• Home /
  • Tin tức, Tin tức khoa học
  • / Xác định một số yếu tố độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli sản sinh độc tố Shiga (STEC) phân lập từ thịt bán tại chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi tại Châu Phi: Cơ hội và thách thức

Vụ dịch đầu tiên của Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) được ghi nhận xảy ra vào năm 1907 sau khi ASF được mô tả lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya. Dịch chỉ xảy ra ở Châu phi cho đến năm 1957 khi nó được báo cáo ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Sau đó, căn bệnh đã được ghi nhận ở bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ và các nước châu Âu khác trong những năm 1980.

Sự lây lan toàn cầu của bệnh tả lợn châu Phi (ASF) trong những thập kỷ gần đây đã dẫn đến nhu cầu về những tiến bộ công nghệ trong kỹ thuật lấy mẫu và chẩn đoán. Mặc dù xuất phát ở Châu Phi nhưng trong những năm gần đây việc chẩn đoán nhanh ASFV bị cản trở bởi những thách thức bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực và tài chính. Thiếu nhân viên thú y, khả năng tiếp cận các phương tiện hợp lý để vận chuyển mẫu thực địa đến phòng thí nghiệm và thiếu phòng thí nghiệm có năng lực chẩn đoán về ASF còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là ở các vùng dịch lưu hành. Trong bài tổng quan này Mary-Louise Penrith và cs., (2024) đã tóm tắt những thách thức trên cơ sở phân tích khoảng cách giữa các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó tập trung vào Châu Phi. Trong bài tổng quan, nhóm tác giả cũng đưa ra các cơ hội do nghiên cứu gần đây để cải thiện kỹ năng chẩn đoán thực địa và chất lượng của các mẫu chẩn đoán được sử dụng tại Châu Phi. Kỹ thuật lấy mẫu bao gồm kỹ thuật lấy mẫu xâm lấn yêu cầu nhân viên được đào tạo và lấy mẫu không xâm lấn yêu cầu đào tạo tối thiểu, lấy mẫu từ thân thịt đã phân hủy và bảo quản mẫu trong các tình huống không đủ các điều kiện tối thiểu. Duy trì hiệu quả chẩn đoán phòng thí nghiệm khi không có mẫu trong thời gian không hoạt động là một vấn đề khác cần được chú ý và vai trò của mạng lưới phòng thí nghiệm cũng được nhấn mạnh. Chẩn đoán sớm ASF là chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, việc thành lập GARA sẽ tăng cơ hội hợp tác và kết nối giữa các phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y trong khu vực

Thông tin chi tiết của bài viết có thể tham khảo qua đường link dưới đây:

https://www.mdpi.com/2076-0817/13/4/296