NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VIRUS DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI  VNUA – ASFV – L01 PHÂN LẬP TẠI TỈNH HÀ NAM – VIỆT NAM TRÊN LỢN THÍ NGHIỆM

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng gây bệnh trên lợn của chủng virus dịch tả lợn châu Phi VNUA – ASFV – L01 phân lập được từ ổ dịch tại tỉnh Hà Nam trong năm 2019. Tiến hành gây nhiễm cho lợn thí nghiệm bằng đường tiêm bắp gốc tai với liều virus 104HAD50. Lợn thí nghiệm biểu hiện sốt cao sau 48 giờ gây nhiễm, suy hô hấp và xuất huyết ngoài da sau 5-6 ngày gây nhiễm. Tất cả lợn thí nghiệm được gây nhiễm đã chết trong vòng 7-9 ngày sau gây nhiễm với những triệu chứng lâm sàng điển hình như sốt cao (41-42°C), tiêu chảy, nôn mửa, kém ăn, phản xạ kém, suy hô hấp, xuất huyết ở da, biểu hiện thần kinh, hôn mê; bệnh tích đại thể được quan sát thấy khi mổ khám là xuất huyết điển hình ở các mô, xuất huyết tại các hạch lympho, thận, lách, màng não, cơ tim và lách sưng thấm dịch, gan và túi mật sưng. Kết quả phân tích virus huyết bằng phương pháp realtime PCR cho thấy vào ngày thứ 2 sau gây nhiễm bắt đầu có sự xuất hiện virus DTLCP trong máu, và virus nhân lên mạnh trong máu từ ngày 3-6 sau gây nhiễm. Kết quả nghiên cứu bước đầu này khẳng định chủng virus VNUA – ASFV – L01 có độc lực cao đối với lợn.

Từ khóa: Virus dịch tả lợn châu Phi, độc lực, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, virus huyết, bài thải.

1. Xuất huyết ngoài da

2. Xuất huyết hậu môn

3. Lợn có triệu chứng thần kinh

4. Lợn có biểu hiện hôn mê trước khi chết

     Triệu chứng lâm sàng của lợn thí nghiệm  sau gây nhiễm với chủng virus VNUA – ASFV L01

Kết luận: Nghiên cứu bước đầu xác định DTLCP ký hiệu VNUA-ASFV- L01 có độc lực cao đối với lợn, biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể đặc trưng thể bệnh cấp tính trong tự nhiên. Kết quả kiểm tra virus huyết cho thấy vào ngày thứ 2 sau gây nhiễm bắt đầu có sự xuất hiện virus DTLCP trong máu, và virus nhân lên mạnh trong máu từ ngày 3-6 sau gây nhiễm. Khả năng bài thải virus ra ngoài môi trường qua dịch nước bọt và phân bắt đầu từ ngày thứ 3 sau gây nhiễm, tương đồng với những mô tả trước đây ở Trung Quốc và trên thế giới. thời gian bài thải virus liên tục cho đến khi lợn thí nghiệm chết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về tạo chủng vi-rút, phát triển các chế phẩm và vacxin phòng bệnh DTLCP.

Thông tin chi tiết truy cập tại: http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2020/07/tap-chi-so-7.1.6.pdf

 

Virulence in Experimental Pigs of Field African Swine Fever Virus Strain (VNUA – ASFV – L01) Isolated from Infected Pig in Ha Nam Province of Vietnam

ABSTRACT

This study aimed to assess the virulence in experimental pigs of field African swine fever virus strain (VNUA – ASFV – L01) belonged to genotype 2 which isolated from the infected pig during an outbreak occurred in Ha Nam province of Vietnam, 2019. The experimental pigs were intramuscularly inoculated with the virus at a dose of 104 HAD50. All inoculated pigs showed acute disease manifestations and died between 7 and 9 days post-infection (dpi) with clinical features of ASF including high fever (41-42°C), diarrhea, vomiting, loss of appetite and reflexes, depression, respiratory distress, haemorrhages in the skin, neurological signs, coma and death. Haemorrhagic lesions were typically observed in multiple tissue organ in ASFV infected pigs with remarkable signs of diffuse hemorrhages in lymph nodes, renal cortex, haemorrhagic spleen, swollen liver, edema of the gall bladder, and hemorrhagic meninges… Analysis of viremia in the blood of pigs by real-time PCR showed that ASFV viremia was detected in the blood of pigs at 2 days post-inoculation, thereafter rapidly replication of field virus strain was observed in the blood of infected pigs at a later time point post-infection (days 3 to 6). These initial results indicate that VNUA – ASFV – L01 strain is highly virulent in pigs.

Keywords: African swine fever virus (ASFV), Virulence, clinical signs, pathological lesions. Viremia, shedding.