Sự thay đổi linh hoạt của virus chủng độc lực cao gây bệnh cúm gia cầm, những điều cần quan tâm trong quản lý dịch bệnh và nghiên cứu khoa học

Cúm gia cầm là là bệnh do nhiễm virus lây lan từ chim sang các loại động vật khác. Hiện nay, một chủng cúm gia cầm đặc biệt nguy hiểm có tên là H5N1 – tiếp tục lây lan ở gia cầm ở Ai Cập và một số khu vực ở Châu Á. H5N1 là một loại virus cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) và có khả năng gây bệnh và tử vong ở hầu hết các loài chim mắc.

Vi rút cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI) H5N1 đã được phát hiện ở Bắc Mỹ vào cuối năm 2021 qua con đường xuyên Đại Tây Dương và được thực hiện bởi các loài chim di cư. Sự xuất hiện này đã dẫn đến một đợt dịch bệnh chưa từng có, lan rộng ở động vật, ảnh hưởng nặng nề đến gia cầm, chim hoang dã và mới đây nhất là động vật có vú. Đợt dịch lớn nhất được ghi nhận ở Bắc Mỹ xảy ra trong khoảng thời gian năm 2021–2022. Đợt bùng phát tiếp theo mở rộng sang Mexico, Trung và Nam Mỹ bắt đầu vào cuối năm 2022. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Johanna A. Harvey và cs., (2023) đã cung cấp các thông tin liên quan về sự xâm nhập của virus H5N1 có nguồn gốc Á-Âu vào châu Mỹ, trong đó bao gồm sự thay đổi đáng kể về đặc tính di truyền của vi-rút và tình trạng bệnh nghiêm trọng ở các loài chim hoang dã. Để kiểm tra sự du nhập và lây lan của các loài chim và gia cầm hoang dã ở Bắc Mỹ vào năm 2021, nhóm tác giả đã tiến hành so sánh các dữ liệu có sẵn trên các nguồn của liên bang Hoa Kỳ và Canada. Dựa trên đánh giá của nhóm nghiên cứu, họ cho rằng mức độ lây lan H5N1 nhanh chóng ở Bắc Mỹ cho thấy cần phải có những quyết định hiệu quả để ưu tiên các nhu cầu quản lý và nghiên cứu khoa học, đặc biệt đối với các loài có nguy cơ và các khu vực tiếp xúc với động vật hoang dã, gia cầm và con người.

Thông tin chi tiết về bài viết có thể truy cập theo đường link dưới đây:

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0006320723001428