ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY MÊ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA ISOFLURANCE ĐƯA THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ ZOLETIL 50 THEO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRONG PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN CHO MÈO

Tính cấp thiết

Nhu cầu nuôi mèo làm cảnh tại Việt Nam đang xu hướng giatăng, đặc biệt tại các đô thị lớn. Đồng thời với đó nhu cầu kiểmsoát sinh sản trên mèo của chủ vật nuôi. Điều này do tập tính hoang của loài mèo, việcđi hoangtrong kỳ sinh sản đã gây rất nhiềuphiền toái cho người nuôi chúng. Do vậy, biện pháp phẫu thuật triệtsản cho mèo đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những người nuôimèo. Thêm vào đó, mèo loài động vật nhỏ hệ thần kinh rất mẫncảm, do vậy, việc lựa chọn phương pháp gây an toàn
trở thành nhucầu tất yếu trong phẫu thuật triệt sản cho mèo. Mặc gây bay hơiđã được chứng minh tính hiệu quả trong gây phẫu thuật trên thếgiới (Schroeder & Smith, 2011), phương pháp này vẫn chưa được ápdụng phổ biến trong lĩnh vực thú y tại Việt Nam. Bên cạnh đó tại ViệtNam cũng chưa công trình nào đánh giá, so sánh về mức độ an toàncủa phương pháp gầy bay hơi các phương pháp gây thôngthường cho mèo trong phẫu thuật triệt sản.

Phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn 20 mèo cái 1 năm tuổi với trọng lượng khoảng 2 kg/con chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 10 mèo có trọng lượng và lứa tuổi tương đồng. Nhóm 1 (n = 10) được gây mê sử dụng phương pháp gây bay hơi dùng Isoflurance và nhóm 2 (n = 10) được gây mê sử dụng Zoletil. Các chỉ số lâm sàng bao gồm thân nhiệt, tần số tim, tần số hô hấp, huyết áp, nồng độ oxy trong máu được theo dõi trong suốt quá trình mê tại các thời điểm bắt đầu mê sâu và các thời điểm 15; 30; 45; 60; 70 phút. Theo dõi và so sánh các chỉ tiêu về phản xạ của mèo theo thời gian tại các thời điểm bắt đầu mê và kết thúc phẫu thuật. Thời gian mất phản xạ đồng tử mắt (Tmất) được ghi nhận tại các thời điểm trong khoảng 15 giây, 150 giây và ngoài 150 giây sau khi tiến hành gây mê; Thời gian hiệu lực (Thiệu lực) phản xạ nằm được ghi nhận tại các thời điểm trong khoảng 5 giây, 15 giây và ngoài 15 giây sau khi gây mê; Thời gian xuất hiện phản xạ đồng tử mắt (Txuất hiện) được ghi nhận tại các thời điểm trong khoảng 5 phút, 15 phút và ngoài 15 phút sau khi kết thúc ca phẫu thuật; Phản xạ đứng dậy (Tđứng) được ghi nhận tại các thời điểm trong khoảng 15 phút, 45 phút và ngoài 45 phút sau khi khi kết thúc ca phẫu thuật. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu về các chỉ số lâm sàng các chỉ tiêu về phảnxạ cho thầy:

Tần số tim của nhóm gây bay hơi ổn định hơn so với nhóm gây mê bằng Zoletil. Tần số tim trung bình của cả hai nhóm gây mê đều có xu hướng tăng sau 15 phút. Tần số tim của nhóm GMBH tăng lên 165 nhịp/phút ở phút thứ 15 tại thời điểm kết thúc phẫu thuậtgiảm xuống còn 150,2 nhịp/phút. Trong khi gây mê bằng Zoletil, nhịp tim có xu hướng tăng, giảm không ổn định và biên độ chênh lệch lên đến 28 nhịp tại thời điểm 15 phút và 70 phút.

Tần số hấp của cả hai nhóm gây đều hiện tượng giảmsau khi gây . Tuy nhiên sự phục hồi tần số hô hấp của mèo nhóm gây bay hơi có xu hướng ổn định theo thời gian còn nhóm gây bằng Zoletil có sự biến động rõ rệt khi tần số hô hấp tại 60 phút cao hơn tại thời điểm 70 phút.

Đối với chỉ số về thân nhiệt cho thấy cả hai phương pháp gây mê đều quan sát được hiện tượng giảm thân nhiệt trong giới hạn và được coi là an toàn về chỉ tiêu thân nhiệt của mèo trong suốt quá trình mê.

Chỉ số huyết áp tâm thu huyết áp tâm trương của hai nhómmèo gây khác biết rệt. Sau khi gây , ở 30 phút đầu tiên,huyết áp tâm thu tâm trương của nhóm GMBH xu hướng giảmsau đó tăng trợ lại ổn định đến khi kết thúc phẫu thuật. Với nhóm mèothí nghiệm sử dụng Zoletil, huyết áp tâm thu xu hướng tăng cònhuyết áp tâm thu lại xu hướng giảm không ổn định trong suốtquá trình phẫu thuật.

Kết quả giám sát cho thấy nồng độ oxy hòa tan của nhóm gây mê bằng GMBH ổn định và luôn đạt trung bình trong khoảng từ 93% đến 95%, trong khi nhóm gây mê bằng Zoletil nồng độ oxy hòa tan trung bình thấp hơn 90% và sự khác biệt nồng độ oxy hòa tan giữa hai nhóm rất có ý nghĩa (P <0,05).

Kết quả theo dõi phản xạ của mèo trong quá trình mê cho thấyvới phương pháp gây bay hơi mèo mất các phản xạ nhanh hơnđồng thời xuất hiện lại cũng nhanh hơn so với phương pháp gây bằng Zoletil.

Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Cả hai phương pháp gây trên đều an toàn, tác dụng gây sâu đủ để tiến hành phẫu thuật cho mèo. Gây bay hơi tạo hiệu quảgây sâu hơn, ít xảy ra các biến chứng trong khi , tạo sự duy trì liên tục, nhưng vẫn thời gian thoát nhanh hơn so với gây bằng Zoletil. Nồng độ oxy hòa tan trong máu của gây bay hơi đạtmức đảm bảo an toàn cao hơn so với gây bằng Zoletil. Gây bay hơi thể kiểm soát tốt cho thấy kết quả gây an toàn hơn so vớigây bằng Zoletil. Phương pháp gây
bay
hơi sử dụng Isoflurane cần được xem xét để thể áp dụng rộng rãi vào gây trên mèo tạiViệt Nam, đặc biệt là đối với những con mèo vấn đề về sức khỏenhư suy nhược cơ thể hay mèo có các bệnh liên quan đến tim mạch.Đặc biệt kỹ thuật gây mê bay hơi sử dụng Isoflurane còn được ưu tiên để can thiệp trong các trường hợp cần phẫu thuật mổ đẻ cho mèo vàcác ca phẫu thuật phức tạp thời gian dài.

Từ khóa: Mèo, gây mê, phẫu thuật triệt sản, Isoflurane, Zoletil 50.

Đinh Phương Nam*, Nguyễn Thị Giang, Phạm Hồng Trang, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Văn Phương,
Trần Văn Nên, Nguyễn Văn Hải, Lê Văn Hùng, Ngô Thị Hạnh, Nguyễn Đức Trường,
Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Vũ Văn Dũng, Dương Thị Hà Ly

Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

*Tác giả liên hệ: dpnam@vnua.edu.vn

Hình 1: Phẫu thuật triệt sản cho mèo bằng phương pháp sử dụng zoletil 50

Hình 2: Phẫu thuật triệt sản cho mèo bằng phương pháp gây mê bay hơi