• Home /
  • Thông tin tuyển sinh
  • / Học viện Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu là cơ sở giáo dục đại học có uy tín cao trong khu vực và thế giới

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài ghẻ tai Otodectes cynotis ký sinh ở mèo

 

Nghiên cứu được tiến hành với mục đích mô tả đặc điểm hình thái, kích thước của ghẻ tai Otodectes cynotis ký sinh ở mèo ở các giai đoạn khác nhau; gây nhiễm thử nghiệm ghẻ tai trên mèo; và xác định thời gian sống sót của ghẻ tai Otodectes cynotis ở môi trường điều kiện phòng thí nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

  • Các mẫu ráy tai mèo được thu thập từ phòng khám thú y Mỹ Đình và phòng khám thú y Thanh Trì và vận chuyển ngay đến Phòng thí nghiệm bộ môn Ký sinh trùng để tiến hành kiểm tra. Ghẻ được bảo quản ở môi trường điều kiện phòng thí nghiệm. Các số liệu về hình thái, kích thước của ghẻ tai được thực hiện bằng phương pháp soi kính hiển có gắn trắc vi thị kính.
  • Phương pháp đánh giá khả năng sống ghẻ tai: Ghẻ được đặt trên phiến kính trong đĩa petri ở môi trường điều kiện phòng thí nghiệm. Ghẻ được kiểm tra sau các khoảng thời gian nhất định. Ghẻ còn sống là còn có những cử động tự nhiên.
  • Phương pháp gây nhiễm ghẻ tai ở mèo: Chọn 60 mèo có độ tuổi từ 3 đến 1 năm tuổi. Mèo được chia ngẫu nhiên thành 6 lô thí nghiệm, mỗi lô 10 con. Gây nhiễm ghẻ tai cho 5 lô thí nghiệm, một lô đối chứng không gây nhiễm ghẻ tai. Số lượng ghẻ sử dụng cho một lần gây nhiễm với tỉ lệ đực cái bằng nhau là: ( 5-5); (10-10); (15-15); (20-20); (25-25). Mèo trong thí nghiệm được nuôi nhốt ở điều kiện phòng, trong mỗi lồng riêng biệt. Sau khi gây nhiễm cho mèo thì quan sát các biểu hiện của mèo và kiểm tra bằng đèn soi tai tai mèo sau 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày kể từ ngày gây nhiễm. Sau 21 ngày gây nhiễm thì lấy bông ngoái tai mèo kiểm tra dưới kính hiển vi.

Kết quả nghiên cứu

  • Nghiên cứu chỉ ra hình thái và kích thước của ghẻ theo từng giai đoạn và tính biệt. Ghẻ tai Otodectes cynotis có 5 giai đoạn phát triển trong vòng đời lần lượt là: trứng, ấu trùng, tiền thiếu trùng (protonymp), thiếu trùng (deutonymph), và ghẻ trưởng thành. (Phụ lục 1)
  • Khi gây nhiễm ghẻ đực, cái trường thành với số lượng (đực – cái) bằng nhau lần lượt là: (5-5); (10-10); (15-15); (20-20); (25-25), tỷ lệ gây nhiễm thành công cao nhất là 80,00%. Trong đó cần số lượng ghẻ tối thiểu (15 – 15) để tỷ lệ gây nhiễm thành công đạt 80,00%. Số ngày đạt gây nhiễm thành công từ 7 đến 14 ngày. Cần số lượng ghẻ tối thiểu là (10 – 10) để có thể gây nhiễm thành công trên mèo với tỷ lệ thành công là 40,00%.
  • Trong 18h đầu tất cả ghẻ theo dõi đều vẫn sống. Ghẻ bắt đầu chết từ sau 18h theo dõi. Sau ngày 1 thí nghiệm, tỷ lệ ghẻ đực sống sót là 66,5%; trong khi ghẻ cái chỉ còn 45,6% sống sót. Sang đến ngày thứ 2 tỷ lệ sống sót của ghẻ ở các giai đoạn phát triển giảm đáng kể, ghẻ đực còn 36,56%, ghẻ cái 31,56%, thiếu trùng 32,87%, tiền thiếu trùng và ấu trùng còn 21,10%. Đến ngày thứ 5 thì không còn ghẻ đực, tiền thiếu trùng và ấu trùng nào sống sót. Ngày thứ 6 chỉ còn 1,19% ghẻ cái sống sót, các giai đoạn khác của ghẻ đã chết. Đến ngày thứ 7 không còn bất kỳ giai đoạn nào của ghẻ sống sót.

Kết luận

  • Nghiên cứu đã xác định được đặc điểm hình thái, kích thước của ghẻ tai ở các giai đoạn phát triển.
  • Số lượng ghẻ cần thiết để gây nhiễm thành công trên mèo là 10 ghẻ đực – 10 ghẻ cái. Số lượng ghẻ tối thiểu để tỷ lệ gây nhiễm thành công đạt cao nhất (80,00%) là  15 ghẻ đực – 15 ghẻ cái.
  • Ở điều kiện phòng thí nghiệm, ghẻ bắt đầu chết sau 18h và đến ngày thứ 7 của thí nghiệm thì không còn ghẻ sống sót.

 

Phụ lục 1

Bảng 1. Đặc điểm hình thái các giai đoạn ghẻ tai O. cynotis (mean ± SD [µm]) (n=10)

Mô tả đặc điểm hình thái Trứng Ấu trùng Tiền thiếu trùng (Protonymp) Thiếu trùng

(Deutonymp)

Ghẻ đực trưởng thành Ghẻ cái trưởng thành
Hình elip, màu trắng –     Hình dạng oval có màu nâu xám.

–     Chưa phân biệt giới tính.

–     Chưa có đôi chân thứ 4.

–     Hình dạng oval có màu nâu xám.

–     Chưa phân biệt giới tính.

–     Đôi chân thứ 4 rất nhỏ và ngắn .

–     Hình dạng oval có màu nâu xám.

–     Chưa phân biệt giới tính.

–     Không còn đôi chân thứ 4.

–     Cơ thể có sự thay đổi về hình thái và kích thước. Lớp sừng bao phủ rộng hơn.

Đã có đôi chân thứ 4

–     Cơ thể có sự thay đổi về hình thái và kích thước.

–     Có âm hộ ở mặt bụng. Số lượng các lông bám tương tự ở giai đoạn thiếu trùng.

–     Đã có đôi chân thứ 4

Thân Chiều dài 156.9 ± 5.5 242.4 ± 11.2 296.1 ± 15.1 329.7 ± 10.3 389.6 ± 9.2
Chiều rộng 113.6 ± 4.2 167.4 ± 3.7 187.3 ± 9.5 228.9 ± 8.1 270.5 ± 6.5
Đầu giả (gnathosoma) Mô tả

 

 

Hàm (chelicera) ở phía mặt trên. Cặp phụ bản (pedipalps) phía mặt dưới đầu giả. Trên các đốt của cặp phụ bản có các lông bám. Đầu giả có kích thước lớn hơn so với đầu giả của ấu trùng.

 

Giống cấu tạo đầu giả của tiền thiếu trùng.

 

Giống cấu tạo đầu giả của các giai đoạn trước.

 

Giống cấu tạo đầu giả cảu các giai đoạn trước.

 

 

 

 

Chân

Mô tả Có 2 đôi chân phía trước ngắn và 1 đôi chân phía sau rất ngắn. Mỗi chân có 6 đốt và kết nối với nhau bằng những khớp động. Trên các đốt chân có các lông bám. Đã có 4 đôi chân, đôi chân thứ 4 rất nhỏ và ngắn.

Trên các chân có nhiều lông bám.

Không còn đôi chân thứ 4.

Trên các chân có nhiều lông bám.

Đã có đôi chân thứ 4. Các đôi chân giống như chân của thiếu trùng. Kích thước chân dài hơn so với giai đoạn thiếu trùng. Đã có đôi chân thứ 4. Các đôi chân giống với chân thiếu trùng.

Đôi chân thứ 4 có 5 đốt. Các đôi chân có nhiều lông bám.

Đôi chân I 102 ± 9.51 129 ± 11.04 178 ± 15.05 172 ± 14.62
Đôi chân II 97 ± 13.42  123 ± 10.7 166 ± 16.75 167 ± 13.48
Đôi chân III 55 ± 9.93 69 ± 9.88 216 ± 20.34 113 ± 15.68
Đôi chân IV 99 ± 11.65 29 ± 2.94

Hình ảnh ghẻ đực trưởng thành. (KHV vật kính 4x)

                                                                                                                  Hình ảnh ghẻ cái trưởng thành. (KHV vật kính 4x)

Hình ảnh thiếu trùng. (KHV vật kính 4x)

Hình ảnh ấu trùng. (KHV vật kính 4x)

 

Nguyễn Văn Phương

Khoa Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam