XÁC ĐỊNH KHÁNG THỂ KHÁNG GIUN ĐŨA CHÓ MÈO TOXOCARA SPP. VÀ GIUN ĐŨA LỢN ASCARIS SUUM Ở GÀ NUÔI THẢ VƯỜN

XÁC ĐỊNH KHÁNG THỂ KHÁNG GIUN ĐŨA CHÓ MÈO TOXOCARA SPP.
VÀ GIUN ĐŨA LỢN ASCARIS SUUM Ở GÀ NUÔI THẢ VƯỜN

Nguyễn Thị Hoàng Yến1*, Nguyễn Thị Hợp2, Đỗ Trung Dũng2, Phạm Thị Tới3,
Đồng Thế Anh1, Nguyễn Văn Phương1, Nguyễn Thị Hồng Chiên1

1Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Côn trùng – Ký sinh trùng Trung ương
3Trung tâm Chẩn đoán – Xét nghiệm bệnh động vật, Chi cục Thú y vùng 6

 

Tính cấp thiết

Toxocara canis, Toxocara catiAscaris suum là các giun tròn thuộc bộ giun đũa (Ascaridia) ký sinh trong ruột non của chó, mèo và lợn. Đồng thời đây là các tác nhân gây ra Hội chứng ấu trùng di chuyển ở người (ascarid larva migrans syndrome – ascarid LMS). Người bị nhiễm do tiếp xúc với đất có chứa trứng gây nhiễm, hoặc nuốt phải trứng gây nhiễm lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc do ăn phải thịt và phủ tạng sống của một số động vật như gà, bò có chứa ấu trùng gây nhiễm.

Bên cạnh các vật chủ chính và người, gà cũng có thể bị nhiễm phải ấu trùng của nhóm
giun tròn này do nuốt phải trứng chứa ấu trùng gây nhiễm từ đất bị ô nhiễm với trứng. Khi xâm nhập vào gà, ấu trùng thoát vỏ, xuyên qua thành ruột, theo mạch máu lên gan, phổi, và các cơ quan khác, nhưng không phát triển thành giun trưởng thành. Vì vậy, gà còn được gọi là vật chủ ngẫu nhiên hay vật chủ dự trữ của nhóm giun tròn này. Với đặc tính bới đất để tìm kiếm thức ăn, gà còn được xem là một chỉ báo để đánh giá sự ô nhiễm của đất với trứng thông qua việc xác định kháng thể kháng nhóm giun tròn này trên gà.

Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch có gắn enzyme (enzyme-linked immunosorbent assay – ELISA) đã được phát triển để chẩn đoán gà bị nhiễm nhóm giun tròn này.

Mục đích nghiên cứu

Ứng dụng quy trình chẩn đoán dựa vào kỹ thuật ELISA đã được phát triển để xác định sự có mặt của kháng thể kháng T. canis, T. catiA. suum trên gà nuôi thả tự nhiên.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp thu mẫu huyết thanh gà nuôi thả tự nhiên
  • Gây bệnh thực nghiệm Toxocara canis, Toxocara cati, Ascaris suumAscaridia galli trên gà để thu huyết thanh dương tính.
  • Phương pháp sản xuất kháng nguyên thô (SWAP) và kháng nguyên chất tiết (Excretory/Secretory)
  • Kỹ thuật ELISA và Western Blot.

Kết quả chính:

  • Kết quả sàng lọc gà có mang kháng thể kháng nhóm giun đũa (Toxocara, A. suumAscaridia galli) chiếm 38,65%
  • Kết quả xác định loài chỉ ra có11,55% gà mang kháng thể kháng Toxocara và 2,79% gà mang kháng thể kháng A. suum.

Kết luận

Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định sự có mặt của kháng thể kháng nhóm giun đũa chó
mèo Toxocara spp. và giun đũa lợn A. suum trên gà nhiễm bệnh tự nhiên – vật chủ dự trữ của chúng. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin quan trọng giúp người chăn nuôi cần trang bị thiết bị bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc với đất. Đồng thời, cần có các biện pháp để quản lý nguồn phân của chó, mèo và lợn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra dấu hiệu về sự tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa lợn A. suum trên người, tác nhân gây Hội chứng ấu trùng di chuyển trên người chưa được công bố tại Việt Nam.

Từ khóa: Ascaris suum, ELISA, gà thả vườn, Toxocara spp.

Link bài báo: http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2021/03/tap-chi-so-2.9.2021.pdf

One thought on “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG HỖN HỢP VI LƯỢNG, THẢO DƯỢC, MEN VI SINH VÀ ĐẠM THỦY PHÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH LỢN MÓNG CÁI, DUROC

  1. Hoàng văn hung says:

    Dạ em muốn mua sản phẩm thì mua sao ạ, em cảm.ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *