Bệnh dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever) – Tình hình dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và chẩn đoán phân biệt

Tính cấp thiết:

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang là vấn đề lớn nhất trong ngành chăn nuôi lợn không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều quốc gia khác. Bất chấp những nỗ lực được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, hiện tại vẫn chưa có vacxin để phòng ngừa cũng như kiểm soát dịch ASFV. Một số hướng đi đã được nghiên cứu, tuy nhiên việc thiếu kháng thể trung hoà, sự đa dạng về di truyền và sự thiếu hụt thông tin và kiến thức về sinh bệnh học của ASF cùng sự thay đổi khả năng miễn dịch làm cho các hướng tiếp cận trở nên khó khăn hơn.

Mục đích:

Tổng hợp và cập nhật các thông tin về tình hình dịch tễ bệnh, triệu chứng lâm sàng, tổn thương bệnh lý cũng như chẩn đoán phòng thí nghiệm  cho bệnh DTLCP.

Kết quả chính:

Các thông tin chi tiết về tình hình dịch tễ bệnh DTLCP và các con đường lây lan chính được tổng hợp chi tiết. DTLCP xuất hiện lần đầu ở Kenya vào năm 1921, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia châu Phi khác. DTLCP lần đầu vượt ra khỏi biên giới châu Phi vào năm 1957 tới Bồ Đào Nha thông qua việc sử dụng thức ăn thừa có chứa sản phẩm từ lợn mắc bệnh làm thức ăn chăn nuôi lợn. Sau đó, các ổ dịch chủ yếu có nguồn gốc từ lợn rừng hoang dã và quá trình vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn giữa các quốc gia. Về triệu chứng lâm sàng, lợn mắc DTLCP có các biểu hiện lâm sàng và tổn thương bệnh lý khác nhau, tuỳ thuộc vào độc lực của virus được phân lập, con đường, lượng nhiễm và đặc điểm của vật chủ. Các lợn mắc DTLCP thường được phân vào 4 thể: Quá cấp tính, Cấp tính, Á cấp tính và Mạn tính. Do triệu chứng và bệnh tích của bệnh ASF trên thực tế không phải lúc nào cũng đầy đủ và điển hình nên cần đặc biệt lưu ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh xuất huyết khác trên lợn. Các kỹ thuật phòng thí nghiệm là đặc biệt hữu ích và cần thiết trong chẩn đoán DTLCP.

Kết luận:

Đến thời điểm này, DTLCP vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa trên việc ngăn chặn mầm bệnh lây lan theo các con đường đã được chứng minh. Biện pháp kiểm soát chủ yếu là giám sát việc nhập lợn, các sản phẩm từ lợn và cấm sử dụng thực phẩm thừa cho lợn ăn và ngăn chặn sự tiếp xúc giữa lợn rừng và lợn nuôi.

Từ khoá: ASF, chẩn đoán phân biệt, dịch tễ, dịch tả lợn châu Phi, đặc điểm bệnh lý

Hình ảnh minh hoạ

Hình 1. ASF thể cấp tính. (A) Lách phì đại sẫm màu đặc trưng nằm vắt ngang xoang bụng. (B) Thận xuất huyết lốm đốm vùng vỏ. (C) Hạch dạ dày-gan sưng, xuất huyết (mũi tên). Mặt cắt hạch dạng vân đá hoa (hình phụ). (D) Mặt trong bàng quang xuất huyết lốm đốm.

Nguồn hình: Dr. Steve Sorden and Dr. Claire Andreasen (Plum Island Animal Disease Center); Dr Sánchez-Vizcaíno JM (Animal Health Department, Complutense University of Madrid)

Hình 2. Kiểm soát tốt các con đường lây lan của ASFV (Lợn rừng bệnh, Lợn bệnh, ve Ornithodoros spp, phương tiện dụng cụ tạp nhiễm, sản phẩm từ lợn bệnh, phụ phẩm từ thịt lợn bệnh) là cách duy nhất thời điểm này để bảo vệ đàn lợn.

Nguồn ảnh: Dr. Dixon LK (The Pirbright Institute, UK)

 

Link bài báo: http://tapchi.hoithuyvietnam.org.vn/tap-chi/bai-tong-hop-asf.htm

Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam*, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Thị Hương Giang

Khoa Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

One thought on “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG HỖN HỢP VI LƯỢNG, THẢO DƯỢC, MEN VI SINH VÀ ĐẠM THỦY PHÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH LỢN MÓNG CÁI, DUROC

  1. Hoàng văn hung says:

    Dạ em muốn mua sản phẩm thì mua sao ạ, em cảm.ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *