NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A/H9N2 Ở GIA CẦM SỐNG BÁN TẠI MỘT SỐ CHỢ CỦA 4 TỈNH THÀNH, MIỀN BẮC VIỆT NAM

Giới thiệu: Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu chủng virus cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1. Trong khi đó, chủng virus cúm gia cầm độc lực thấp A/H9N2, A/H7N9 (2013) đã gây ra các vụ dịch tại Châu Âu và Châu Á. Ở Việt Nam, gia cầm là vật chủ của các phân nhóm virus cúm gia cầm, bao gồm H5N1 và H9N2. Tỷ lệ nhiễm vi rút cúm phân typ H5N1 và H9N2 trên ngan là 7,5% và 2,8% cao hơn trên vịt là 3,9% và 1,1% cho thấy ngan là ổ chứa tiềm tàng virus cúm gia cầm. Virus cúm A/H5N1 lưu hành nhiều vào mùa đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4), các phân type virus cúm H9N2 lưu hành rải rác quanh năm.

Mục đích nghiên cứu: Để phát hiện và theo dõi sự biến đổi của virus cúm gia cầm và một số chủng virus cúm nguy hiểm tại Việt Nam, đồng thời tăng cường giám sát cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam, chúng tôi thực hiện chương trình giám sát virus cúm gia cầm trên gà và môi trường tại các chợ, điểm thu gom, buôn bán gia cầm sống nhằm mục đích: Giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm type A/H9N2 ở gia cầm sông bán tại một số chợ của 4 tỉnh thành, miền Bắc, Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lấy mẫu tại các chợ gia cầm sống, phương pháp xét nghiệm virus cúm gia cầm A H9N2 bằng phản ứng real-time  RT-PCR.

Kết quả nghiên cứu:

Trong tổng số 169 mẫu dương tính với cúm A, sự lưu hành của virus cúm subtype H9 ở phố Hiến, Hưng Yên (20,7% và Ct = 26) và chợ Ngũ Hiệp là cao nhất (27,2% và Ct = 26), tiếp đến là chợ Đọ và chợ Ngan, thấp nhất ở Túc Duyên và chợ Gà, riêng chợ Hà Vĩ tất cả các mẫu đều âm tính với H9. Kết quả phân tích cây phả hệ dựa vào trình tự gen HA, các chủng virus cúm subtype H9 chiếm ưu thế là phân nhánh Y280. Kết quả phân tích cây phả hệ dựa vào trình tự gen NA, chủng virus cúm thuộc subtype H9 đều thuộc phân nhánh F98 like.

http://tapchi.hoithuyvietnam.org.vn/tap-chi/virus-cum-a-h9n2-o-gc-song-ban-tai-mot-so-cho-4-tinh-thanh-mien-bac.htm

Vũ Đức Hạnh