Thông tin bộ môn
Department of Veterinary Anatomy – Histology – Embryology
Address: Room 211, Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam University of Agriculture, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi
Phone: +84 24 66578908
Email: vet.anatomy@vnua.edu.vn
Department of Veterinary Anatomy – Histology – Embryology
Address: Room 211, Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam University of Agriculture, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi
Phone: +84 24 66578908
Email: vet.anatomy@vnua.edu.vn
The Department of Veterinary Anatomy – Histology – Embryology was established in 1958.
Number of faculty members: 11
Address: Room 104, Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam National University of Agriculturel, Gialam – Hanoi – Vietnam
Phone: + 84.43.67625884; Fax: 84.43.67625883
Email: giaiphauthuy@gmail.com
BỘ MÔN GIẢI PHẪU – TỔ CHỨC – PHÔI THAI
Department of Anatomy and Histology
Những ngày đầu thành lập
Tháng 9/1956, Trường tổ chức tuyển sinh đào tạo 500 sinh viên cho 4 ngành Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Lâm nghiệp và Cơ khí Nông nghiệp. Lúc đó Thầy Phạm Khắc Mai, tốt nghiệp trường Thú y Đông Dương niên khóa 1940 – 1943, đảm nhận chức vụ trưởng khoa Chăn nuôi – Thú y.
Năm 1958, một số viện khảo cứu được sát nhập với trường, trường đổi tên thành Học viện Nông Lâm. Thầy Nguyễn Xuân Hoạt (tốt nghiệp trường Thú y Đông dương niên khóa 1935-1937) thành lập bộ môn Giải phẫu – Tổ chức vào năm này và là trưởng bộ môn đầu tiên. Thầy là người đặt nền móng cho môn học Giải phẫu vật nuôi và Tổ chức học cho các trường Trường Đại học nông nghiệp của Việt Nam. Thầy Hoạt dạy cả hai môn Giải phẫu và Tổ chức cùng hai giảng viên thực hành là Thầy Lưu Hữu Dũng và Cô Trần Thị Vân (tốt nghiệp trường Trung cấp Nông lâm trung ương khóa 2, năm 1957) vơi sự hỗ trợ của Cô Lê Thị Xuân Lanh (sau này trở thành kỹ thuật viên sản xuất tiêu bản giải phẫu; Cô mất năm 2007).
Năm 1961, Thầy Trần Phúc Thành (tốt nghiệp khóa 1 của trường về giảng dạy môn Giải phẫu vật nuôi. Cuối năm 1961, Trường chuyển từ Văn Điển, xã Quỳnh Đô, huyện Thanh Trì về xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (địa điểm hiện nay của trường). Phòng làm việc của Bộ môn Giải phẫu- Tổ chức tại khu thí nghiệm nhà chữ E (nay là Khoa Công nghệ thực phẩm).
Năm 1962, Thầy Trần Duy Ty (tốt nghiệp Trường T.C.N.L.T.Ư khóa VII) về dạy thực tập môn giải phẫu. Lúc này Thầy Lưu Hữu Dũng vào chi viện cho miền nam, góp phần xây dựng cơ sở chă nuôi thú y cho những vùng miền Nam giải phóng.
Bộ môn trực thuộc khoa Chăn nuôi – Thú y Đại học Nông nghiệp
Năm 1963, Thầy Phạm Đức Lộ (sinh viên khóa 1 của Trường, sang Trung Quốc từ năm 1960 học chuyên sâu về Giải phẫu và Tổ chức tại Bắc Kinh) về dạy môn Tổ chức học. Năm này, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp. Do nhu cầu bồi dưỡng nâng cao cán bộ, Cô Trần Thị Vân học chuyên tu khóa 1. Năm 1964, Bộ môn được bổ sung thêm Bà Nguyễn Thị Hồng Huệ (tốt nghiệp T.C.N.L.T.Ư khóa 8) về phụ trách sản xuất tiêu bản Tổ chức học.
Năm 1966, Khoa CNTY tách thành 2 khoa Chăn nuôi và Thú y. Cô Phạm Thị Xuân Vân (nguyên giảng dạy Chẩn đoán Nội khoa) được phân công về giảng dạy môn Giải phẫu. Cũng năm đó Thầy Hồ Văn Nam chuyển từ Bộ Nông trường về bộ môn Nội Chẩn.
Bộ môn trực thuộc khoa Chăn nuôi – Thú y Đại học Nông nghiệp
Ngày 14/8/1967, trường ĐH Nông nghiệp II được thành lập. Thầy Trần Phúc Thành chuyển về trường II đảm nhận chức vụ Phó hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y (Thầy mất năm 1988). Cũng năm 1967, Trường Đại học Nông nghiệp đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp 1. Bộ môn tiếp nhận Thầy Hồ Đình Chúc (tốt nghiệp thú y khóa 6) về dạy môn Giải phẫu. Trong năm này, Thầy Trần Duy Ty được cử học Tại chức khóa 1 còn bà Lê Thị Xuân Lanh chuyển về Công ty gia cầm Hà Nội. Bộ môn tiếp nhận bà Nguyễn Thị Thơi về làm tiêu bản giải phẫu và chuẩn bị thực tập. Từ năm 1967 đến tháng 10/1992, Cô Phạm Thị Xuân Vân là trưởng Bộ môn, tổ môn Tổ chức học làm việc tại tầng 2 nhà Hành chính, tổ môn Giải phẫu làm việc tại xưởng cưa. Năm 1968, Cô Trịnh Thị Thơ Thơ (Thú y khóa 7) về giảng dạy môn Tổ chức học.
Năm 1969, Thầy Nguyễn Đình Nhung về dạy Giải phẫu và Thầy Đỗ Đức Việt về dạy Tổ chức học. Năm 1970, Thầy Hồ Đình Chúc chuyển sang bộ môn Truyền nhiễm còn bà Nguyễn Thị Thơi về xưởng in. Bộ môn được tiếp nhận bà Tô Mỹ Nhi (tốt nghiệp T.C.N.L.T.Ư
khóa 12) về chuẩn bị thực tập và sản xuất tiêu bản giải phẫu. Năm này Bộ môn đã dần dần lớn mạnh, nghiên cứu là sức sống của bộ môn. Từ năm 1970-1974, theo chủ trương của Trường, bốn môn học được sát nhập thành Bộ môn Giải phẫu -Tổ chức – Bệnh lý với các tổ:
Tổ môn Giải phẫu gồm Cô Phạm Thị Xuân Vân (Trưởng Bộ môn, phụ trách môn học), Thầy Nguyễn Đình Nhung, Thầy Trần Duy Ty và Cô Tô Mỹ Nhi (kỹ thuật viên).
Tổ môn Tổ chức học gồm Thầy Nguyễn Xuân Hoạt, Thầy Phạm Đức Lộ (phó Bộ môn, phụ trách môn học), Thầy Đỗ Đức Việt, Cô Trịnh Thị Thơ Thơ. Cô Nguyễn Thị Hồng Huệ phụ trách sản xuất tiêu bản.
Tổ môn Giải phẫu bệnh lý có Thầy Cao Xuân Ngọc (Tổ trưởng tổ môn), Cô Tạ Thị Vịnh (dạy Sinh lý bệnh), Cô Lê Thị Khiêm (sản xuất tiêu bản).
Năm 1971, Thầy Nguyễn Xuân Hoạt về hưu (Thầy mất năm 1982).
Thời kỳ Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc
Năm 1972, Mỹ leo thang đánh phá miến Bắc, Khoa Thú y sơ tán về Tuyên Quang trong đó Tổ môn Giải phẫu về Tân Hồng, chủ nhiệm lớp Thú y 15; Tổ môn Tổ chức học về Tân Thịnh và Tân Phúc, chủ nhiệm lớp Chăn nuôi 15. Giải phẫu bệnh lý về Sơn Dương, giảng dạy Thú y khóa 13, 14. Thầy Cao Xuân Ngọc (do điều kiện sức khỏe) và Cô Lê Thị Khiêm (mới sinh con) ở lại làm việc tại Bộ môn. Thầy Nguyễn Đình Nhung được phân công về hướng dẫn 16 sinh viên lớp Thú y 13 đi thực tập tốt nghiệp tại huyện Lý Nhân và huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh từ tháng 5-11/1972.
Tháng 3/1973, sau Hiệp định Pari, Khoa trở về Trường từ khu sơ tán Sơn Dương (Tuyên Quang). Đến năm 1974, bộ môn tách ra thành 2 bộ môn: Giải phẫu tổ chức và Bệnh lý.
Từ ngày đất nước thống nhất
Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức, khoa CNTY (1975-1977)
Năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cô Nguyễn Thị Hồng Huệ vào miền Nam. Năm 1976 cô Nguyễn Thị Kim Thoa về Bộ môn, phụ trách sản xuất tiêu bản tổ chức. Thầy Phạm Văn Tự (Thú y khóa 16) về dạy Giải phẫu. Trong những năm 1974-1975 thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng Bộ lần thứ XIV đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt, nghiên cứu tốt và học tốt.
Tách và tái nhập bộ môn thuộc khoa Thú y (1977-1984)
Tháng 9 năm 1977 khoa Chăn nuôi Thú y tách thành 2 khoa Thú y và Chăn nuôi. Thầy Phạm Gia Ninh làm chủ nhiệm khoa Thú y. Trong năm này Thầy Nguyễn Hồng Thủy (Thú y khóa 17) về dạy môn Giải phẫu. Hai năm sau Thầy được lệnh nhập ngũ. Sau khi xuất ngũ không về lại bộ môn. Thầy Đỗ Đức Việt đưa 20 sinh viên Thú y khóa 18 vào các tỉnh miền Nam công tác.
Theo Quyết định số 334 ĐH1/QĐ của Hiệu trưởng lúc đó là Thầy Lê Duy Thước, hai Bộ môn Giải phẫu gia súc và Bộ môn Tế bào – Tổ chức phôi thai học được thành lập. Cô Phạm Thị Xuân Vân và Thầy Phạm Đức Lộ được nhà trường quyết định giữ cương vị trưởng hai bộ môn.
Năm 1978, Cô Võ Hoàng Nga từ khoa Tại chức về tổ môn Tổ chức học. Năm 1978, thực hiện chủ trương của Trường, Khoa cử cán bộ đi cùng sinh viên khóa 18 vào các tỉnh miền Nam (miền Tây và miền Đông Nam Bộ) khảo sát dịch bệnh. Trong những năm này, đội ngũ cán bộ dồi dào. Nghiên cứu càng phát triển, bộ môn tiến hành các đề tài: Lập bản đồ nhiễm sắc thể trâu, bò, lợn và gia cầm Việt Nam (Đề tài cấp Bộ về nhiễm sắc thể vật nuôi do Thầy Đỗ Đức Việt chủ trì); Thăm dò các huyệt vị châm tê trên các loại gia súc Bò, ngựa, lợn, chó và ứng dụng vào các loại phẫu thuật (Phạm Thị Xuân Vân chủ trì); Sự phát triển xương và khí quan tiêu hóa từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi (Nguyễn Đình Nhung chủ trì).
Năm 1978, Thầy Lê Văn Sách (Thú y khóa 19) về dạy môn Giải phẫu và tham gia đề tài Tìm hiểu bản chất của châm tê (Cô Phạm Thị Xuân Vân chủ trì). Sau đó nhập ngũ và ở trong quân ngũ công an cho đến nay. Thời gian này đề tài Nghiên cứu quá trình phát triển và tỷ lệ ấp nở của phôi ngan, vịt trong quá trình ấp nở thủ công và hiện đại (Phạm Đức Lộ chủ trì) cũng được tiến hành. Cũng năm này, Thầy Nguyễn Đình Nhung đi nghiên cứu sinh ở Hungary.
Với phương châm nghiên cứu là sức sống của bộ môn, các đề tài chính được thực hiện trong thời gian này bao gồm: (1) Xác định vị trí hạch sao, ứng dụng trong điều trị Viêm phổi (Cô Phạm Thị Xuân Vân chủ trì), (2) Các chỉ số xương sọ phát triển qua các thời kỳ ở lợn (Nguyễn Đình Nhung chủ trì), (3) Nhiễm sắc thể trâu Việt Nam và lập bản đồ nhiễm sắc thể trâu, lợn Việt Nam (Thầy Phạm Đức Lộ chủ trì). Hàng tuần bộ môn tổ chức xêmina vào chiều thứ 7, tất cả các cán bộ giảng dạy đều tham gia, nề nếp và quy củ. Bên cạnh đó, Bộ môn đẩy mạnh việc biên soạn giáo trình cho các môn học. Với những thành tích đạt được, Bộ môn được tặng danh hiệu “Bộ môn lao động xã hội chủ nghĩa”, là lá cờ đầu của Trường trong phong trào dạy học và nghiên cứu khoa học.
Năm 1979 hai bộ môn sát nhập lại thành bộ môn Giải Phẫu – Tổ chức.
Năm 1981, Thầy Phạm Đức Lộ, người đầu tiên trong nước cùng Bộ môn nghiên cứu lập bản đồ Nhiễm sắc thể trâu Việt Nam và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ đầu tiên trong Bộ môn.
Năm 1983 Thầy Trịnh Đình Thâu (Thú y khóa 21) về tổ môn Giải phẫu và tham gia nghiên cứu đề tài Điện châm điều trị bệnh bại liệt (cùng với Cô Phạm Thị Xuân Vân). Cũng năm 1983, Thầy Nguyễn Đình Nhung về Bộ môn sau khi bảo vệ luận án tại Hungary về phát triển phôi gia cầm còn Thầy Đỗ Đức Việt đi thực tập tại Liên Xô.
Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức, khoa Chăn nuôi – Thú y (1984-2007)
Năm 1984, hai khoa Thú y và Chăn nuôi được sát nhập trở lại thành khoa Chăn nuôi – Thú y. Cùng năm, Cô Đào Thị Yên từ Trường Đại học Nông nghiệp II chuyển về làm cán bộ kỹ thuật môn Tổ chức học. Cô Nguyễn Thị Kim Thoa chuyển sang môn Giải phẫu, nhiệm vụ chuẩn bị thực tập và làm tiêu bản cho đến khi nghỉ hưu. Trong giai đoạn 1983-1985, Thầy Nguyễn Đình Nhung đảm nhận chức vụ phó bộ môn. Từ năm 1985, Cô Trịnh Thị Thơ Thơ là phó bộ môn
Năm 1985 Thầy Phạm Văn Tự đi Hungary nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Trong thời gian này các đề tài được Bộ môn thực hiện bao gồm “Các chỉ tiêu hình thái sinh lý, sinh hóa máu lợn Ỉ, Móng Cái và số giống nhập nội” (Thầy Đỗ Đức Việt chủ trì); “Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và sinh lý, sinh hóa máu của vịt cỏ, vịt Anh Đào và các giống vịt nhập nội” (Cô Trịnh Thơ Thơ chủ trì); “Thăm dò điều trị các bệnh thường gặp trên gia súc bằng châm cứu” (Cô Phạm Thị Xuân Vân chủ trì); “Nghiên cứu châm loa tai của bò ảnh hưởng đến huyết áp” (Nguyễn Thị Kim Thoa thực hiện); “Ảnh hưởng tia Laze tới quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm” (Thầy Nguyễn Đình Nhung chủ trì).
Năm 1986 Cô Phạm Thị Xuân Vân được cử sang Cuba trao đổi khoa học. Với những kết quả truyền thụ những nghiên cứu khoa học về châm cứu gia súc (châm tê và điện châm), Cô được phía bạn mời sang lần thứ hai vào năm 1987 và được nước bạn phong tặng danh hiệu Chủ tịch danh dự hội Châm cứu Cuba. Nhân chuyến sang Cuba đạt kết quả tốt, Trường đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Châm cứu Thú y vào chương trình đào tạo Bác sỹ thú y của Trường Đại học Nông nghiệp và được Bộ chấp nhận. Từ năm 1988 Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức giảng dạy thêm môn châm cứu thú y.
Năm 1988, Cô Trịnh Thị Thơ Thơ được cử đi thực tập tại Liên Xô.
Năm 1991 Thầy Nguyễn Đình Nhung đi làm chuyên gia giáo dục tại Algierie. Thầy Phạm Đức Lộ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Phó giáo sư và đảm nhận công tác kiêm nhiệm tại Hội đồng học hàm nhà nước từ ngày 1/7/1991. Năm 1996, Thầy được phong học hàm Giáo sư và chuyển về công tác tại Hội đồng học hàm Nhà nước vào năm 1997.
Tháng 8/1992, Cô Phạm Thị Xuân Vân bảo vệ thành công luận án “Châm cứu để phẫu thuật và điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc”, luận án tiến sĩ đầu tiên ở nước ta về châm cứu thú y. Cũng trong năm 1992 Cô được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư.
Năm 1994, Cô Trịnh Thị Thơ Thơ bảo vệ thành công luận án “Cấu trúc vi thể của vịt Anh Đào, vịt cỏ và cấu trúc bộ máy tiêu hóa của các giống vật nhập nội nuôi tại đồng bằng sông Hồng”. Ngay năm sau đó (1995) Thầy Đỗ Đức Việt bảo vệ thành công luận án “Các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh hóa máu của lợn Ỉ, Móng Cái và 1 số giống lớn nhập nội. Như vậy chỉ trong bốn năm, ba cán bộ của Bộ môn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Cũng trong thời gian này Bộ môn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu sinh học các giống vật nuôi và bảo tồn quỹ gen” (Đề tài bảo tồn quỹ gen cấp Nhà nước); “Xác định hàm lượng Aflatoxin trong các nguyên liệu sử dụng làm thức ăn gia súc và ảnh hưởng nó tới chăn nuôi công nghiệp” (Thầy Phạm Văn Tự chủ trì, năm 1991-1996).
Năm 1998, Thầy Trần Duy Ty nghỉ hưu (Thầy mất năm 2004).
Từ năm 1993, Thầy Phạm Văn Tự làm trưởng Bộ môn cho đến khi Thầy nghỉ hưu; Năm 1996, Thày Trịnh Đình Thâu làm Phó Bộ môn
Năm 2001, Thày Thâu học xong TS Tại Philippines về nước, được bổ nhiệm làm Phó trưởng Khoa SPKT, Quyền Trưởng Khoa SPKT đến năm 2007.
Bộ môn Giải Phẫu Tổ Chức – Khoa Thú y (2007- đến hiện tại )
Từ năm 2007 thày Trịnh Đình Thâu được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Khoa Thú y nhiệm kỳ (2006-2011), năm 2012 Thày Trịnh Đình Thâu được bổ nhiệm làm trưởng Khoa Thú y từ 2012 – đến 2019. Thày Tự nghỉ hưu 2010, Trong thời gian từ năm 2010 – 2012, Thày Thâu làm trưởng Bộ Môn, Thày Nguyễn Bá Tiếp làm phó bộ môn; sau đó Từ năm 2012 đến 2021 thày Nguyễn Bá Tiếp làm Trưởng Bộ môn, Cô Trần Thị Dức Tám làm phó bộ môn. Năm 2015 Cô Lại Thị Lan Hương làm Phó trưởng Khoa Thú y. Từ 2021-8/2024 cô lại Thị Lan Hương làm Trưởng Bộ Môn, Thày Hoàng Minh Sơn Làm Phó Bộ Môn. Hiện tại Thày Hoàng Minh Sơn là Quyền Trưởng Bộ Môn (Từ tháng 8/2024).
Danh sách giảng viên và kỹ thuật viên đang công tác
Giảng viên/KTV |
Năm về bộ môn |
Cao học |
Tiến sĩ |
Vị trí công tác hiện nay |
PGS.TS. Trịnh Đình Thâu (khóa 21) |
1983 |
ĐH Khon Kaen, Thái Lan (1993-1995) |
ĐH Los Baños, Phillippin (1997-2001) |
Giảng viên cao cấp. |
TS. Nguyễn Bá Tiếp (khóa 33) |
1994 |
ĐHQG Seoul Hàn Quốc (2001-2003) |
ĐH Goettingen & ĐH Thú y Hannover, CHLB Đức (2005-2009) |
Giảng viên chính, |
TS. Trần Thị Đức Tám (khóa 39) |
1999 |
ĐH Liège Vương quốc Bỉ (2006-2007) |
ĐH Liège Vương quốc Bỉ (2008-2012) |
Giảng viên chính |
TS. Hoàng Minh Sơn (khóa 42) |
2003 |
ĐH Kyushu Nhật Bản (2008-2010) |
ĐH Kyushu Nhật Bản (2012-2016) |
Giảng viên, Quyền Trưởng Bộ Môn |
PGS. TS. Lại Thị Lan Hương (khóa 40) |
2005 |
ĐH Nông nghiệp 1 (Cao học K11) |
ĐH Wageningen Hà Lan (2008-2012) |
Giảng viên Cao cấp |
TS. Phạm Hồng Trang (khóa 44) |
2008 |
ĐH Putra Malaysia (2010-2012) |
ĐH Putra Malaysia (từ 2016 ) |
Giảng viên |
Ths. Lê Ngọc Ninh (khóa 48) |
2009 |
ĐH Khon Kaen, Thái Lan (Diploma &thạc sĩ) (2012 – 2015) |
Giảng viên |
|
Ths. Vũ Đức Hạnh (khóa 48) |
2010 |
ĐH Myiajaki Nhật Bản (2014-2016) |
Giảng viên, NCS |
|
TS. Hoàng Minh (khóa 52) |
2014 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Cao học khóa 22) |
ĐH Pingtung Đài Loan (từ tháng 9/2016) |
Giảng viên |
BSTY. Nguyễn Thị Minh Phương (khoa 33 VLVH) |
2006 |
Kỹ thuật viên |
NGƯT PGS. TS. Phạm Thị Xuân Vân, PGS. TS. Đỗ Đức Việt, PGS TS Trịnh Thị Thơ Thơ , NGƯT. TS. Nguyễn Đình Nhung, TS. Phạm Văn Tự, Cô Đào Thị Yên, Cô Nguyễn Thị Kim Thoa (kỹ thuật viên) đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhiệt tình giúp bộ môn trong công tác giảng dạy đại học, sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu và bồi dưỡng cán bộ trẻ.
Hiện nay các học phần do bộ môn giảng dạy trong chương trình đào bác sỹ thú y bao gồm: Giải phẫu vật nuôi (1&2); Mô học (1&2), tiếng Latinh, Châm cứu thú y, Bệnh động vật hoang dã, Animal Welfare, Một sức khỏe. Các môn học cho đào tạo sau đại học gồm Lý luận cơ bản về Dược học cổ truyền, Sinh lý sinh sản, Độc chất học Thú y, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tế bào học.
Các cán bộ của bộ môn đã chủ trì và tham gia trên 20 đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước và một số chương trình nghiên cứu quốc tế; công bố hơn 100 công trình thuộc các lĩnh vực Nông nghiệp, Thú y, Y học trong và ngoài nước trong đó có những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam như Châm cứu thú y (Cô Phạm Thị Xuân Vân); lập bản đồ nhiễm sắc thể vật nuôi (Thầy Phạm Đức Lộ, Thầy Đỗ Đức Việt, Cô Trịnh Thị Thơ Thơ); phát triển phôi gia cầm (Thầy Nguyễn Đình Nhung); gần đây có những Nghiên cứu tạo chủng virus vacxin PRRS (Thày Trịnh Đình Thâu); tác động của hóc-môn ngoại sinh đến hệ sinh sản, hệ xương và tim mạch (Thầy Nguyễn Bá Tiếp), Nghiên cứu chủng virus Đậu Dê (Lại Thị Lan Hương) … Với một bộ môn giảng dạy các môn cơ sở, đây là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể bộ môn. Chi tiết về kết quả nghiên cứu khoa học của bộ môn được giới thiệu tại Kỷ yếu khoa học khoa Thú y (còn một số công bố chưa tìm được tư liệu gốc nên con số thống kê vẫn chưa đầy đủ).
Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu, nhiều cán bộ của Bộ môn đã và đang tham gia công tác quản lý; công tác Đảng, Đoàn thể:. Thầy Trần Phúc Thành – nguyên giám đốc Trung tâm vật tư Thú y Trung ương; Nhà giáo ưu tú PGS TS Phạm Thị Xuân Vân nguyên là Phó trưởng khoa Chăn nuôi – Thú y; GS TS Phạm Đức Lộ – nguyên Phó trưởng khoa, trưởng Phòng Đào tạo (1991-1994), Thư ký Hội đồng học hàm nhà nước; Giảng viên cao cấp PGS. TS. Đỗ Đức Việt – nguyên trưởng Phòng Đào tạo (1996-2001); Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Đình Nhung – nguyên Phó trưởng khoa, nguyên Bí thư đảng ủy khoa; Thầy giáo, TS Phạm Văn Tự – Quyền Bí thư đoàn trường (1982-1983), nguyên trưởng Phòng Tổ chức cán bộ (1996-2001), PBT chi bộ khoa Thú y; PGS. TS. NGƯT. Trịnh Đình Thâu – nguyên Phó Trưởng Khoa SPKT (2001 -2005) và Q. trưởng khoa Sư phạm kỹ thuật (2005-2008), Giám đốc bệnh viện Thú y khoa Thú y (2007 – 2011) và phó trưởng khoa Thú y (2007 -2011), Đảng ủy viên, Trưởng Khoa Thú y nhiệm kỳ (2011 – 2016); Trưởng Khoa Thú y nhiệm kỳ (2016 -2021), đến tháng 7-2019, Thường trực Hội đồng Học Viện. Giám đốc bệnh viện Thú y nhiệm kỳ (2016 – 2021) đến tháng 7-2019., Chủ tịch mạng lưới một sức khỏe các trường đại học Việt Nam (VOHUN), Chủ tịch Hội các Trường Đào tạo Thú y Đông Nam Á (SEAVSA) nhiệm kỳ (2017 – 2019) ; TS Nguyễn Bá Tiếp – nguyên Bí thư đoàn trường, nguyên Phó bí thư Chi bộ Thông tấn xã- Lưu học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc & nguyên Bí thư Chi bộ lưu học sinh tại Đức; Trưởng Bộ Môn (2012 – 2020); TS Hoàng Minh Sơn – nguyên Bí thư Liên chi đoàn khoa; PGS. TS Lại Thị Lan Hương, phó trưởng khoa Thú y; Trưởng Bộ Môn . TS. Trần Thị Đức Tám Phó Bộ Môn, TS. Hoàng Minh Sơn Phó Bộ Môn, ThS. Vũ Đức Hạnh – Bí thư chi bộ sinh viên Khoa Thú y, Bí thư liên chi đoàn Khoa Thú y.
, KHEN THƯỞNG
Bộ môn Lao động Xã hội chủ nghĩa, Lá cờ đầu của trường trong dạy học và nghiên cứu khoa học.
Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
03 Cán bộ giảng dạy của Bộ môn được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú
01 Thầy giáo được phong học hàm Giáo sư
03 Thầy Cô được phong học hàm Phó giáo sư
Nhà giáo ưu tú, PGS, TS Phạm Thị Xuân Vân
Bằng khen thành tích dạy tốt năm (1976-1980)
Bằng khen Chiến sĩ thi đua (1980, 1981)
Bằng khen về thành tích dạy tốt năm 1981-1985
Huy chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn (1984)
Bằng khen Phụ nữ tài năng (1985)
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì (1987)
Bằng khen Lao động sáng tạo (1987)
Bằng khen “Chủ tịch danh dự Hội châm cứu Cuba Lahavana”
Bằng khen Người phụ nữ thời đại mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (1987-1988)
Danh hiệu Nhà giáo ưu tú (1990)
Huy chương Vì thế hệ trẻ (1990)
Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục
Huy chương Vì sự nghiệp của Hội Khoa học và Kỹ thuật (2005)
Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (2007)
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (2007)
Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Hạng Nhì
Bằng khen của thủ tướng chính phủ ngày 27/9/2007
PGS. TS. Đỗ Đức Việt
Huy chương kháng chiến hạng nhất 91987)
Huy chương vì sự nghiệp giáo dục (201)
Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT (2001)
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000)
PGS. TS. Trịnh Thị Thơ Thơ
Bằng khen của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội
02 Bằng khen Phụ nữ ba đảm đang
Huy chương chống Mỹ cứu nước Hạng nhất
Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT
Một số giấy khen của trường
Nhà giáo ưu tú, TS. Nguyễn Đình Nhung
02 Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1974, 1976)
Huy chương vì thế hệ trẻ (1976)
Huy chương kháng chiến chống Mỹ
Huy chương vì sự nghiệp giáo dục (1997)
Nhà giáo ưu tú (2002)
03 bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo (2002-2004)
Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT (2001)
Huy hiệu vì sự nghiệp Thú y
Kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ.
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục.
Nhiều Giấy khen của Đảng uỷ, Hiệu trưởng, Công đoàn Trường
PGS.TS. NGƯT. Trịnh Đình Thâu
2 Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội
Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2003, 2011
Huy chương vì thế hệ trẻ năm 2005.
Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp năm 2007.
Huy chương vì sự nghiệp giáo dục năm 2007.
Bằng khen của Học viện Chính trị quốc gia HCM năm 2008.
Chiến sỹ Thi cấp Bộ (2013)
Bằng Khen Thủ tướng Chính Phủ (2015)
Bằng khen của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam (2014)
Bằng khen của Hội Thú y Việt Nam (2012)
04 bằng khen của Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1997-2000 & 2003
01 bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo về nghiên cứu khoa học, 2003
02 Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội
01 bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo về thành tích công tác, NH 2011-2012
01 Huy chương vì thế hệ trẻ
PGS.TS. Lại Thị Lan Hương (Bổ sung)
TS Hoàng Minh Sơn (Bổ sung)
Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội
– Tiếp tục duy trì nề nếp làm việc trong giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động khác;
– Chú trọng bồi dưỡng cán bộ; tạo điều kiện để tất cả các cán bộ trong bộ môn được học tập, nâng cao trình độ, phát huy năng lực cá nhân; có từ 2-3 giảng viên được phong học hàm PGS trong 5 năm tới.
– Tiếp tục tham gia các đề tài nghiên cứu; xây dựng, đề xuất, tìm kiếm và đấu thầu các đề tài nghiên cứu mới thuộc các lĩnh vực giải phẫu và tế bào học, nội tiết, độc chất và an toàn môi trường chăn nuôi v.v. thông qua hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế
– Biên soạn giáo trình và sách chuyên khảo; công bố khoảng 15 bài báo/năm
– Bảo quản và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã có; hợp tác với các phòng thí nghiệm trong và ngoài khoa để tiến hành nghiên cứu; phấn đấu xây dựng phòng nghiên cứu tế bào-mô-phôi, phòng triển lãm giải phẫu, phòng động vật thí nghiệm, phòng điều trị y học dân tộc
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức; Phòng 211, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội; ĐT: +84 4 66578908 Fax: 84.43.6762883 Email: vet.anatomy@vnua.edu.vn
1. RESEARCH
2. SCIENTIFIC ARTICLES AND REPORTS
Các tác giả Phạm Đức Lộ, Đỗ Đức Việt, Trịnh Thị Thơ Thơ, Nguyễn Đình Nhung