HOẠT ĐỘNG KHÁNG VIRUS CÚM A CỦA PROTEIN MX1 Ở MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ VÚ

Tính cấp thiết

Interferon loại I (IFN-a / b) và III (IFN-l) cung cấp các cơ chế bảo vệ nội bào bẩm sinh chống lại virus. Trong số các hiệu ứng kháng virus gây ra, các protein Mx của một số loài dường như là thành phần quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm A. Virus cúm có khả năng gây dịch tái phát bệnh đường hô hấp ở người, gia cầm, lợn và ngựa. Bên cạnh đó, trâu và bò đã sống gần gũi với gia cầm, lợn, ngựa và con người kể từ rất lâu và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những loài dễ lây nhiễm nhất này. Khả năng phơi nhiễm và độ mẫn cảm của các loài động vật này đã được chứng minh bởi khá nhiều nghiên. Ngược lại, loài chó dường như chỉ mới bị nhiễm vi rút cúm trong thời gian gần đây. Trước năm 2004, chỉ có những đợt bùng phát lẻ tẻ của bệnh cúm chó đã được quan sát thấy ở các quần thể chó trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2004, một loại vi rút cúm H3N8 có nguồn gốc từ ngựa đã gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng cho chó săn đua ở Florida và sau đó, các trường hợp chó bị ảnh hưởng bởi các phân nhóm vi rút cúm khác nhau đã được báo cáo ở nhiều quốc gia. Do vậy việc đánh giá vai trò kháng virus cúm của protein Mx1 ở các loại động vật khác nhau góp phần quan trọng cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc xác định mức độ kháng hay mẫn cảm của các loài động vật này với virus cúm A.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng ức chế sự nhân lên của virus cúm A H5N2 và H1N1 của protein tái tổ hợp Mx1 ở các loài động vật có vú bao gồm trâu, bò, lợn và chó trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã xử dụng tế bào HEK-293T làm môi trường sản xuất protein tái tổ hợp Mx1 của trâu, bò, lợn và chó thông qua phương pháp biến nạp tạm thời các vector biểu hiện gen (pDA657RA/V5-Mx1 của trâu, bò, lợn và chó) sử dụng kit Lipofectamin 3000. Các tế bào HEK sau khi được biến nạp với các vector biểu hiện gen 24h sẽ được gây nhiễm với virus cúm A H5N2 và H1N1. Các tế bào sẽ được thu hoạch sau khi gây nhiễm virus 7giờ để xác định: 1) Mức độ tổng hợp protein tái tổ hợp Mx1 bằng phuwong pháp Western Blot. 2) Tỷ lệ tế bào có nhiễm virus/tế bào không tổng hợp Mx1 protein hoặc có tổng hợp protein Mx1 bằng phương pháp sử dụng máy phân tích huỳnh quang tự động.

Kết luận

Protein tái tổ hợp Mx1 của trâu, bò, lợn và chó đều được tổng hợp tốt trên tế bào HEK-293T bằng phương pháp biến nạp tạm thời sử dụng kit Lipofectamin 3000. Protein Mx1 của trâu, bò, lợn có khả năng ức chế sự nhân lên của virus cúm A H5N2 và H1N1 trong tế bào HEK-293T tuy nhiên protein Mx1 của chó không có khả năng này.

Từ khóa: influenza, type I/III interferons, Mx1, cow, buffalo, horse, pig, dog

Phai Dam Van, Daniel Desmecht, Mutien-Marie Garigliany, Dao Bui Tran Anh, and Anne-Sophie Van Laere

Bộ môn: Nội – Chẩn – Dược lý, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Linkhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30939061/

HOẠT ĐỘNG KHÁNG VIRUS CÚM A CỦA PROTEIN MX1 Ở MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ VÚ

Tính cấp thiết

Interferon loại I (IFN-a / b) và III (IFN-l) cung cấp các cơ chế bảo vệ nội bào bẩm sinh chống lại virus. Trong số các hiệu ứng kháng virus gây ra, các protein Mx của một số loài dường như là thành phần quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm A. Virus cúm có khả năng gây dịch tái phát bệnh đường hô hấp ở người, gia cầm, lợn và ngựa. Bên cạnh đó, trâu và bò đã sống gần gũi với gia cầm, lợn, ngựa và con người kể từ rất lâu và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những loài dễ lây nhiễm nhất này. Khả năng phơi nhiễm và độ mẫn cảm của các loài động vật này đã được chứng minh bởi khá nhiều nghiên. Ngược lại, loài chó dường như chỉ mới bị nhiễm vi rút cúm trong thời gian gần đây. Trước năm 2004, chỉ có những đợt bùng phát lẻ tẻ của bệnh cúm chó đã được quan sát thấy ở các quần thể chó trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2004, một loại vi rút cúm H3N8 có nguồn gốc từ ngựa đã gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng cho chó săn đua ở Florida và sau đó, các trường hợp chó bị ảnh hưởng bởi các phân nhóm vi rút cúm khác nhau đã được báo cáo ở nhiều quốc gia. Do vậy việc đánh giá vai trò kháng virus cúm của protein Mx1 ở các loại động vật khác nhau góp phần quan trọng cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc xác định mức độ kháng hay mẫn cảm của các loài động vật này với virus cúm A.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng ức chế sự nhân lên của virus cúm A H5N2 và H1N1 của protein tái tổ hợp Mx1 ở các loài động vật có vú bao gồm trâu, bò, lợn và chó trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã xử dụng tế bào HEK-293T làm môi trường sản xuất protein tái tổ hợp Mx1 của trâu, bò, lợn và chó thông qua phương pháp biến nạp tạm thời các vector biểu hiện gen (pDA657RA/V5-Mx1 của trâu, bò, lợn và chó) sử dụng kit Lipofectamin 3000. Các tế bào HEK sau khi được biến nạp với các vector biểu hiện gen 24h sẽ được gây nhiễm với virus cúm A H5N2 và H1N1. Các tế bào sẽ được thu hoạch sau khi gây nhiễm virus 7giờ để xác định: 1) Mức độ tổng hợp protein tái tổ hợp Mx1 bằng phuwong pháp Western Blot. 2) Tỷ lệ tế bào có nhiễm virus/tế bào không tổng hợp Mx1 protein hoặc có tổng hợp protein Mx1 bằng phương pháp sử dụng máy phân tích huỳnh quang tự động.

Kết luận

Protein tái tổ hợp Mx1 của trâu, bò, lợn và chó đều được tổng hợp tốt trên tế bào HEK-293T bằng phương pháp biến nạp tạm thời sử dụng kit Lipofectamin 3000. Protein Mx1 của trâu, bò, lợn có khả năng ức chế sự nhân lên của virus cúm A H5N2 và H1N1 trong tế bào HEK-293T tuy nhiên protein Mx1 của chó không có khả năng này.

Từ khóa: influenza, type I/III interferons, Mx1, cow, buffalo, horse, pig, dog

Phai Dam Van, Daniel Desmecht, Mutien-Marie Garigliany, Dao Bui Tran Anh, and Anne-Sophie Van Laere

Bộ môn: Nội – Chẩn – Dược lý, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Linkhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30939061/