*Bạn biết gì về kháng sinh
- Kháng sinh là các chất có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn. Về nguồn gốc, kháng sinh được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm hoặc xạ khuẩn hoặc thông qua quá trình tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học.
Sau khi đi vào cơ thể và vào được các tế bào, kháng sinh sẽ được đưa tới đích tác động là các thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào vi khuẩn và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn từ đó điều trị các bệnh lý do vi khuẩn gây ra.
– Phân loại kháng sinh
Để phân loại được kháng sinh hiện nay có khá nhiều cách, có thể dựa vào cơ chế tác dụng, công thức cấu tạo, hoặc nguồn gốc,…. dưới đây là một số cách phân loại kháng sinh bạn có thể cập nhật.
– Dựa vào khả năng tác dụng
Gồm 2 loại kháng sinh là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn.
- Kháng sinh diệt khuẩn sẽ hủy hoại vĩnh viễn các loại vi khuẩn như một số kháng sinh: B-lactamin, aminoglucozid, colistin, bacitracin,…
- Kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn như: tetracyclin, lincosamis, macrolid….
Tuy nhiên trên thực tế cũng sẽ có một số kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.
– Dựa vào phổ tác dụng
- Các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp như các penicilin tự nhiên, streptomycin.
- Các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, có khả năng tác động trên cả vi khuẩn gram (+), (-), đơn bào, virus như tetrecyclin, chloramphenicol, các imidazol…
- Nhóm kháng sinh đường tiêu hóa dùng trị bệnh nhiễm khuẩn trong ống tiêu hóa. Nhóm thuốc này không được hấp thu qua ống tiêu hóa: sulphaguanidin, suphaquinosalin, streptomycin uống,…
- Nhóm kháng sinh chống lao, kháng sinh trị nấm,…
– Dựa theo nguồn gốc
- Kháng sinh được tổng hoặc bán tổng hợp từ các hóa dược
- Kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật, xạ khuẩn, nấm
– Dựa vào cơ chế tác dụng
- Kháng sinh ức chế sự tổng hợp của thành tế bào: Với cơ chế tác động diệt khuẩn thông qua ức chế cạnh tranh các enzym transpeptidase do đó làm ngăn chặn các liên kết tạo nên thành tế bào, dẫn đến quá trình tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn bị chặn lại và tế bào vi khuẩn sẽ chết. Nhóm này bao gồm 2 kháng sinh thường được sử dụng là Beta lactam và Glycopeptid.
- Kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein: Ức chế quá trình tổng hợp Protein khiến chuỗi polypeptide được tạo thành không hoàn chỉnh hay không thể hoàn thành.Vì vậy, tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển. Lincosamid, Cloramphenicol và Aminoglycoside là các kháng sinh tiêu biểu của nhóm này và sẽ có tác dụng diệt khuẩn nếu sử dụng ở nồng độ cao
– Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào:
- Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào: Do tác động lên quá trình tổng hợp nhân tế bào- axit nucleic (đại phân tử sinh học có vai trò truyền đạt thông tin di truyền) khiến cho vi khuẩn không thể phát triển và tồn tại. Vì vậy các kháng sinh nhóm này thường có tác dụng diệt khuẩn với đại diện là nhóm Macrolide.
- Kháng sinh ức chế các quá trình trao đổi chất như acid folic làm cho màng sinh chất mất phương hướng hoạt động do đó tế bào không thể phát triển và duy trì sự sống. Polymycin là kháng sinh tiêu biểu của nhóm này bạn có thể biết.
– Phân loại kháng sinh tổng hợp
Ngoài các cách phân loại trên, hiện nay dựa vào công thức, nguồn gốc, cơ chế tác dụng, các tác dụng, các thuốc kháng sinh hiện nay có thể được phân loại tổng hợp thành các nhóm sau:
- Nhóm B-lactamin gồm các penicilin và cephalosporin
- Nhóm amynoglucozit
- Nhóm macrolid, gồm macrolid thực thụ và các macrilid họ hàng: lincosamid, rifamicin, vancomycun, novobion,…
- Nhóm phenicol
- Nhóm tetracyclin
- Nhóm kháng sinh đa peptid
- Nhóm kháng sinh chống nấm
- Nhóm thuốc hóa học trị liệu có cơ chế tác dụng như kháng sinh. Gồm: nhóm quinolin, 5-nitroidazol, nitrofusan, các sulphamid và những thuốc có tác dụng kìm hãm virus.
* Nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Quá trình sử dụng kháng sinh trong thú y hoàn toàn có thể sử dụng độc lập cũng đã có thể đem lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phối hợp sử dụng 2 hoặc nhiều loại kháng sinh với nhau để tăng hiệu quả điều trị cho vật nuôi và hạn chế hiện tượng kháng thuốc. Dưới đây là một số nguyên tắc phối hợp kháng sinh trong ngành thú y bạn cần biết để có thể đạt hiệu quả cao và an toàn cho vật nuôi.
- Phối hợp 2 kháng sinh nhóm diệt khuẩn để tăng cường tác dụng. Một số kháng sinh nhóm diệt khuẩn: Beta Lactam, Aminoglycosid, Polypeptide, Fluoroquinolon, Rifamycin.
- Phối hợp 2 kháng sinh nhóm kìm khuẩn đem lại tác dụng cộng dồn: Kháng sinh hãm khuẩn vi khuẩn như: Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid, Phenicol.
- Không phối hợp kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn với nhau vì sẽ sinh ra tác dụng đối kháng. Ví dụ sự kết hợp hợp giữa kháng sinh Penicillin (hoặc Ampicillin) với Tetracyclin/Macrolid hoặc Quinolon và Chloramphenicol