Giới thiệu: Bệnh do parvovirus đã được ghi nhận ở tất cả các nước và khu vực có chăn nuôi vịt của châu Âu và châu Á. Ở Mỹ, đã có báo cáo về sự lưu hành biến chủng gây bệnh cho ngan (MDPV).
Mục đích: Ở Việt Nam, từ đầu năm 2019, đã xuất hiện tình trạng vịt ngắn mỏ. Do chưa có công bố nào nên nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định sự có mặt của parvovirus gây bệnh ở một số đàn vịt có biểu hiện ngắn mỏ thu thập tại Hưng Yên năm 2019.
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu bệnh phẩm thu thập là phủ tạng của vịt có triệu chứng ngắn mỏ, bao gồm: não, tim, phổi, gan, lách, thận, túi Fabricius và tuyến ức. ADN tổng số được giải phóng bằng proteinase K kết hợp với lysis buffer, được tách chiết bằng Phenol-Chloroform-Isoamyl. Cặp mồi NSF1-CAATGGGCTTTTACCAATATGC, NSR1- ATTTTTCCCTCCTCCCACCA; P6F-CTACAACCCGGACCTGTGTC, P6R- GCATGCGCGTGGTCAACCTAACA được dùng phát hiện và giải mã gen. Trình tự một phần gen mã hóa protein NS1 và VP1 thu được dùng để xác định mối liên hệ di truyền giữa các chủng parvovirus bằng phương pháp xây dựng cây phát sinh chủng loại bằng phần mềm MEGA phiên bản 7.0.26.
Kết quả: Ở các ca bệnh có triệu chứng ngắn mỏ, biến đổi bệnh lý đại thể gồm cơ tim nhạt màu, phủ màng fibrin trên bề mặt gan, túi mật sưng to. Kết quả phát hiện virus bằng phản ứng PCR kết hợp với giải mã và phân tích trình tự gen mã hóa protein NS và VP1 đã khẳng định sự có mặt của parvovirus gây bệnh ở thủy cầm trong các mẫu vịt bệnh thu thập. Chủng parvovirus phát hiện được thuộc nhóm biến chủng NGPV (novel goose parvovirus).
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự có mặt của parvovirus gây bệnh ở thủy cầm trong các mẫu vịt bệnh thu thập tại Hưng Yên năm 2019.
Từ khóa: Parvovirus ở thủy cầm, vịt, PCR, Hưng Yên
Đường link: http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2020/02/tap-chi-so-10.1.3.pdf
Nguyễn Văn Giáp và cộng sự
Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Dạ em muốn mua sản phẩm thì mua sao ạ, em cảm.ơn