• Home /
  • Tin tức
  • / Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)

Công nghệ thực phẩm – Tốp ngành ‘hot’, dẫn đầu về nhu cầu nhân lực

Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành Công nghệ thực phẩm vẫn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Vì vậy, ngành Công nghệ thực phẩm hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Ảnh: HVNN

Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Ảnh: HVNN

Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn

Công nghệ thực phẩm là ngành học nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hoặc hóa học… Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu thị trường thực phẩm.
Sinh viên được học tập/hướng dẫn nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, 100% giảng viên được đào tạo sau đại học. Ảnh: HVNN

Sinh viên được học tập/hướng dẫn nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, 100% giảng viên được đào tạo sau đại học. Ảnh: HVNN

Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm những công việc sau: – Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm. – Nhân viên kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế. – Nhân viên phòng quản lý chất lượng, giám sát, kiểm tra chất lượng; tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
– Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm.

Trên 90% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm từ năm 2009. Trải qua hơn 10 năm đào tạo, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng vạn kỹ sư công nghệ thực phẩm. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp.
Các sản phẩm của sinh viên và cán bộ Học viện. Ảnh: HVNN

Các sản phẩm của sinh viên và cán bộ Học viện. Ảnh: HVNN

Theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại Học viện, sinh viên được học tập/hướng dẫn nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, 100% giảng viên được đào tạo sau đại học tại các nước có nền khoa học tiên tiến như: Úc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc… Tọa lạc tại Thủ đô Hà Nội, Học viện được mệnh danh là ngôi trường xanh, sạch, đẹp, nhất thủ đô với diện tích gần 200 ha, không gian xanh mát nên thơ và thệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm: hệ thống phòng học thông minh, phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO, hệ thống học liệu, khu ký túc xá, khu liên hợp thể thao ngoài trời tiên tiến… phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, giải trí của sinh viên. Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được tham gia nghiên cứu khoa học; thực tập, rèn nghề, tập huấn tại các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, Thái Lan…). Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quan hệ Công chúng và Hỗ trợ sinh viên, trên 90% sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm ra trường có việc làm đúng chuyên ngành.
Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam được học tập, làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: HVNN

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam được học tập, làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: HVNN

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm còn có cơ hội “hòa mình” vào những hoạt động sôi nổi của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ, đội tình nguyện… để phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ thực phẩm và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Mã trường nhóm ngành Tổ hợp tuyển sinh Phương thức xét tuyển
HVN HVN10 A00: Toán, Vật lí, Hóa học B00: Toán, Hóa học, Sinh học D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh – Tuyển thẳng – Xét học bạ – Xét tuyển kết hợp – Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thông tin liên hệ Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939 Website: www.vnua.edu.vn