• Home /
  • Tin tức
  • / Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương

Cúm gia cầm và một số thông tin mới

Cúm gia cầm và một số thông tin mới

Cúm gia cầm (Avian influenza hay bird flu) gây ra bởi các chủng cúm A, thường chỉ lây nhiễm cho các loài chim hoang dã và gia cầm nuôi. Một số chủng virus trong số đó có thể lây nhiễm cho người như H5, H7 và H9. Hầu hết các trường hợp cúm gia cầm ở người là do các chủng Châu Á H5N1 và H7N9 gây ra. Những trường hợp nhiễm H5N1 ở người đầu tiên được phát hiện ở Hồng Kông năm 1997; nhiều bệnh nhân có triệu chứng hô hấp nặng, tỷ lệ tử vong cao. Đến năm 2003 và 2004, các ca nhiễm H5N1 ở người lại xuất hiện và các trường hợp lẻ tẻ tiếp tục được báo cáo, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông. Kể từ năm 2014, các ca nhiễm H5N6 ở người đã được ghi nhận; tất cả đều xảy ra ở Khu vực Tây Thái Bình Dương, phần lớn ở Trung Quốc. Virus cúm gia cầm được chia thành hai loại: virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI). Trong khi các virus cúm gia cầm có độc lực thấp gây bệnh không có biểu hiện hoặc chỉ biểu hiện nhẹ ở gia cầm như xù lông và giảm sản lượng trứng, virus cúm gia cầm có độc lực cao gây bệnh nặng và tỷ lệ chết cao ở gia cầm mắc bệnh.

Kết quả nghiên cứu mới nhất của Sarah J. Sillman và cs. (2023) đã chỉ ra chủng virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) H5N1 Á-Âu là một loại virus gây bệnh nguy hiểm không chỉ với các loài chim và còn có khả năng gây bệnh ở động vật có vú. Nghiên cứu y đã chỉ ra các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể cũng như phát hiện virus ở ba con mèo nhiễm HPAI H5N1 tại Mỹ năm 2023. Cả ba con mèo đều có biểu hiện bất thường về thần kinh và tử vong với tiên lượng xấu trong vòng 2 ngày với hai con mèo. Bệnh tích quan sát được khi mổ khám bao gồm hiện tượng sung huyết và phù phổi, đồng thời người ta cũng hiện tượng vỏ não mềm kèm theo xuất huyết được quan sát trên con mèo sống sót sau 10 ngày. Về mô học, tất cả mèo đều bị viêm não hoại tử và viêm kẽ phổi kèm theo sung huyết, phù nề, viêm mạch và huyết khối. Hiện tượng hoại tử gan, tuyến tụy và và tuyến thượng thận được quan sát thấy trên một trong số 3 mèo. Đây là báo cáo đầu tiên đưa ra các kết quả về bệnh lý ở mèo nhiễm HPAI H5N1 tự nhiên sau khi có những đợt bùng phát dịch đầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm 2021.

Thông tin chi tiết có thể tham khảo qua đường dẫn dưới đây:

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0021997523002499