• Home /
  • Tin tức
  • / Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Học viện với đại diện người học năm học 2024-2025

MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Mục đích: giúp người đọc hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số trang thiết bị cần thiết của phòng thí nghiệm vi sinh vật, ứng dụng trong chuẩn bị môi trường, dụng cụ phục vụ nghiên cứu.

  1. Trang thiết bị

1.1. Nồi hấp (autoclave)

Nồi hấp là một thiết bị tiệt trùng, cho phép nhiêt độ trong lò tăng lên cao hơn so với nhiệt độ sôi của nước; áp suất hơi nước ở 1210C trong khoảng 15-20 phút có thể tiệt trùng dụng cụ và môi trường.

Hình 1.1. Nồi hấp tiệt trùng

            Cách sử dụng:

  • Nồi hấp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu VSV, y tế, nha khoa,… Nồi hấp có kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại dụng cụ và môi trường phải tiệt trùng.
  • Khi hấp cần xả hết không khí trong nồi. Điều quan trọng khi hấp là phải xả hết không khí trong nồi trước khi hấp, vì không khí trong nồi trước khi hấp nếu không xả hết ra sẽ ảnh hưởng đến áp xuất và nhiệt độ thực của nồi hấp so với thông tin hiển thị thông báo nhiệt độ nồi hấp mà ta quan sát được.
  • Các bước sử dụng nồi hấp như sau:

+ Đổ nước vào nồi hấp với lượng vừa đủ;

+ Dụng cụ đem hấp phải được bao gói kỹ, đối với các bình và ống môi trường có nút bông phải được bọc bằng giấy chuyên dụng để tránh hơi nước đọng làm ướt nút;

+ Khi sắp xếp dụng cụ vào nồi hấp không nên để sát nhau quá, để vật nặng xuống dưới, nhẹ lên trên;

+ Đậy nắp, khóa chốt hoặc khóa chặt các ốc theo từng đôi đối xứng để không vênh, không bị hở; khi tháo khóa cũng phải làm như vậy;

+ Cài đặt nhiệt độ và thời gian.

+ Để xả hết không khí trong nồi hấp, mở khóa thoát hơi và đun cho đến khi nước bắt đầu sôi và thoát ra thành một luồng hơi trắng khá mạnh, khá đều thì đóng lại và cho tăng áp suất;

+ Khi hết thời gian hấp phải đợi cho áp suất nồi hấp hạ dần xuống 00C, khi nhiệt độ trong nồi giảm hẳn rồi mới mở nắp lấy đồ đã khử trùng ra. Chú ý không được hạ áp suất đột ngột bằng cách mở van xì hơi quá mạnh sẽ làm rạn nứt hoặc vỡ dụng cụ; đồng thời không nên để nồi hấp nguội lạnh mới lấy dụng cụ ra vì có thể nắp nồi bị mút chặt nên khó mở;

+ Dụng cụ lấy xong phải để vào khay sạch.

Chú ý: nồi hấp được dùng để tiệt trùng, có thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus, nấm và nha bào nhưng không thể diệt được prion. Do hấp khử trùng sử dụng nhiệt hơi nước nên những dụng cụ không chịu nhiệt như nhựa sẽ bị chảy, không sử dụng bằng cách hấp được.

1.2

Tủ sấy là thiết bị để cung cấp nhiệt độ trong một thời gian với nhiều mục đích khác nhau.

Trong phòng thí nghiệm thường dùng tủ sấy để tiệt trùng những dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ như hộp lồng, ống nghiệm, cốc, phễu thủy tinh, cối chày sứ… và dụng cụ như dao, kéo… Không khí trong tủ sấy được đối lưu nhờ quạt gió hoặc turbine.

            Khi sử dụng tủ sấy cần lưu ý:

– Dụng cụ phải rửa sạch, để khô, bao gói cẩn thận trước khi cho vào tủ. Dụng cụ cho vào tủ không được để sát thành tủ;

– Sau khi xếp đồ vào tủ thì đóng kín cửa, bật công tắc điện, cài đặt chế độ thời gian và nhiệt độ;

– Khi sấy xong, phải chờ nhiệt độ xuống thấp mới được mở tủ;

– Đồ dùng sấy xong nếu không dùng trong 7 ngày phải sấy lại.

1.3. Tủ ấm (incubator)

Tủ ấm là thiết bị quan trọng trong việc nuôi cấy VSV và nuôi cấy tế bào. Tủ ấm có thể cung cấp điều kiện tối ưu về nhiệt độ, độ ẩm và một số điều kiện khác như thành phần không khí (như CO2 và O2).

Thông thường nhiệt độ của tủ ấm có thể lên đến 60 – 650C, một số loại nhiệt độ cao nhất là 1000C. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy vi khuẩn thường là 370C, tuy nhiên một số loại nấm nhiệt độ tối ưu là khoảng 300C. Một đặc tính khác của tủ ấm là có thể điều chỉnh độ ẩm và nồng độ khí CO2; trong đó độ ẩm để nuôi cấy tế bào thường >95%, CO2 là 5%.

Hiện nay có nhiều loại tủ ấm khác nhau về kích thước, có loại có thiết bị bấm giờ hoặc chương trình cài đặt thay đổi chu trình khác nhau của nhiệt độ, độ ẩm…

Khi sử dụng tủ ấm cần lưu ý một số điểm sau:

  • Khi dùng lần đầu phải kiểm tra bộ phận điều chỉnh nhiệt độ xem có chính xác không, nhiệt độ trong tủ có đều không;
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ để điều chỉnh theo yêu cầu;
  • Cửa tủ luôn phải đóng kín, khi mở không nên mở cửa rộng và lâu;
  • Luôn đảm bảo tủ phải khô ráo, sạch sẽ, luôn cho máy chạy, đặc biệt những hôm trời ẩm ướt;
  • Khi không dùng phải tắt công tắc điện và rút phích cắm.

1.4. Tủ lạnh (refrigerator)

Tủ lạnh là thiết bị quan trọng để giữ giống vi khuẩn, virus và bảo quản các loại môi trường, hóa chất khác…

Tủ lạnh từ 0 – 40C dùng để giữ giống vi khuẩn, bảo quản môi trường;

Tủ lạnh âm (-200C, -300C, -400C, -860C,…) được dùng để giữ giống virus;

Khi sử dụng tủ lạnh có thể văn nút điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu, và thường xuyên theo dõi nhiệt độ của tủ;

Đồ vật để trong tủ lạnh phải được bao gói cẩn thận, ghi rõ nhãn, ngày tháng chuẩn bị;

Không được xếp quá chật;

Hạn chế mở cửa tủ, khi mở hạn chế mở cửa rộng và lâu;

Thường xuyên vệ sinh tủ.

1.5. Buồng cấy vô trùng (Biological Safety Cabinet)

Buồng cấy vô trùng tạo áp suất âm trước mặt nguời thao tác để bảo vệ người thao tác tránh lây nhiễm, với các mức độ an toàn khác nhau và phải được thao tác bởi những nhân viên PTN. Hiện nay có 3 loại buồng cấy được sử dụng để nghiên cứu VSV:

  • An toàn loại I: mở phía trước, được thiết kế bảo vệ lúc đầu, không bảo vệ trong quá trình làm việc;
  • An toàn loại II: mở phía trước, dòng không khí vô trùng Laminar thổi thẳng đứng. Tủ được thiết kế đặc biệt với áp suất âm, cùng với dòng khí vô trùng laminar thổi đứng, bảo vệ cho người thao tác và sản phẩm nuôi cấy;
  • An toàn loại III: được thiết kế với mức độ an toàn tuyệt đối, với đầy đủ các chức năng bảo vệ mẫu vật, người sử dụng và môi trường. Buồng cấy đóng, thao tác được thực hiện với lỗ tay cao su ở phía trước; hạn chế tối đa nhiễm khuẩn cho người sử dụng. Một số loại được thiết kế linh hoạt ở dạng III/I.
  • 1.6. Máy ly tâm

    Máy ly tâm dùng trong phòng thí nghiệm VSV với một số mục đích như:

    – Tập trung VSV nuôi cấy trong môi trường lỏng;

    – Làm trong một chất lỏng;

    – Tách hồng cầu;

    – Tập trung các phần tử cần nghiên cứu ở đáy ống…

    1.7. Các trang thiết bị khác

                – Dụng cụ lọc khử trùng: áp dụng với một số loại môi trường không thể khử trùng bẳng nhiệt độ cao;

    Ví dụ màng lọc Chamberland, Berkefield, Seitz.

    – Ngoài ra còn các máy móc khác phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử như máy PCR, máy đo pH, máy hút chân không, máy cất nước,…