Thời điểm trước đây, bệnh cúm ở ngựa được xem là nguy cơ gây bệnh trên người do tiếp xúc đặc biệt giữa người và ngựa. Vậy căn bệnh này như thế nào và cách phòng tránh các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
* Triệu chứng của bệnh:
Thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 ngày, (từ 18 giờ đến 5 ngày). Bệnh bùng phát bất ngờ, thân nhiệt tăng cao đến 42℃, thường kéo dài dưới 3 ngày (nếu có phụ nhiễm với vi khuẩn sẽ kéo dài hơn). triệu chứng ho xuất hiện sớm và kéo dài trong vòng nhiều tuần. Chảy dịch mũi không rõ rệt, thở khó, yếu sức, và biểu hiện cứng cơ có thể cùng xuất hiện. Ngựa mắc bệnh nhẹ thường hồi phục sau 2 – 3 tuần, nhưng ngựa nhiễm bệnh nặng thường kéo dài đến hơn 6 tháng. Những triệu chứng phức tạp có thể xảy ra khi có xâm nhập của vi khuẩn gây viêm phế quản mãn tính, rối loạn hô hấp mãn tính.
* Chẩn đoán bệnh: Cúm ngựa thường được chẩn đoán thông qua quan sát tốc độ phát bệnh và lây lan. Phân tích phòng thí nghiệm thường giúp phân biệt cúm ngựa với ‘viêm phổi mũi do virus – equine viral rhinopneumonitis’; ‘viêm động mạch ngựa do virus – equine viral arteritis’ và với nhiều bệnh gây ra do virus tấn công đường hô hấp ngựa.
* Phòng bệnh Cúm ngựa: Phòng ngừa tốt nhất là giảm hoạt động cho ngựa, giảm bụi, tăng thông gió, và giữ vệ sinh chuồng trại. Tại các nước đã xảy ra dịch trước đây, người ta có thể sử dụng vaccine tiêm phòng hai mũi với vaccine vô hoạt có thể bảo vệ ngựa khỏi mắc bệnh cúm ngựa. Tại nhiều quốc gia, ngựa đua và ngựa tham gia các hoạt động khác phải được tiêm phòng hai mũi căn bản, một mũi tiêm nhắc 6 tháng sau đó và tiêm nhắc lại hàng năm. Vaccine luôn cần được kiểm tra để đảm bảo phù hợp kháng nguyên hiện diện trên thực điạ. Tại các nước chưa từng xảy ra bệnh phải áp dụng biện pháp kiểm dịch và cách lý ngựa nhập đàn là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh cúm ngựa.
* Điều trị: Ngựa mắc bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi và làm việc ít. Ngựa với triệu chứng sốt cao, chảy mũi và thể hiện triệu chứng hô hấp cần được can thiệp với kháng sinh và tuyệt đối không hoạt động thể lực. Bệnh thường ít gây chết, ngoại trừ trên ngựa quá non hay quá già.
Nguồn: kythuatnuoitrong