BỆNH GIUN TIM

Giun tim ở chó. Truyền qua muỗi.

 

PPP (Thời gian nhiễm bệnh vào máu): 7 tháng.

Dx( chẩn đoán): Ấu trùng trong máu hoặc bằng xét nghiệm phát hiện kháng nguyên. Xét nghiệm kháng nguyên trong những trường hợp hiếm hoi âm tính ở chó có giun trưởng thành và số lượng giun chỉ cao, nhưng thường tương ứng rất tốt với các xét nghiệm tìm giun chỉ.

Nơi sống: Động mạch phổi và tim phải.

Loài tương tự: ấu trùng giun chỉ (dài 300µm) có thể bị nhầm lẫn với loài Dipetalonema reconditum. Âú trùng giun tim Dirofilaria immitis microfilariae rộng hơn ở phần giữa cơ thể so với hồng cầu và đầu thon dần về phía chóp.

Phạm vi: trên thế giới, bất cứ nơi nào chó và muỗi phổ biến và nhiệt độ đủ ấm để hỗ trợ sự phát triển trong vật truyền muỗi.

Dấu hiệu lâm sàng: Thường gặp dấu hiệu hô hấp như ho, thở nhanh, không dung nạp khi hoạt động, ngất, hiếm khi ho ra máu. Thường chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ I không có triệu chứng, không có dấu hiệu X quang hoặc thiếu máu;

Cấp độ II – ho, không dung nạp khi hoạt động, thiếu máu (từ 20 đến 30%), dấu hiệu X quang giãn động mạch phổi ;

Suy nhược tim cấp độ III, ho dữ dội khi nghỉ ngơi, dấu hiệu suy tim phải (cổ trướng), dấu hiệu X quang nặng RSHF, động mạch phổi giãn rộng, thâm nhiễm phổi do huyết khối tắc mạch và thiếu máu nặng (<20%).

Khả năng lây truyền bệnh: Bệnh lây truyền từ động vật sang người: Các nốt phổi hiếm gặp ở người bị nhiễm bệnh do muỗi đốt.

Điều trị:  Dùng thuốc Immiticide” (melarsomine dihydrochloride; Cấp độ I và II: 2,5 mg/kg, tiêm bắp sâu ở cơ thắt lưng, mỗi 24 giờ với 2 liều lặp lại 4 đến 6 tháng sau nếu xét nghiệm kháng nguyên vẫn dương tính. Cấp độ III: Ổn định suy tim trước tiên bằng aspirin, glucocorticoid, furosemide, dùng 2,5 mg/kg, tiêm bắp sâu cơ thắt lưng, 1 lần, sau đó 1 tháng tiêm 2,5 mg/kg, tiêm sâu vào cơ ở thắt lưng, cách nhau 24 giờ cho 2 liều).

Người dịch: Nguyễn Văn Phương

Nguồn: Parasitology diagnosis and treatment of common parasitisms in Dogs and Cats. Dwight D. Bowman, Ms, PhD