Trang NT, Hirai T, Ngan PH, Lan NT, Fuke N, Toyama K, Yamamoto T, Yamaguchi R
Giới thiệu: virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRSV) gây ra các vấn đề sinh sản ở lợn mẹ và hô hấp ở lợn con, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi. Việc phát hiện chính xác virus này rất quan trọng trong chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh.
Mục đích nghiên cứu: lựa chọn được phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán bệnh do PRRSV đồng thời đó tìm ra được dung phù hợp cho việc cố định mô bào để chẩn đoán bệnh do PRRSV.
Phương pháp nghiên cứu: so sánh độ nhạy của phương pháp biotinyl–tyramide-based ISH (TISH) với phương pháp chromogenic ISH (CISH) và miễn dịch hóa mô (IHC) trong việc phát hiện PRRSV từ các mẫu mô phổi được cố định bằng formaldehyde đệm trung tính 10% (NBF) hoặc paraformaldehyde 4% (PFA)
Kết quả: Trong 30 mẫu mô, TISH cho kết quả phát hiện PRRSV cao hơn (100%) so với CISH và IHC (56%). TISH có khả năng phát hiện virus ngay cả khi mẫu mô được cố định tới 90 ngày. TISH cũng cho tín hiệu mạnh hơn với độ nhiễu nền thấp hơn so với CISH và IHC. Mẫu cố định bằng PFA 4% giữ nguyên được RNA tốt hơn và giảm nhiễu nền so với NBF 10%.
Kết luận: Phương pháp TISH là một công cụ rất hiệu quả trong việc phát hiện PRRSV ở các mô cố định, đặc biệt là khi số lượng axit nucleic trong mẫu rất ít. Phương pháp này có thể ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về bệnh do virus PRRS và các bệnh khác có số lượng RNA ít. Việc cố định mẫu bằng PFA 4% cho kết quả bảo quản tốt hơn so với NBF 10%. Nghiên cứu cung cấp các giải pháp kỹ thuật mới nhằm tăng độ nhạy trong chẩn đoán bệnh do PRRSV, giúp kiểm soát tốt hơn dịch bệnh này trong thực tế chăn nuôi.
Từ khóa: Lai tại chỗ; PRRSV; phổi.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25855364/