Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
Biết được các nguyên nhân có thể gây ra những bất thường đó sẽ giúp chúng ta chủ động hơn nhiều khi gặp bất kỳ một vấn đề nào trên trứng nhất là trong việc chẩn đoán bệnh cho đàn gà đẻ trứng. Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua hầu hết các trường hợp bất thường có thể gặp trong thực tế, giải thích cơ chế và liệt kê toàn bộ các nguyên nhân gây ra những bất thường đó.
Trước khi đi vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta cùng nhau xem qua sơ đồ miêu tả chi tiết quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng và thời gian cần thiết cho mỗi công đoạn.
Cấu tạo ống dẫn trứng và các thời gian hình thành quả trứng
1. Gà đẻ trứng có quầng trắng.
Khi 2 lòng đỏ vào túi tạo vỏ trứng cùng lúc, sau khi vỏ trứng thứ nhất hình thành xong, đến trứng thứ 2 thì canxi được lắng đọng thêm tạo nên một quầng canxi bên ngoài.
Nguyên nhân:
- Stress.
- Thay đổi chế độ chiếu sáng: ví dụ thêm ánh sáng nhân tạo trong chuồng để khuyến khích gà đẻ trứng vào mùa đông.
- Các bệnh như viêm phế quản truyền nhiễm.
2. Gà đẻ trứng méo mó.
Trứng biến dạng và có rất nhiều loại khác với hình dạng và kích cỡ bình thường như quá to, quá nhỏ hoặc tròn thay vì hình oval và nhiều biến dạng khác nhau.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ trứng chưa phát triến.
- Bệnh trên gà có tính truyền nhiễm: Newcastle, viêm phế quản, khí quản, hội chứng giảm đẻ E76.
- Stress.
- Mật độ nuôi quá dày.
3. Vỏ trứng có vết máu.
Trứng bị dính máu do gà bị sa hậu môn, gà mổ cắn lẫn nhau hoặc gà mổ vào hậu môn của gà khác. Vết máu thường gặp trên trứng gà mái tơ, gà đẻ trứng giai đoạn đầu.
Nguyên nhân:
- Gà mái tơ thừa cân, stress dẫn đến các mạch máu trong âm đạo bị vỡ → máu dính vào gà trứng.
- Thời gian chiếu sáng/ngày tăng đột ngột (nhất là vào các tháng mùa đông).
- Tình trạng vệ sinh chuồng, lồng, khay và dây chuyền thu trứng kém.
4. Gà đẻ trứng có lắng tụ đốm Canxi.
Là hiện tượng toàn bộ vỏ quả trứng xuất hiện những đốm trắng rải rác khắp bề mặt với kích thước đốm to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ có vấn đề.
- Quá trình lắng tụ Canxi bị xáo trộn.
- Dinh dưỡng kém, ví dụ: canxi dư thừa quá nhiều.
5. Gà đẻ trứng có đốm trắng.
Tương tự trường hợp Canxi lắng tụ, những đốm này nhỏ hơn và được hình thành trước hoặc sau khi hình thành vỏ cutin.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ trứng có vấn đề.
- Quá trình lắng tụ Canxi bị xáo trộn.
- Dinh dưỡng kém, ví dụ: canxi dư thừa quá nhiều.
6. Gà đẻ trứng có đốm nâu.
Giống trường hợp trứng đốm trắng ở trên
7. Trứng vỏ lụa.
Trứng hình thành với một lớp vỏ không hoàn thiện. chỉ có một lớp mỏng Canxi lắng tụ và bám vào lớp vỏ lụa.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ chưa hoàn thiện.
- Thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu Canxi, vitamin E, B12, D và phosphore, selenium.
- Bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản, cúm gia cầm, hội chứng giảm đẻ, nội ngoại ký sinh trùng.
- Stress nhiệt, độ ẩm cao quá hoặc thấp quá.
- Xáo trộn quá trình vôi hóa.
- Gà đẻ trứng trong khi lột xác.
- Độ tuổi gà: thường gặp trên đàn gà già.
- Nước mặn.
- Độc tố nấm mốc.
8. Trứng có vỏ gấp nếp.
Trứng có biểu hiện xù xì và vỏ gấp nếp bề mặt. Trứng được hình thành khi không kiểm soát và kết thúc được quá trình tạo vỏ.
Nguyên nhân:
- Di truyền.
- Do các bệnh trên gà có tính truyền nhiễm: newcastle hoặc viêm phế quản truyền nhiễm.
- Sử dụng quá nhiều kháng sinh.
- Khẩu phần dư thừa canxi.
- Thiếu đồng trong khẩu phần ăn.
- Tuyến tạo vỏ có vấn đề.
Nguồn tham khảo: https://www.vietdvm.com/gia-cam/benh-gia-cam/chan-doan-benh-tren-ga-de-trung-thong-qua-vo-trung.html