• Home /
  • Thông tin tuyển sinh
  • / Nghiên cứu tách chiết Rutin tinh khiết từ hoa hoè (Sophora japonica) nhằm tạo nguyên liệu sản xuất dược, mỹ phẩm

Các nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng tránh bệnh

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh thường gặp ở gà và gây thiệt hại về cả năng xuất và kinh tế cho người chăn nuôi cũng như các hộ gia đình nuôi gà. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh này và phương pháp phòng tránh bệnh.

* Nguyên nhân gây bệnh và lây truyền tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng trên gà có nguyên nhân là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại chăn nuôi không vệ sinh và sát trùng theo quy định, thức ăn nấm mốc kém chất lượng, thay đổi môi trường sống … là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

Với bệnh tụ huyết trùng trên gà bà con cần đặc biệt lưu ý vì bệnh tự phát và lây truyền nhanh qua đường miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương bên ngoài…

Đặc biệt, mầm bệnh tụ huyết trùng có thể tồn tại trong bụi không khí, trong thức ăn và nước uống của đàn gà.

* Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà tại Việt Nam có 3 thể chính bà con cần phân biệt để có thể nhận biết và chẩn đoán sơ bộ về bệnh.

– Thể quá cấp tính

Thể bệnh thường gặp ở đàn gà được chăn nuôi ở miền Nam Việt Nam với tên gọi khác là bệnh gà toi. Một lưu ý với thể quá cấp tính là tính đột biến thể hiện ở việc những con gà mắc bệnh đầu tiên sẽ chết nhanh, đột ngột sau 1-2 giờ.

Không có triệu chứng cụ thể nào ngoài biểu hiện ủ rũ khó phát hiện. Với gà có tuần tuổi trong khoảng từ 4 – 5 tháng có thể chết sau 1 ngày với biểu hiện gà lăn ra và giãy chết.

– Thể cấp tính

Đây là thể bệnh phổ biến hơn ở các đàn gà. Thể cấp tính có các triệu chứng đặc trưng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.

Trong đó, dễ nhận biết nhất là gà sốt cao  có thể lên tới 42 – 43 độ C. Gà bỏ và chán ăn, lông xù, xuất hiện nước nhờn ở miệng, sủi bọt và lẫn máu, khó thở dẫn đến thở nhanh và gấp.

Gà tiêu chảy với phân lỏng, phân xanh trắng có dịch nhầy. Bệnh kéo dài mào gà chuyển sang màu tím tái do tụ máu, cuối cùng gà bị ngạt và chết do khó thở.

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

 

Thể cấp tính gà mổ khám sẽ thấy gà bị sung huyết, hiện tượng xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như phổi, tim, xoang bụng, niêm mạc ruột…Các cơ quan tiêu hóa như diều, hầu, ruột có nhiều dịch nhầy bao quanh. Đặc biệt, gan sưng xuất hiện các nốt hoại tử.

– Thể mãn tính

 

Theo các chuyên gia, thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng trên gà thường ít xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới. Nếu xuất hiện thường sẽ là giai đoạn cuối của dịch bệnh.

Các biểu hiện ở gà rất dễ nhận biết như yếm và mào gà sưng, phù nề các nốt hoại tử cứng và chai lại. Gà giai đoạn này sẽ gầy, sụt cân nhanh, các khớp xương ở đầu gối, cổ, chân gà có hiện tượng viêm nhiễm khiến gà đi đứng xiêu vẹo, khó khăn, dáng đi kỳ lạ. Ngoài ra, gà sẽ có hiện tượng tiêu chảy với phân vàng kéo dài.

Khi mổ khám sẽ thấy gan gà sưng và có các nốt hoại tử màu trắng xám, vàng nhạt nhỏ, dày đặc thành từng vùng. Xuất hiện tụ máu, các vùng màu nâu sẫm ở phổi, bệnh kéo dài sẽ có cách dịch viêm đỏ nhạt, dịch nhầy, sủi bọt.

Các khớp xương sưng to, khi mổ trong khớp có nhiều dịch màu xám đục.

Một vài trường hợp nặng có thể dẫn tới viêm não tủy nguyên nhân khiến gà bị  vẹo cổ.

* Đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có đặc điểm dịch tễ là tính lẻ tẻ, xảy ra phổ biến ở các loại gà tại nhiều quy mô chăn nuôi khác nhau. Bệnh tụ huyết trùng có triệu chứng bệnh nặng và tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh.

Ngoài ra, bệnh có một đặc điểm cần đặc biệt lưu tâm như sau: nếu bệnh từ bùng phát thì tỷ lệ mắc bệnh thấp, bệnh lẻ tẻ tỷ lệ chết không cao. Tuy nhiên, nếu bệnh do lây lan từ bên ngoài khu vực chăn nuôi, trang trại, bệnh diễn biến sẽ rất phức tạp và có nguy cơ lây lan với gà ở mọi lứa tuổi, tốc độ lây lan nhanh.

Vệ sinh phòng bệnh:

Khi mua gà giống, người chăn nuôi cần thực hiện cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn. Chú ý theo dõi gà để phát hiện bệnh nếu có.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại hàng tuần, làm sạch máng ăn, máng uống. Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch cho đàn gia cầm.

Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

Sát trùng toàn bộ khu vực trang trại 2 – 3 lần/tháng

Tăng cường sức đề kháng:

Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung vitamin B, nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi,

nước uống để giải độc cho gan, thận.

Bổ sung men tiêu hóa giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.

Phòng bằng vacxin tụ huyết trùng:

Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Tiêm vắc xin cho gà đầy đủ

Hiện nay, vacxin vô hoạt khá phổ biến trên thị trường. Ở nước ta, thường sử dụng vacxin vô hoạt phèn chua được sản xuất ở trong nước. Dùng tiêm ngừa cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dưới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.

Các nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng tránh bệnh

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh thường gặp ở gà và gây thiệt hại về cả năng xuất và kinh tế cho người chăn nuôi cũng như các hộ gia đình nuôi gà. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh này và phương pháp phòng tránh bệnh.

* Nguyên nhân gây bệnh và lây truyền tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng trên gà có nguyên nhân là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại chăn nuôi không vệ sinh và sát trùng theo quy định, thức ăn nấm mốc kém chất lượng, thay đổi môi trường sống … là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

Với bệnh tụ huyết trùng trên gà bà con cần đặc biệt lưu ý vì bệnh tự phát và lây truyền nhanh qua đường miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương bên ngoài…

Đặc biệt, mầm bệnh tụ huyết trùng có thể tồn tại trong bụi không khí, trong thức ăn và nước uống của đàn gà.

* Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà tại Việt Nam có 3 thể chính bà con cần phân biệt để có thể nhận biết và chẩn đoán sơ bộ về bệnh.

– Thể quá cấp tính

Thể bệnh thường gặp ở đàn gà được chăn nuôi ở miền Nam Việt Nam với tên gọi khác là bệnh gà toi. Một lưu ý với thể quá cấp tính là tính đột biến thể hiện ở việc những con gà mắc bệnh đầu tiên sẽ chết nhanh, đột ngột sau 1-2 giờ.

Không có triệu chứng cụ thể nào ngoài biểu hiện ủ rũ khó phát hiện. Với gà có tuần tuổi trong khoảng từ 4 – 5 tháng có thể chết sau 1 ngày với biểu hiện gà lăn ra và giãy chết.

– Thể cấp tính

Đây là thể bệnh phổ biến hơn ở các đàn gà. Thể cấp tính có các triệu chứng đặc trưng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.

Trong đó, dễ nhận biết nhất là gà sốt cao  có thể lên tới 42 – 43 độ C. Gà bỏ và chán ăn, lông xù, xuất hiện nước nhờn ở miệng, sủi bọt và lẫn máu, khó thở dẫn đến thở nhanh và gấp.

Gà tiêu chảy với phân lỏng, phân xanh trắng có dịch nhầy. Bệnh kéo dài mào gà chuyển sang màu tím tái do tụ máu, cuối cùng gà bị ngạt và chết do khó thở.

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

 

Thể cấp tính gà mổ khám sẽ thấy gà bị sung huyết, hiện tượng xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như phổi, tim, xoang bụng, niêm mạc ruột…Các cơ quan tiêu hóa như diều, hầu, ruột có nhiều dịch nhầy bao quanh. Đặc biệt, gan sưng xuất hiện các nốt hoại tử.

– Thể mãn tính

 

Theo các chuyên gia, thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng trên gà thường ít xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới. Nếu xuất hiện thường sẽ là giai đoạn cuối của dịch bệnh.

Các biểu hiện ở gà rất dễ nhận biết như yếm và mào gà sưng, phù nề các nốt hoại tử cứng và chai lại. Gà giai đoạn này sẽ gầy, sụt cân nhanh, các khớp xương ở đầu gối, cổ, chân gà có hiện tượng viêm nhiễm khiến gà đi đứng xiêu vẹo, khó khăn, dáng đi kỳ lạ. Ngoài ra, gà sẽ có hiện tượng tiêu chảy với phân vàng kéo dài.

Khi mổ khám sẽ thấy gan gà sưng và có các nốt hoại tử màu trắng xám, vàng nhạt nhỏ, dày đặc thành từng vùng. Xuất hiện tụ máu, các vùng màu nâu sẫm ở phổi, bệnh kéo dài sẽ có cách dịch viêm đỏ nhạt, dịch nhầy, sủi bọt.

Các khớp xương sưng to, khi mổ trong khớp có nhiều dịch màu xám đục.

Một vài trường hợp nặng có thể dẫn tới viêm não tủy nguyên nhân khiến gà bị  vẹo cổ.

* Đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có đặc điểm dịch tễ là tính lẻ tẻ, xảy ra phổ biến ở các loại gà tại nhiều quy mô chăn nuôi khác nhau. Bệnh tụ huyết trùng có triệu chứng bệnh nặng và tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh.

Ngoài ra, bệnh có một đặc điểm cần đặc biệt lưu tâm như sau: nếu bệnh từ bùng phát thì tỷ lệ mắc bệnh thấp, bệnh lẻ tẻ tỷ lệ chết không cao. Tuy nhiên, nếu bệnh do lây lan từ bên ngoài khu vực chăn nuôi, trang trại, bệnh diễn biến sẽ rất phức tạp và có nguy cơ lây lan với gà ở mọi lứa tuổi, tốc độ lây lan nhanh.

Vệ sinh phòng bệnh:

Khi mua gà giống, người chăn nuôi cần thực hiện cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn. Chú ý theo dõi gà để phát hiện bệnh nếu có.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại hàng tuần, làm sạch máng ăn, máng uống. Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch cho đàn gia cầm.

Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

Sát trùng toàn bộ khu vực trang trại 2 – 3 lần/tháng

Tăng cường sức đề kháng:

Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung vitamin B, nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi,

nước uống để giải độc cho gan, thận.

Bổ sung men tiêu hóa giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.

Phòng bằng vacxin tụ huyết trùng:

Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Tiêm vắc xin cho gà đầy đủ

Hiện nay, vacxin vô hoạt khá phổ biến trên thị trường. Ở nước ta, thường sử dụng vacxin vô hoạt phèn chua được sản xuất ở trong nước. Dùng tiêm ngừa cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dưới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.