Xác định tỷ lệ lưu hành của kháng thể kháng Porcine Parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận

Giới thiệu: Porcine Parvovirus (PPV) gây bệnh chủ yếu trên lợn nái và lợn con theo mẹ với khả năng lây nhiễm đối với phôi và thai. PPV gây ra hội chứng  thai gỗ và chết lưu ở lợn.

Mục đích: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định tỷ lệ lưu hành kháng thể kháng PPV ở lợn chưa được tiêm vắc xin và đã được tiêm vắc xin phòng bệnh thai gỗ nuôi tại Hà Nội một số vùng phụ cận.

Phương pháp nghiên cứu: Các mẫu huyết thanh được kiểm tra sự có mặt kháng thể kháng PPV bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập 164 mẫu huyết thanh lợn từ 5 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Tất cả 164 con được lấy mẫu ở 23 đàn lợn nuôi theo hình thức gia trại được chọn ngẫu nhiên, trong số 164 mẫu có 130 mẫu ở 16 đàn lợn đã được tiêm vắc xin và 34 mẫu ở 7 đàn lợn chưa tiêm phòng.

Kết quả nghiên cứu: Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng có 94,51% (155/164) mẫu huyết thanh dương tính với kháng thể PPV. Ttrong số 155 mẫu dương tính có 130 chiếm 79,27% mẫu dương tính với kháng thể PPV từ lợn đã được tiêm vắc xin, còn lại 34 mẫu chiếm 20,73% mẫu dương tính với kháng thể PPV từ lợn chưa được tiêm phòng. Tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính với kháng thể PPV ở lợn chưa được tiêm phòng được lý giải có thể do tỷ lệ lợn đã nhiễm PPV từ trước đó, nên cơ thể sản sinh kháng thể chống lại PPV. Khi khảo sát hiệu giá kháng thể chúng tôi thấy trong 155 mẫu dương tính có tới 46 mẫu có hiệu giá kháng thể cao (> 1: 512), chiếm 29,68% (46/155). Không có sự khác biệt về tỷ lệ mẫu dương tính với kháng thể PPV giữa Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng và Bắc Ninh (P> 0,05) nhưng tỷ lệ mẫu dương tính với kháng thể PPV giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự lưu hành kháng thể kháng PPV ở đàn lợn nuôi Hà nội và tại một số vùng phụ cận. Trong các mẫu thử kháng thể cho thấy kháng thể kháng PPV xuất hiện ở cả đàn lợn không được tiêm phòng vắc xin, do vậy những con lợn này đã nhiễm PPV từ trước đó.

Từ khóa: Porcine Parvovirus, Hà Nội và vùng phụ cận, lưu hành kháng thể, lợn chưa tiêm phòng, lợn đã tiêm phòng.

Lê Văn Trường, Nguyễn Văn Giáp, Huỳnh Thị Mỹ Lệ

Khoa Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

One thought on “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG HỖN HỢP VI LƯỢNG, THẢO DƯỢC, MEN VI SINH VÀ ĐẠM THỦY PHÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH LỢN MÓNG CÁI, DUROC

  1. Hoàng văn hung says:

    Dạ em muốn mua sản phẩm thì mua sao ạ, em cảm.ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *