MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS VIÊM DA NỔI CỤC XÁC ĐỊNH TRÊN HƯƠU CAO CỔ NUÔI Ở VIỆT NAM

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS VIÊM DA NỔI CỤC XÁC ĐỊNH TRÊN HƯƠU CAO CỔ NUÔI Ở VIỆT  NAM

Đào Duy Tùng1, Trần Hoàng Long1, Nguyễn Đình Hiệp1, Hoàng Thị Thúy1, Nguyễn Hoàng Giang1, Trần Việt Dũng Kiên1, Nguyễn Xuân Huyền1, Đồng Văn Hiếu2, Bùi Ngọc Anh1, Bùi Nghĩa Vượng1

1 Viện Thú y quốc gia

2 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

*

Tính cấp thiết: Ở Việt Nam, bệnh viêm da nổi cục đã bùng phát ở trâu bò và gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng tới chất lượng của đàn gia súc. Bệnh gây ra do virus viêm da nổi cục (Lumpy skin virus – LSDV) thuộc chi Capripoxvirus, họ Poxviridae. Virus gậy bệnh cho đại gia súc ở mọi lứa tuổi với biểu hiện tạo ra các mụn mủ, u cục,… hiện nay, vaccine đã được sử dụng trên đàn gia súc và đã phần nào hạn chế được dịch bệnh, tuy vậy, vaccine chỉ sử dụng đối với gia súc từ 4 tháng tuổi trở lên, vì vậy gây ra khó khăn trong công tác phòng bệnh này ở gia súc non. LSDV được báo cáo ở nhiều loài động vật trên thế giới, đây có thể là nơi chứa mầm bệnh, dự trữ và có thể là nguy cơ làm lây lan dịch bệnh này. Chính vì vậy, việc xác định sự có mặt của virus ở một số loài động vật hoang dã trở nên rất cần thiết.

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định LSDV ở một con hươu cao cổ chết trong sở thú với các đặc điểm nghi ngờ mắc bệnh viêm da nổi cục.

Phương pháp nghiên cứu: tháng 5/2021, một con hươu cao cổ có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, nước bọt tiết nhiều, con vật ốm có các nốt sần trên da chủ yếu ở vùng chân và cổ, chết ở ngày thứ 9 sau khi có các biểu hiện triệu chứng đầu tiên. Mẫu máu, da, nốt mụn vỡ đã được thu thập để chẩn đoán LSDV tại viện thú y quốc gia bằng phương pháp real-time PCR.

Kết quả chính: Kết quả cho thấy, đã xác định được virus LSD trong các mẫu bệnh phẩm với giá trị Ct dao động từ 21,38 (mẫu mụn nước vỡ) tới 38,20 (mẫu máu). Phân tích cây phả hệ dựa trên trình tự gen hoàn chỉnh GPCR cho thấy chủng LSDV xác định ở hươu cao cổ có quan hệ di truyền gần với các chủng virus đã báo cáo ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Kết luận: Nghiên cứu này lần đầu tiên phát hiện sự lưu hành của LSDV ở hươu cao cổ nuôi tại sở thú tại thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích di truyền cho thấy chủng virus lưu hành có quan hệ gần gũi về di truyền với các chủng virus đang lưu hành và gây bệnh trên gia súc ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và có quan hệ gần với các chủng đã được xác định ở Trung Quốc.

Từ khóa: Hươu cao cổ, Viêm da nổi cục, Việt Nam.

Link bài báo: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/tbed.14583

Hình 1. Cây phả hệ (phylogenetic tree) của LSDV dựa vào trình tự gen hoàn chỉnh GPCR

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *