KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH SAPOVIRUS Ở LỢN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH SAPOVIRUS Ở LỢN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN

Trương Hà Thái, Trần Thị Hương Giang, Trần Trọng Nguyên, Đồng Văn Hiếu*

Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

* dvhieuvet@vnua.edu.vn

Tính cấp thiết: Ở Việt Nam, SaVs đã được phát hiện trên các bệnh nhân nhi mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính ở một số tỉnh phí Nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Norovirus và SaV (2 virus thuộc họ Caliiviridae), được xác định trong các mẫu bệnh phẩm là phân từ các bệnh nhi mắc bệnh viêm dạ dạy ruột. Trong đó, có 07 mẫu dương tính với SaV (1,4%). Phân tích trình tự gen cho thấy, 07 chủng SaVs thuộc genotype I và II. Tới nay, ở Việt Nam chưa có công bố chính thức nào về sự có mặt của SaVs trên động vật.

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định sự có mặt của SaVs trên đàn lợn nuôi ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu: Tổng số 32 mẫu phân được thu thập từ lợn từ 1 đến 22 tuần tuổi có biểu hiện tiêu chảy nuôi tại 4 trang trại (17 mẫu) ở Huyện Phù Cừ và 3 trang trại (15 mẫu) ở Huyện Trà Dương, tỉnh Hưng Yên từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2022. Phương pháp nhân gen polymerase chain reaction (PCR) và giải trình tự gen được sử dụng để xác định sự có mặt và đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng PoSaV.

Kết quả chính: kết quả cho thấy, 02 ( 6,25%) mẫu cho kết quả dương tính với Sapovirus. Trong đó, 02 (17,76%) dương tính với virus được thu thập từ huyền Phù Cừ, trong khi đó không có mẫu dương tính nào được phát hiện đối với các mẫu thu thập tại huyện Trà Dương, tỉnh Hưng Yên. Kết quả phân tích một phần gen mã hóa RNA polymerase cho thấy, 02 chủng PoSaV trong nghiên cứu này có mức độ tương đồng nucleotide cao (99,09%). Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy 02 chủng virus này cùng thuộc một nhánh di truyền và có quan hệ về di truyền với các chủng PoSaV được xác định ở Mỹ và Trung Quốc.

Kết luận: Nghiên cứu này lần đầu xác định PoSaV trong phân lợn có biểu hiện tiêu chảy nuôi tại một số trang trại tại Thành phố Hưng Yên năm 2022 với tỷ lệ dương tính là 6,25%. 2 chủng PoSaV lưu hành tại Hưng có mức độ tương đồng cao (99,09%) khi so sánh trình tự một phần gen mã hóa RNA polymerase. Các chủng virus thuộc genotype III và có quan hệ di truyền gần với chủng PoSaV được xác định ở Mỹ và Trung Quốc.

Từ khóa: Hưng Yên, Lợn, Sapovirus, PCR, PoSaV.

Link bài báo: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y tập XXX số 5năm 2023

Hình 1. Minh họa kết quả PCR phát hiện SaV lợn

Ghi chú : Giẩng M: thang ADN chuẩn 100 bp; giếng 1: mẫu dương tính thực địa; giếng 2: mẫu đối chứng âm chỉ bổ sung nước tinh khiêt. Vạch sản phẩm PCR đặc hiệu có kích thước 331bp được đánh dấu bằng mũi tên màu đen.

Bảng 2. Kết quả xác định SaVlợn nuôi tại tỉnh Hưng Yênbằng phản ứng PCR

Huyện

Số mẫu kiểm tra

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ (%)

Phù Cừ

17

2

11,76

Trà Dương

15

0

0

Tổng

32

2

6,25

Hình 2. Cây phả hệ (phylogenetic tree) của SaV dựa vào trình tự một phần gen mã hóa RNA polymerase (301 bp)

Ghi chú: 02 chủng PoSaV trong nghiên cứu này được hiển thị bằng hình tròn màu đen. Giá trị bootstrap tại các nút (node) của cây phả hệ được hiển thị cho phân nhánh chính.

One thought on “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG HỖN HỢP VI LƯỢNG, THẢO DƯỢC, MEN VI SINH VÀ ĐẠM THỦY PHÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH LỢN MÓNG CÁI, DUROC

  1. Hoàng văn hung says:

    Dạ em muốn mua sản phẩm thì mua sao ạ, em cảm.ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *