MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHÂN TỬ CỦA PARVOVIRUS TYPE 2 Ở CHÓ PHÂN LẬP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tính cấp thiết:

Sự thay đổi của một số axit amin trong đoạn gen VP2, protein capsid chính quyết định đặc tính gây bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó do Canine Parvovirus type 2 (CPV-2). Những nghiên cứu về Parvovirus từ năm 1979 đến 1984 cho thấy phần lớn chó nhiễm hai chủng virus CPV-2a và CPV-2b. Trong những năm gần đây, biến chủng CPV-2c lưu hành phổ biến trên thế giới cũng như Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, bệnh có thể gặp ở chó đã tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng. Như vậy, liệu có phải đã xuất hiện những sự thay đổi về đặc tính di truyền của các Parvovirus ở thực địa so với chủng Parvovirus vacxin khiến việc sử dụng vacxin phòng bệnh kém hiệu quả hay không hay là do một nguyên nhân khác?

Mục đích nghiên cứu:

Xác định các đặc tính di truyền của các chủng CPV-2 từ chó mắc bệnh tại Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu:

Trong nghiên cứu này, 4 mẫu phân tiêu chảy của chó mắc bệnh do CPV-2 đã được sử dụng để tách triết ADN theo hướng dẫn của bộ Kit QIAamp. Hai cặp mồi ParvoVP2FL-F và ParvoVP2FL-R đã được sử dụng trong phản ứng PCR. Sản phẩm PCR được tiến hành giải trình tự gen đoạn gen VP2 tại công ty Macrogen, Hàn Quốc. Xây dựng cây sinh học phân tử bằng phần mềm MEGA, các chủng virus tham chiếu sử dụng để xây dựng cây sinh học phân tử được thu thập từ ngân hàng gen thế giới (GenBank).

Kết quả:

Gen VP2 của 4 chủng CPV-2 bao gồm: VNUA-CP17, VNUA-CP31, VNUA-CP32 và  VNUA-CP35 đã được giải trình tự và phân tích trình tự gen. Kết quả cho thấy chủng VNUA-CP17 ở mức độ tương đồng cao hơn khi so sánh với 2 chủng virus vacxin là: Pfizer/vaccine/06 của Mỹ (EU914139) và chủng CPVpf của Hàn Quốc (FJ197847), mức độ tương đồng từ 98,4 -99,8% về nucleotite và 97,7-99,8% về axitamin.

Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy 4 chủng CPV-2 trong nghiên cứu thuộc 2 nguồn gốc khác nhau là từ mèo và chó. Cụ thể 3 chủng Parvovirus type 2 ký hiệu VNUA-CP31, VNUA-CP32 và VNUA-CP35 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng Parvovirus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV), trong khi chủng VNUA-CP17 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng Parvovirus gây bệnh trên chó (CPV).

Kết luận:

Nghiên cứu đã phát hiện 3 chủng Parvovirus VNUA-CP31, VNUA-CP32, và VNUA-CP35 là các chủng gây giảm bạch cầu ở mèo ở các mẫu phân thu thập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus. Đây là bằng chứng quan trọng cho thấy có thể đã có sự lây truyền vius giảm bạch cầu từ mèo sang chó. Do vậy, cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo về cơ chế truyền lây và vai trò của FPV gây bệnh trên chó ở Việt Nam.

Từ khóa: Bệnh viêm ruột tiêu chảy, cây phả hệ, chó, Parvovirus, sinh học phân tử.

Ghi chú: Dấu (.) biểu thị trình tự aa giống với trình tự aa của chủng VNUA-CP17

Hình 1. So sánh trình tự aa của gen VP2 giữa các chủng Parvovirus trong nghiên cứu này với nhau và với các chủng Parvovirus tham chiếu khác

Ghi chú: Những chủng Parvovirus trong nghiên cứu đánh dấu hình vuông 

Hình 2. Cây phả hệ của CPV-2 dựa trên đoạn gen VP2

Võ Văn Hải, Nguyễn Thị Yến, Đào Lê Anh, Hoàng Minh, Bùi Trần Anh Đào,

Bùi Thị Tố Nga, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan*

Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

*Tác giả liên hệ: levanphan@vnua.edu.com

Link bài báo: http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2019/07/tap-chi-so-2.3-4.pdf

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHÂN TỬ CỦA PARVOVIRUS TYPE 2 Ở CHÓ PHÂN LẬP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tính cấp thiết:

Sự thay đổi của một số axit amin trong đoạn gen VP2, protein capsid chính quyết định đặc tính gây bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó do Canine Parvovirus type 2 (CPV-2). Những nghiên cứu về Parvovirus từ năm 1979 đến 1984 cho thấy phần lớn chó nhiễm hai chủng virus CPV-2a và CPV-2b. Trong những năm gần đây, biến chủng CPV-2c lưu hành phổ biến trên thế giới cũng như Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, bệnh có thể gặp ở chó đã tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng. Như vậy, liệu có phải đã xuất hiện những sự thay đổi về đặc tính di truyền của các Parvovirus ở thực địa so với chủng Parvovirus vacxin khiến việc sử dụng vacxin phòng bệnh kém hiệu quả hay không hay là do một nguyên nhân khác?

Mục đích nghiên cứu:

Xác định các đặc tính di truyền của các chủng CPV-2 từ chó mắc bệnh tại Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu:

Trong nghiên cứu này, 4 mẫu phân tiêu chảy của chó mắc bệnh do CPV-2 đã được sử dụng để tách triết ADN theo hướng dẫn của bộ Kit QIAamp. Hai cặp mồi ParvoVP2FL-F và ParvoVP2FL-R đã được sử dụng trong phản ứng PCR. Sản phẩm PCR được tiến hành giải trình tự gen đoạn gen VP2 tại công ty Macrogen, Hàn Quốc. Xây dựng cây sinh học phân tử bằng phần mềm MEGA, các chủng virus tham chiếu sử dụng để xây dựng cây sinh học phân tử được thu thập từ ngân hàng gen thế giới (GenBank).

Kết quả:

Gen VP2 của 4 chủng CPV-2 bao gồm: VNUA-CP17, VNUA-CP31, VNUA-CP32 và  VNUA-CP35 đã được giải trình tự và phân tích trình tự gen. Kết quả cho thấy chủng VNUA-CP17 ở mức độ tương đồng cao hơn khi so sánh với 2 chủng virus vacxin là: Pfizer/vaccine/06 của Mỹ (EU914139) và chủng CPVpf của Hàn Quốc (FJ197847), mức độ tương đồng từ 98,4 -99,8% về nucleotite và 97,7-99,8% về axitamin.

Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy 4 chủng CPV-2 trong nghiên cứu thuộc 2 nguồn gốc khác nhau là từ mèo và chó. Cụ thể 3 chủng Parvovirus type 2 ký hiệu VNUA-CP31, VNUA-CP32 và VNUA-CP35 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng Parvovirus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV), trong khi chủng VNUA-CP17 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng Parvovirus gây bệnh trên chó (CPV).

Kết luận:

Nghiên cứu đã phát hiện 3 chủng Parvovirus VNUA-CP31, VNUA-CP32, và VNUA-CP35 là các chủng gây giảm bạch cầu ở mèo ở các mẫu phân thu thập từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus. Đây là bằng chứng quan trọng cho thấy có thể đã có sự lây truyền vius giảm bạch cầu từ mèo sang chó. Do vậy, cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo về cơ chế truyền lây và vai trò của FPV gây bệnh trên chó ở Việt Nam.

Từ khóa: Bệnh viêm ruột tiêu chảy, cây phả hệ, chó, Parvovirus, sinh học phân tử.

Ghi chú: Dấu (.) biểu thị trình tự aa giống với trình tự aa của chủng VNUA-CP17

Hình 1. So sánh trình tự aa của gen VP2 giữa các chủng Parvovirus trong nghiên cứu này với nhau và với các chủng Parvovirus tham chiếu khác

Ghi chú: Những chủng Parvovirus trong nghiên cứu đánh dấu hình vuông 

Hình 2. Cây phả hệ của CPV-2 dựa trên đoạn gen VP2

Võ Văn Hải, Nguyễn Thị Yến, Đào Lê Anh, Hoàng Minh, Bùi Trần Anh Đào,

Bùi Thị Tố Nga, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan*

Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

*Tác giả liên hệ: levanphan@vnua.edu.com

Link bài báo: http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2019/07/tap-chi-so-2.3-4.pdf

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *