Bệnh viêm phổi trên bò

BỆNH VIÊM PHỔI Ở BÒ CÓ NGUY HIỂM? 

  • Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở bò có thể tồn tại và phát triển ngay trong cơ thể bê, bò bệnh và cả bên ngoài môi trường vì thế khả năng lây lan rất lớn. Bệnh lây lan rất nhanh chóng và dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa con khỏe và con ốm khi dùng chung máng ăn, máng uống hoặc hít thở không khí có chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Khi bị viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời bê, bò có thể chết. Vì vậy, người chăn nuôi cần nắm được các triệu chứng bệnh và phải thường xuyên quan sát phát hiện bê, bò bị bệnh để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị phù hợp.

 

Tìm hiểu bệnh viêm phổi ở Bò

Trong quá trình chăn nuôi gia súc khó tránh khỏi việc con vật bị ốm đau. Một trong số đó phải kể đến bệnh viêm phổi ở Bò. Để hiểu thêm về vấn đề này mời bạn dành thời gian đọc ngay nội dung dưới đây:

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi ở Bò

Bệnh viêm phổi ở gia súc có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Hơn hết, nguyên nhân gây nên tình trạng này nhất định phải kể đến các yếu tố như:

Nhiễm vi khuẩn

Trên thực tế, bệnh viêm phổi thường xảy ra trên Bò sữa đặc biệt là Bê dưới 1 năm tuổi. Hơn hết, bệnh còn tiến triển nặng hơn khi con vật ở độ tuổi trưởng thành. Một trong những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng này là do gia súc bị nhiễm vi khuẩn, Vi rút:

  • Haemophilus: Đây là một loại vi khuẩn Gram âm thường gây bệnh cho phần sau đường hô hấp của Trâu, Bò.
  • Mycoplasma: Đây là vi sinh vật ngoại bào nhỏ nhất và không giống nhiều vi khuẩn khác. Bởi chúng không có thành tế bào nên kháng được nhiều loại kháng sinh. Đồng thời, chúng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi ở Trâu, Bò.
  • Staphylococcus: Đây là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào, không di động. Chúng sắp xếp theo mọi hướng và tạo thành cụm trông giống như chùm nho. Theo đó, vi khuẩn này có tỷ lệ gây bệnh cao, khả năng gây nhiều bệnh nặng.
  • Streptococcus: Đây là một liên cầu khuẩn, một chi vi khuẩn Gram dương hình cầu thuộc ngành Firmicutes và nhóm vi khuẩn Axit Lactic. Trâu bò khi nhiễm loại vi khuẩn này vào cơ thể sẽ bị mắc bệnh viêm phổi.
  • Pasteurella: Đây là một chi của Gram âm, không di động và đa hình.

Chuyển mùa

Hơn thế nữa, bệnh viêm phổi ở Trâu Bò có thể bắt nguồn từ tình trạng thay đổi thời tiết. Theo đó, miền Bắc thường chuyển mùa từ Thu sang Đông, miền Nam chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Do nhiệt độ thay đổi đột ngội nên gia súc dễ mắc bệnh liên quan đến hô hấp.

Bò bị viêm phổi do thay đổi thời tiết đột ngột hoặc nhiễm khuẩn

Triệu chứng

Bệnh viêm phổi ở Bò có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Sau đó, gia súc thể hiện với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của viêm phổi như:

  • Trâu, Bò sốt cao từ 40 đến 42 độ C, mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, chảy nước dãi.
  • Quan sát thấy nước mũi có lẫn mủ, ho và khó thở, thở nhanh nhưng nông.
  • Bò bị bệnh viêm phổi sản lượng sữa giảm, bê con nằm một chỗ, ngóc cổ thở mạnh.
  • Con vật thở nhanh nhưng khó khăn, ho khạc từng cơn rõ nhất vào đêm khuya và sáng sớm.
  • Bê non thường kế phát tiêu chảy, chết nhanh với tỷ lệ từ 60 đến 70% ca bệnh.

Cách phòng bệnh

Dễ nhận thấy, bệnh viêm phổi ở Bò khá nguy hiểm, diễn biến nhanh, tỷ lệ chết cao. Chính vì thế, bạn cần có phương án phòng bệnh cụ thể để hạn chế tối đa thiệt hại trong chăn nuôi. Đó điển hình như những việc:

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo môi trường khô ráo mát mẻ vào mùa Hè. Đồng thời, hộ chăn nuôi che chắn kỹ lưỡng nhằm tránh lạnh cho gia súc mỗi khi Đông tới.
  • Phun tiêu độc định kỳ từ 1 đến 2 lần/tháng.
  • Cho gia súc ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh, cung cấp các Vitamin, khoáng chất thiết yếu. Từ đó, con vật được nâng cao sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh viêm phổi ở Bò.
  • Cách ly bò bị bệnh với bò khỏe để điều trị.
  • Thường xuyên khử trùng chuồng trại; diệt mầm bệnh bằng thuốc khử trùng Fordecid phun tẩy định kỳ 2 lần/ tuần ở bên ngoài chuồng, bên trong chuồng phun Via Iodine, Via Bencovet định kỳ 2 lần/ tuần.
  • Đảm bảo chuồng phải thoáng mát mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Kiểm dịch đầy đủ cho bò nhập khẩu.
  • Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin cho bò giúp cân đối dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho bò trong đàn chăn nuôi. Để bò phục hồi nhanh bà con có thể dùng một số sản phẩm như: Aztosal, Liquid health KTMD, Beta glucan C, Via Vitamin B1, B-Complex k3+C… dùng liều theo hướng dẫn trên sản phẩm.

* Điều trị bệnh viêm phổi cho bò

  • Để điều trị bệnh viêm phổi trên bò, cần kết hợp sử dụng nhiều biện pháp và một số nhóm thuốc như kháng sinh, các thuốc hạ sốt, trợ sức, tiêu viêm giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

– Thuốc kháng sinh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi cho bò là vi khuẩn và virus vì vậy để điều trị bệnh bà con cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bà con dùng một trong các loại kháng sinh sau

  • Via Gentamox là sản phẩm kết hợp 2 kháng sinh Amoxycillin và Gentamicin dùng tiêm bắp thịt, dưới da, xoang bụng, liệu trình 3-5 ngày liên tục với liều 1ml/10kgTT/ngày.
  • Ceptiketo có thành phần như Ceftiofur base, Ketoprofen dùng tiêm bắp, dưới da ngày 1 lần trong 3 ngày với  liều 1 ml/50-75kgTT/ngày.
  • Az.flo-doxy  thành phần chính là Florfenicol và Doxycyclin hyclate tiêm bắp thịt, liệu trình 3-5 ngày với liều 1ml/15-20kgTT/ngày.

* Thuốc hạ sốt, trợ sức, tiêu viêm

  • Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh viêm phổi cho bò, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để điều trị nguyên nhân cho bò, cần sử dụng thêm thuốc hạ sốt, thuốc bồi bổ, tăng sức đề kháng như: Gluco KCE Captox, Ulyte Vit C, Via.Vitamin B1, Glucose 30%, Vitamin C 5% tiêm theo liệu trình từ 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó cần cung cấp đủ dinh dưỡng giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch sau nhiễm bệnh và cho bò nghỉ ngơi.
  • Khi điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài dễ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc do đó khi phát hiện bò bị bệnh viêm phổi  cần xử lý nhanh chóng để tránh lây nhiễm từ bò bệnh sang bò khỏe khi nuôi thả tập trung.

 

 

 

One thought on “Bệnh lao ở bò và cách phòng tránh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *