Đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 19 – NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1665 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025. tại Thành phố Thanh Hóa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn: Chủ đề 4: Khoa học công nghệ – Đào tạo nguồn nhân lực – Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nông nghiệp.
Hội nghị có sự tham dự của cơ quan Trung ương, các Sở, Ban, Ngành của 4 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đặc biệt, có sự hiện diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân, các thày cô và các em học sinh THPT theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá tại sự kiện |
Tại sự kiện, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho rằng, hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, đặt nông nghiệp nước ta trước những thời cơ và thách thức mới. Để xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn thì phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, là nhân tố then chốt, tạo ra những đột phá trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, chúng tôi xác định khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn, do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ – Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao – Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nông nghiệp sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng và là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng “Khoa học công nghệ – Đào tạo nguồn nhân lực – Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nông nghiệp” là một nhu cầu hết sức cấp thiết.
Các đại biểu chủ trì phần thảo luận |
“Hội nghị “Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn” chính là cơ hội tốt để chúng ta được nghe các đại biểu Trung ương, lãnh đạo Học viện nông nghiệp Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh chia sẻ về những thành tựu của khoa học và công nghệ; làm rõ hơn về vai trò và giải pháp để nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp thời đại 4.0; đồng thời cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, hợp tác xã, các trường trung học phổ thông hiểu rõ hơn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nông nghiệp; tăng cường hỗ trợ, trao đổi thông tin, liên kết đào tạo các chuyên gia đầu ngành theo lĩnh vực, ngành hàng; đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp về kỹ năng đàm phán, pháp lý, phân tích thị trường, quản lý sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp thông minh…”, ông Đậu Thanh Tùng chia sẻ.
Lắng nghe địa phương…
Phát biểu tại chương trình, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong chương trình hoạt động hướng về cơ sở năm 2023, Học viện tập trung với Chủ đề “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”. Đây là hoạt động trong chuỗi các sự kiện Học viện đã và đang tổ chức tại một số địa phương trên cả nước, mục tiêu của Hội nghị là góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của học sinh trung học phổ thông; Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hã Tĩnh theo hướng sinh thái, tuần hoàn, chất lượng, hiệu quả, bền vững.
GS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại chương trình |
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, hiện nay Học viện Nông nghiệp Việt Nam có sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho sự nghiệp nông nghiệp nước nhà. “Chúng tôi có một chuỗi sự kiện, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân để tạo nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta phải đào tạo và quy hoạch nguồn nhân lực như thế nào, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực địa phương, tránh tình trạng đào tạo dư thừa, đào tạo ra không có việc làm.
Tại Hội nghị hôm nay chúng tôi mời tất cả các sở đến đây và mong muốn rằng chúng tôi nêu những thế mạnh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ cho địa phương. Đồng thời chúng tôi lắng nghe nhu cầu của các địa phương để từ đó cùng xây dựng kế hoạch chung, chiến lược chung nhằm phát triển công nghệ cho địa phương phục vụ thực tiễn, phục vụ bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chiều nay hội nghị bên lề, chúng tôi cũng có các buổi thảo luận thật sâu về các nhu cầu của địa phương, đặc biệt là làm việc với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ, Sở GD&ĐT để xem thực chất các vấn đề của địa phương hiện nay là gì, từ đó chúng tôi thấu hiểu hơn, sau này phối kết hợp thật tốt”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ký kết Thoả thuận hợp tác cùng sở Khoa học và Công nghệ, Sở GD&ĐT của 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình |
Tại Hội nghị, các vấn đề về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp thời kỳ cách mạng 4.0, tư vấn khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học, các thành tựu khoa học công nghệ, cùng hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas của 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 đã được thảo luận. Hội nghị cũng giới thiệu: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y; Phòng thí nghiệm trung tâm về Khoa học và Công nghệ thực phẩm; Phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng Đất và Phân bón; Phòng thí nghiệm Môi trường; Phòng thí nghiệm trung tâm khoa Chăn nuôi và Phòng phân tích kiểm nghiệm – Viện nghiên cứu Tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, năng lực nghiên cứu và dịch vụ xã hội của 2 mô hình: bệnh viện cây trồng và bệnh viện thú y cũng được ra mắt.
Các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm này không chỉ phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu, tạo công nghệ mới mà còn là địa chỉ tin cậy, được hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tin tưởng hợp tác trong đánh giá, phân tích chất lượng nông sản, thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; phân tích chất lượng đất, phân bón và môi trường, hay các dịch vụ phân tích, chẩn đoán bệnh trên cây trồng vật nuôi, nghiên cứu sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học phòng ngừa bệnh tật trên trên gia súc, gia cầm…
Trong Hội nghị, những chia sẻ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trao đổi về cơ hội hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và dịch vụ xã hội, cũng như lễ ký kết giữa Học viện với đối tác sẽ được tiến hành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp như: Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam… để bố trí việc làm cho sinh viên. Hàng năm, Học viện tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của từ 60 đến 100 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho từ 4.000 đến 6.000 sinh viên. Theo kết quả khảo sát, trên 97% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp. |
Viết của bạn không chỉ thông tin, mà còn truyền cảm hứng người đọc hành động.
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?