Bệnh giả dại ở heo

Căn bệnh này gây nguy hiểm cho heo nái trong thời kì mang thai vì gây xảy thai, gây tổn thất cho người chăn nuôi nghiêm trọng. Để phòng tránh căn bệnh này cũng như biết thêm về bệnh người chăn nuôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Con đường lây truyền: Vi-rút từ heo mắc bệnh có thể lây nhiễm sang heo khác qua dụng cụ lao động, vật liệu, con người, xe… Cũng có trường hợp lây nhiễm vi-rút do gió thổi từ trại gần đó hoặc do quá trình vận chuyển phân từ trại khác.

Triệu chứng lâm sàng

Heo con theo mẹ bị nhiễm vi-rút từ trong tử cung hoặc trong quá trình sinh sản sẽ chết sau khi sinh 1 – 2 ngày. Heo dưới 2 tuần tuổi nhiễm vi-rút, tỷ lệ chết từ 50 – 90%, heo càng lớn tỷ lệ chết càng giảm. Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao, ói, tiêu chảy, co giật, tê liệt… Heo có triệu chứng như bị thần kinh, chảy nhiều nước dãi.

Heo con cai sữa và heo thịt: tỉ lệ chết của heo cai sữa từ 15 – 20%, heo con và heo thịt là dưới 5%. Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao, bỏ ăn, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy, ói, triệu chứng thần kinh. Đặc biệt là bệnh hô hấp do vi khuẩn (viêm màng phổi) xuất hiện nhiều.

Heo mang thai: thân nhiệt tăng cao, bỏ ăn, táo bón… sau đó sẽ từ từ hồi phục. Nái có thể bị sẩy thai hoặc đẻ non. Nếu nái nhiễm vi-rút vào đầu thời kì mang thai, thai sẽ chết và tiêu thai, sau đó nái sẽ lên giống lại. Trường hợp nái nhiễm vi-rút vào giữa kì mang thai, thai sẽ chết khô. Nhiễm vào cuối kì mang thai, heo sẽ đẻ non hoặc heo con sẽ còi cọc.

Biện pháp phòng ngừa

– Có thể áp dụng biện pháp tiêm ngừa, nếu cần thiết có thể chích cho cả heo con.

– Tiêu độc sát trùng kỹ chuồng trại.

– Khi nhập heo giống phải chọn trại âm tính với kháng thể giả dại.

– Cần kiểm tra định kì tình trạng nhiễm vi-rút.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *