• Home /
  • Thông tin tuyển sinh
  • / Nghiên cứu tách chiết Rutin tinh khiết từ hoa hoè (Sophora japonica) nhằm tạo nguyên liệu sản xuất dược, mỹ phẩm

Những lỗi thường gặp khi úm gà

– Những con gà gầy gò ốm yếu, người chăn nuôi cần loại bỏ hoặc nuôi cách ly ra chỗ khác. Bởi vì chúng rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, và lây lan sang cả đàn. Khi nuôi cách ly chúng ta cho chúng uống thuốc tốt hơn, thay vì phải cho cả đàn uống.

– Úm gà con ngay cạnh gà lớn lên dễ gây bệnh. Vì gà con có đề kháng rất yếu, dễ nhiễm bệnh hơn.

– Mật độ nuôi quá cao, diện tích chật chội khiến gà dễ đè lên nhau, cũng như tốc độ lớn không đồng đều.

– Úm gà gần cửa ra vào hoặc nơi quá thoáng, gió lùa vào làm mất nhiệt dễ làm gà bị bệnh.

– Thắp điện có ánh sáng quá nhiều, làm gà bị stress, chậm lớn. Để khắc phục người nuôi nên sử dụng quạt sưởi úm chuyên dụng khi gà đạt hai tuần tuổi. Tập cho gà đi ngủ buổi tối, việc này giúp gà mau lớn hơn và phòng chống bệnh gà cắn mổ nhau sau này.

– Dựng quây úm không đúng kiểu, dẫn tới việc khó khăn trong chăm sóc và theo dõi sức khỏe đàn gà: không tách thành các ô quầy nhỏ, dây và bóng điện chằng chịt gây cháy nổ nguy hiểm.

– Rải chất độn quá mỏng (dưới 5cm) khiến gà con dễ bị lạnh thân và bàn chân, cơ thể không hoàn thiện.

– Dùng máng uống loại to, gà nhảy vào vùng nước ra ngoài khiến chất độn bị ẩm ướ, dễ gây nhiễm trùng rốn hoặc các bệnh do vi khuẩn khác.

– Phân bố bóng sưởi không phù hợp, không đều dẫn đến thừa hoặc thiếu nhiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đàn gà.

– Thiếu máng ăn, máng uống khiến gà tranh ăn không đủ, lớn không đều. Treo máng ăn máng uống quá cao so cới tầm với của gà con.

– Che đậy quây úm quá kín dẫn đến yếm khí. Chỉ nên che phủ khoảng 80%.