2007 đến 2016 (tách khoa TY và CN lần thứ 3)

Năm 2007, Khoa Chăn nuôi – Thú y lại tách thành hai khoa: Khoa Chăn nuôi – Nuôi trồng thủy sản và Khoa Thú y. Bộ môn đổi tên thành: Bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất, do thầy PGS. TS. Phạm Ngọc Thạch làm trưởng bộ môn và thầy PGS. TS. Chu Đức Thắng làm phó bộ môn. Với chủ trương mới của khoa về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ cho giảng dạy, bộ môn đã tuyển dụng thêm nhiều cán bộ mới: năm 2008, cô Nguyễn Thị Thanh Hà (thú y K46) về giảng dạy môn Độc chất tại bộ môn và thầy Nguyễn Văn Minh (thú y K47) về giảng dạy các môn bên tổ Nội – Chẩn. Cũng trong năm này, bộ môn tuyển cô Nguyễn Thị Phương (thú y K43) về chuẩn bị thực tập cho tổ Nội – Chẩn.

Năm 2009, Thầy Nguyễn Thành Trung (Thú y K48) về giảng dạy môn Dược liệu. Cô Trần Thị Ánh (Thú y K48) về đảm nhiệm chuẩn bị thực tập các môn học bên tổ Dươc – Độc chất.

Năm 2010, Cô Nguyễn Thị Hằng (thú y K48) về giảng dạy môn Dược lý.

Tháng 4/2010, cô Nguyễn Thị Thanh Hà đi làm NCS tại Nhật Bản.

Tháng 10/2010, thầy Đào Công Duẩn hoàn thành ThS tại Úc trở về nước. Cùng trong năm này, thầy Đàm Văn Phải đi học ThS tại Úc và Thầy đã hoàn thành khóa học ThS trở lại bộ môn công tác từ tháng 11/ 2011

Tháng 4/2011, thầy Nguyễn Thành Trung đi học ThS tại Hàn Quốc.

Năm 2014, Thầy Chu Đức Thắng được phong tặng danh hiệu Phó giáo sư .

Tháng 4 / 2014 Thầy Nguyễn Thành Trung tốt nghiệp Ths Hàn Quốc trở về bộ môn làm việc và tiếp tục đi học TS tại Nhật bản từ tháng 4 năm 2016.

Tháng 6 /2013 Cô Nguyễn Thị Hằng đi học ThS tại Australia. Tháng 8/ 2015 Cô đã tốt nghiệp ThS và trở về công tác tại bộ môn.

Tháng 4/2014 Thầy Nguyễn Mạnh Tường đi học ThS tại Nhật Bản và đã hoàn thành khóa học trở về bộ môn làm việc từ tháng 4/ 2016.

Tháng 2/ 2015 Cô Nguyễn Thị Bẩy về giảng dạy bên tổ Nội – Chẩn của bộ môn.

Tháng 8/2015 cô Phạm Thị Lan Hương bắt đầu học TS trong nước.

Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn đã có 01 GS.TSKH, 06 PGS, 10 TS, 12 BSTY. Hiện nay Bộ môn đang có 02 PGS, 05 cán bộ đang theo học Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ và 01 cán bộ đang theo học ThS.

Trưởng bộ môn

TS. Đàm Văn Phải

dvphai@vnua.edu.vn

Phó Trưởng bộ môn

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà

Giảng viên

TS. Phạm Thị Lan Hương

Kỹ thuật viên

Ths. Trần Thị Ánh

Giảng viên

TS. Nguyễn Mạnh Tường

Kỹ thuật viên

Ths. Nguyễn Thị Phương

Giảng viên

TS. Nguyễn Thành Trung

nguyenthanhtrung@vnua.edu.vn

Giảng viên

TS. Nguyễn Thị Hằng

hang.phar2012@gmail.com

2.1. Giảng dạy đại học

Các môn học giảng dạy cho ngành Thú y

  1. Chẩn đoán bệnh Thú y
  2. Bệnh nội khoa Thú y
  3. Dược lý học thú y
  4. Độc chất học thú y
  5. Dược liệu học thú y
  6. Dược lý học lâm sàng thú y (môn tự chọn)
  7. Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y (môn tự chọn)
  8. Chẩn đoán hình ảnh
  9. Bệnh do rối loạn dinh dưỡng

Các môn học giảng dạy cho ngành Chăn nuôi – Thú y

  1. Chẩn đoán bệnh và Bệnh nội khoa thú y 4. TY03043_ĐCHP_TTNN
  2. Dược và Độc chất học thú y

Các môn học giảng dạy cho ngành Sư phạm kỹ thuật và Khuyến nông

  1. Thú y cơ bản

2.2. Giảng dạy cao học

  1. Chẩn đoán bệnh thú y
  2. Bệnh Nội khoa thú y
  3. Dược lý thú y
  4. Độc chất thú y
  5. Dược học cổ truyền thú y
  6. Dược lý học lâm sàng thú y

Định hướng nghiên cứu

Hướng nghiên cứu chính

+ Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về Bệnh nhiệt đới thú y, nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm (và các thú nuôi khác) đồng thời góp phần đảm bảo an toàn sinh học trong chuỗi “dây chuyền sống” từ trang trại, thiên nhiên, đến bàn ăn của cộng đồng. Trong một số năm trước mắt tập trung nghiên cứu các đề tài:

– Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý hội chứng tiêu chảy ở gia súc và biện pháp phòng trị.

– Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý hội chứng rối loạn hô hấp ở gia súc và biện pháp phòng trị.

+ Tiếp tục nghiên cứu khai thác sử dụng nguồn dược liệu vô cùng phong phú và quí giá của Việt Nam trong lĩnh vực phòng trị bệnh cho vật nuôi và cải thiện điều kiện sống của chúng, nhằm đảm bảo an toàn sinh học vật nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Cụ thể:

– Nghiên cứu các dược liệu chứa kháng sinh thực vật dùng trong Chăn nuôi và Thú y.

– Nghiên cứu tác dụng của một số dược liệu trong phòng trị Nội, Ngoại ký sinh trùng thú y ở Việt Nam.

+ Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh thú y, tìm biện pháp hữu hiệu và khả thi nhằm hạn chế tính kháng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh.

+ Mở rộng đề tài nghiên cứu về tồn dư thuốc thú y trong sản phẩm chăn nuôi, nhằm đề xuất giải pháp sử dụng thuốc an toàn, góp phần tạo ra sản phẩm “sạch” cho người tiêu dùng. Cụ thể:

– Nghiên cứu dược động học của một số thuốc kháng sinh thông dụng, trên một số loài vât nuôi của Việt Nam. Ứng dụng trong điều trị.

– Kiểm tra mức độ tồn dư một số loại thuốc thú y thường dùng trong thịt, trứng… Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng thuốc tốt, theo tiêu chuẩn WHO.

+ Phối hợp nghiên cứu với các bộ phận, cơ quan khác:

– Nghiên cứu và tham gia bảo tồn quĩ gen vật nuôi (gà H. Mông, Lợn Peintrain).

– Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evensi trên đàn trâu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị.

Các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học