• Home /
  • Thông tin tuyển sinh
  • / Nghiên cứu tách chiết Rutin tinh khiết từ hoa hoè (Sophora japonica) nhằm tạo nguyên liệu sản xuất dược, mỹ phẩm

BỆNH BẠCH LỴ

Hiện nay, có rất nhiều loại bệnh có thể bắt gặp ở đàn gà khiến  cho gà ốm và chết gây  giảm  sút hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Điều này khiến bà con  nông dân không khỏi lo lắng băn khoăn không biết phải  làm thế nào để phòng bệnh cũng như chữa trị bệnh triệt để, kịp thời cho đàn gà của mình. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với bà con cách nhận biết, nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi gà mắc bệnh bạch lỵ.

Bệnh bạch lỵ: là bệnh lý thường xảy ra ở gà con 1-3 tuần tuổi, mang tính chất truyền nhiễm nhanh, gây ra bởi vi khuẩn salmonella pullorum. Loại vi khuẩn này khó tiêu diệt ở điều kiện thường mà có thể sống đến tận 3-4 tháng, ẩn nấp trong môi trường chuồng trại.  Tiêu diệt bằng cách phun các dung dịch khử trùng như biodine, bioxide, bioxept..

Biểu hiện của bệnh bạch lỵ: Khi mắc bệnh bạch lỵ, gà sẽ có những biểu hiện thông thường bên ngoài như:

  • Gà bỏ ăn , bỏ uống, ủ rũ, rụt đầu, rất thụ động và nhìn như đang buồn ngủ, gà mệt mỏi, xù lông , di chuyển chậm chạp hoặc đứng yên một chỗ.
  • Gà đi ngoài ra phân lỏng, không nguyên khối mà chảy nước kèm theo phân có màu trắng hoặc trắng vàng.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Bệnh có thể truyền nhiễm từ gà mẹ mắc bệnh thông qua đường máu. Nếu gà mẹ mang bạch lỵ mãn tính thì đẻ trứng nở ra gà con khả năng mắc bệnh rất cao.
  • Do sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong môi trường nếu chuồng trai, phòng úm gà không đảm bảo sạch sẽ,không  khử trùng thường xuyên bằng các dung dịch sát trùng để tiêu diệt mầm bênh.
  • Do sự lây truyền từ gà bệnh sang gà không bênh . Gà bị bệnh thải ra phân có chứa vi khuẩn gây bệnh khiến những con khác ăn phải và mắc bệnh theo,vì thế mà bệnh bạch lỵ có khả năng lây lan cao và rất nhanh.

Biện pháp phòng ngừa và khắc phục:

  • Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để giết chết vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên, xử lý phân gà đúng cách để tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh ẩn trong phân.
  • Gà con nên cho uống thuốc phòng bạch lỵ khi được 3-5 ngày tuổi như ampicoli 1g/2 lít nước.
  • Loại bỏ những con gà sinh sản mắc bạch lỵ để tránh việc ấp trứng của những con gà này sẽ nở ra gà con bị bệnh.
  • Khi đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh cần cho uống ngay các loại thuốc sau: ampicoli 1g/ 2 lít nước,noploxacin/ enroflocaxin, men tiêu hóa, bcomplex. Lưu ý nên cho uống nhanh sau khi phát hiện bệnh và cho cả đàn uống vì khả năng lây lan của bệnh rất nhanh.
  • dùng các chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn để trộn vào  vỏ trấu giúp phân hủy các vi khuẩn trong phân.
  • Cách ly gà bị bệnh
  • Có thể tiêm trực tiếp ampicoli vào những con bệnh nặng  nếu quá trình cho uống không thuyên giảm.

Như vậy, trên đây là biểu hiện và cách khắc phục bệnh bạch lỵ ở gà con. Chúng tôi hi vọng với những kiến thức trên bà con sẽ sớm phát hiện , phòng ngừa và điều trị tốt cho đàn gà của mình một cách khoa học và hiệu quả nhất.