Effects of second litter syndrome on reproductive performance in sows
Nguyen Hoai Nam1 , Thepsavanh Khoudphaithoune1 , Do Thi Kim Lanh1 , Nguyen Van Thanh1 , Nguyen Duc Truong1, Nguyen Cong Toan1, Bui Van Dung1, Bui Tran Anh Dao2, and Peerapol Sukon3,4
1. Department of Animal Surgery and Theriogenology, Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam National University of Agriculture, Hanoi, Vietnam;
2. Department of Veterinary Pathology, Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam National University of Agriculture, Hanoi, Vietnam; 3. Department of Anatomy, Faculty of Veterinary Medicine, Khon Kaen University, Khon Kaen, Thailand; 4. Research Group for Animal Health Technology, Khon Kaen University, Khon Kaen, Thailand.
Corresponding author: Peerapol Sukon, e-mail: sukonp@kku.ac.th
Co-authors: NHN: nguyenhoainam@vnua.edu.vn, TK: thepsavanhkpt@gmail.com, DTKL: dtklanh@vnua.edu.vn, NVT: thanhnv81@vnua.edu.vn, NDT: ndtruong@vnua.edu.vn, NCT: nctoan@vnua.edu.vn, BVD: bvdung@vnua.edu.vn, BTAD: btadao@vnua.edu.vn
Received: 04-03-2024, Accepted: 03-07-2024, Published online: 03-08-2024
Tóm tắt
Mục tiêu: Ảnh hưởng của hội chứng lứa 2 (SLS) đến năng suất sinh sản trong các lứa đẻ tiếp theo vẫn chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu này xem xét tác động của SLS đến các chỉ tiêu sinh sản như số lượng heo con sống trên ổ (PBA), tổng số PBA tích lũy (APBA), khoảng cách giữa các lứa đẻ (FI), và nguy cơ giảm PBA (DPBA) cho đến lứa đẻ thứ 5.
Vật liệu và Phương pháp: Dữ liệu từ 5.464 lứa đẻ được ghi nhận từ 1.507 phiếu theo dõi heo nái tại 05 trang trại nuôi heo ở miền Bắc, Việt Nam. Mô hình tuyến tính hỗn hợp được sử dụng để phân tích tác động của SLS lên PBA, APBA và FI. Mô hình tuyến tính tổng quát (hỗn hợp) được sử dụng để phân tích tác động của DPBA ở lứa đẻ n đến nguy cơ DPBA ở lứa đẻ n + 1.
Kết quả: Khoảng 47,8% số heo nái mắc SLS (720/1507). Chỉ có APBA1-2 giảm đáng kể do SLS. APBA3-5 ở những con nái mắc SLS tương đương với những con không mắc SLS (41,8 so với 41,9). Không mắc DPBA2 làm tăng nguy cơ mắc DPBA3 gấp 3,6 lần (độ tin cậy 95% [CI]: 2,8–4,6). Hơn nữa, không mắc DPBA3 làm tăng nguy cơ mắc DPBA4 (tỷ số chênh [OR] = 2,7, CI 95% = 2,1–3,7), và không mắc DPBA4 làm tăng nguy cơ mắc DPBA5 (OR = 3,2, CI 95% = 2,3–4,7). Nguy cơ phát triển DPBA4 và DPBA5 không thay đổi sau khi mắc SLS (p > 0,05). Khoảng 98,4% số heo nái trải qua biến động PBA trong 5 lứa đẻ đầu tiên.
Kết luận: SLS không ảnh hưởng bất lợi đến PBA, APBA và FI trong các lứa đẻ tiếp theo. Do đó, heo nái mắc SLS không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản hoặc không nhất thiết phải bị loại thải. Cần thêm các nghiên cứu về cơ chế của các mô hình tăng/giảm xen kẽ trong PBA.
Từ khóa: heo con sinh ra sống trên ổ, năng suất sinh sản, hội chứng lứa 2.
Veterinary World, EISSN 2231-0916