ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỆ SINH TIÊU ĐỘC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NÔNG HỘ TRONG VÙNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI, THUỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỆ SINH TIÊU ĐỘC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NÔNG HỘ TRONG VÙNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI, THUỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM

Lại Thị Lan Hương, Vũ Đức Hạnh, Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Thị Bích Liên, Đinh Phương Nam, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Văn Hùng, Phạm Hồng Ngân, Phạm Hồng Trang

Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tính cấp thiết

DTLCP trở thành thách thức đối với ngành chăn nuôi lợn cũng như các nhà khoa học khi chưa tìm ra vacxin thương mại để phòng bệnh. Do cấu trúc kiểu gen phức tạp cũng như khả năng đề kháng cao trong môi trường khiến cho dịch bệnh có khả năng lây lan rộng và khó kiểm soát. Hiện nay, công cụ chính trong việc phòng và khống chế DTLCP là áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh theo khuyến cáo. Một trong những biện pháp hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh là đảm bảo vệ sinh tiêu độc bằng các chất sát trùng.

Mục đích

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng vệ sinh tiêu độc tại các nông hộ chăn nuôi lợn trong vùng có DTLCP thuộc 4 tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hoá và Nghệ An.

– Điều tra thực trạng sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi lợn của các nông hộ tại địa điểm nghiên cứu.

– Đánh giá thực trạng nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi lợn quy mô nông hộ.

– Đánh giá thực trạng xử lý thức ăn thừa trong chăn nuôi lợn quy mô nông hộ.

– Đánh giá thực trạng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi lợn quy mô nông hộ.

– Đánh giá thực trạng vệ sinh tiêu độc đối với người, dụng cụ bảo hộ và phương tiện vận chuyển tại các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô nông hộ.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Các hộ chăn nuôi được lựa chọn căn cứ trên phương pháp phân tầng, phân nhóm, lựa chọn số tỉnh, số huyện, số xã, số hộ để nghiên cứu. Tại mỗi hộ, thực hiện thu thập mẫu theo hệ thống theo thiết kế bao gồm mẫu lợn bệnh (máu toàn phần, huyết thanh, mẫu swab hầu-họng) và mẫu môi trường (mẫu thức ăn, nước uống, nước thải, mẫu swab từ nền, tường, trần, máng ăn máng uống, phương tiện bảo hộ, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển). 120 hộ chăn nuôi (30 hộ/tỉnh) đã được xác định là có bệnh DTLCP dựa trên kết quả PCR dương tính từ mẫu lợn bệnh được lựa chọn đánh giá, phân tích thực trạng vệ sinh tiêu độc.

Phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để xác định sự sai khác là có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số p <0,05.

Kết quả chính

Nhiều hộ chăn nuôi sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc sát trùng. Iodine là thuốc sát trùng được sử dụng nhiều hơn tại hai tỉnh Thái Bình và Thanh Hoá với tỷ lệ sử dụng tương ứng lần lượt là 86,67 và 56,67%. Ngược lại, Virkon S lại là thuốc sát trùng được sử dụng nhiều hơn tại Hà Nội và Nghệ An với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 83,33 và 66,67% (p<0,05).

Kết quả điều tra về thực trạng nguồn nước dùng trong chăn nuôi lợn quy mô nông hộ cho thấy giếng khoan, sông suối và ao hồ là 3 nguồn nước được sử dụng chính tại các hộ điều tra. Nước giếng khoan là nguồn nước chủ đạo được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại cả 4 tỉnh khảo sát (99/120 hộ). Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (5,83%; 7/120 hộ) số hộ điều tra sử dụng nguồn nước ao hồ làm nước sử dụng trong chăn nuôi.

Có 91/120 hộ chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa của lợn làm thức ăn nuôi cá với tỷ lệ trung bình là 75,83%; cao nhất là 83,33% ở tỉnh Thái Bình; thấp nhất là 66,67% tại Nghệ An (p<0,05). Các biện pháp xử lý khác có tỷ lệ không giống nhau tại các tỉnh điều tra.

Kết luận

Thông qua khảo sát thực trạng sát trùng tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ thuộc vùng DTLCP cho thấy thuốc sát trùng được sử dụng phổ biến Virkon S, iodine và chloramine. Nước giếng khoan là nguồn nước chính được sử dụng trong chăn nuôi lợn quy mô nông hộ. Hầu hết hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho cá với tỷ lệ dao động trong khoảng 66,67-83,33%. Các hộ chăn nuôi đều sử dụng kết hợp hai phương pháp là rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng để sát trùng môi trường chuồng nuôi. 100% phương tiện vận chuyển và quần áo bảo hộ đã được sát trùng hoàn toàn. Tỷ lệ sát trùng trên người chăn nuôi đạt 76,67-96,67%. Kết quả khảo sát cho thấy còn nhiều bất cập trong nhận thức cũng như phương thức sát trùng để có thể

Từ khoá: An toàn sinh học, chất khử trùng, dịch tả lợn châu Phi, quy mô nhỏ, QCVN.

Bản đầy đủ của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y tập XXVIII số 7 – 2021.

Link bài báo: http://tapchi.hoithuyvietnam.org.vn/tap-chi/thuc-trang-ve-sinh-tieu-doc-tai-mot-so-co-so-thuoc-vung-dich-asf.htm

Bảng 1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi nông hộ

] ]>

One thought on “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG HỖN HỢP VI LƯỢNG, THẢO DƯỢC, MEN VI SINH VÀ ĐẠM THỦY PHÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH LỢN MÓNG CÁI, DUROC

  1. Hoàng văn hung says:

    Dạ em muốn mua sản phẩm thì mua sao ạ, em cảm.ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *