Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh

Khi nuôi gà thường xuất hiện bệnh khô chân và căn bệnh này có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh khô chân ở gà xuất hiện ở 2 giai đoạn chính: khi gà còn nhỏ và khi gà đạt trọng lượng trên 1kg. Nguyên nhân cốt lõi của dẫn đến bệnh khô chân ở gà là do cơ thể mất nước. Và ở từng giai đoạn sẽ có từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh khô chân ở gà.

1. Gà bị khô chân từ lúc nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh khô chân từ lúc nhỏ phải kể đến:.

  • Do kỹ thuật vận chuyển gà con từ trại giống về chuồng nuôi.
  • Môi trường chăn nuôi không sạch sẽ, chất thải không được xử lý.
  • Quá trình chăm sóc không đảm bảo như: thức ăn, nhiệt độ,….

2. Gà bị khô chân khi đạt trọng lượng 1kg

Khi gà trưởng thành có triệu chứng khô chân thì người chăn nuôi cần chú ý tới vấn đề về nước. Phải cung cấp đủ nước cho gà.

Ngoài ra còn phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng của gà. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ dẫn đến thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.

3. Biểu hiện bệnh khô chân ở gà

Gà bị khô chân sẽ có biểu hiện chân và các cơ bị teo lại do mất nước, phần da chân khô quắt, gầy gò. Lông gà xù lên, có hiện tượng bỏ ăn, hai mắt nhắm nghiền.

Đối với gà con, ngoài một số biểu hiện ở trên thì ta sẽ thấy rõ khi mới nở và trong giai đoạn đầu nuôi úm, chúng sẽ đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn nhiều

4. Phòng bệnh khô chân gà

Cách chữa trị gà khô chân nhanh chóng

Đối với gà con

Cách li riêng những con có biểu hiện bị bệnh khô chân để tiện cho việc theo dõi, điều trị, phòng trừ trường hợp lây lan sang cả đàn.

Đối với gà trưởng thành

Dùng thuốc kháng sinh như Pharmequin, Pharamox, Ampicol liều lượng 1g/1 lít nước sạch pha vào nước uống của gà. Cần duy trì liên tục từ 4 – 5 ngày đêm để không chế sự lây lan của vi khuẩn.

Cách ly gà bị bệnh, có phương án tiêu hủy nếu gà bị chết để tránh lây lan cả đàn.