Bệnh này thường phổ biến ở gà và dưới đây là nguyên nhân cũng như các cách phòng tránh bệnh để giúp người chăn nuôi tốt hơn.
Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà
Bệnh CRD trên gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Bệnh luôn ở thể mãn tinh với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, phế quản.
Bệnh CRD phát ra chủ yếu ở gà con và nặng nhất trong giai đoạn trên 3 tuần đến 3 tháng tuổi, gà lớn hơn cũng bị và mang mầm bệnh cả đời.
Đường lây truyền của bệnh CRD ở gà
– Gà ở độ tuổi từ 2-12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác.
Bệnh CRD lây truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng
- Bệnh CRD lây truyền ngang qua dụng cụ chăn nuôi, công nhân chăm sóc, sự tiếp xúc giữa gà bệnh với gà . khỏe… Đặc biệt ở môi trường ẩm, nhiều NH3, H2S, khí độc, bụi từ phân và chất độn chuồng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh CRD. Bệnh CRD nổ ra khi có sự thay đổi của thời tiết đột ngột, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thay đổi hoặc kế phát bệnh khác.
- Bệnh CRD thường ghép với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, gumboro, Ecoli,….
Triệu trứng của bệnh CRD trên gà
– Gà ăn ít: Nói chung gà đã mắc bệnh CRD hay là bệnh nào thì cũng đều giảm ăn, thậm chí bỏ ăn.
– Viêm xoang mũi, chảy nước mũi: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh CRD, bởi bản chất của bệnh CRD là vấn đề về hô hấp.
– Thở khò khè: Khi phế quản có vấn đề thi thở khó khè là biểu hiện đầu tiên của bệnh CRD
– Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt: Đây là triệu chứng khác biệt so với bệnh về hô hấp khác, do vậy khi thấy có triệu chứng này kèm theo sẽ chuẩn đoán bệnh CRD chính xác hơn.
– Sưng mặt, ủ rũ, chậm lớn, gà giảm đẻ, tỷ lệ nở kém: Đây là các biểu hiện có tính chung chung, các bệnh về đường hô hấp khác đều thấy có.
Cách phòng bệnh CRD trên gà
Bệnh CRD làm giảm năng suất chăn nuôi, thời gian điều trị kéo dài, tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt cho đàn gà. – Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt bằng các loại thuốc sát trùng phù hợp.
– Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khi hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH3, H2S, Clor, CO cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản…. Sẽ tạo điệu kiện cho sự bùng nổ bệnh CRD và các bệnh hô hấp khác. – Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với bệnh CRD.
– Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
– Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng vaccin phỏng bệnh CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm bệnh CRD.
Bệnh hen ở gà cần được phòng ngừa như sau:
Thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, rửa sạch các máng ăn, máng uống
Mật độ nuôi vừa phải, tránh các tác động trực tiếp từ các yếu tố thời tiết như gió mưa, nắng tác động xấu lên gà.
Sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc chuyên dùng
Tăng cường sức đề kháng trong gà bằng việc dùng các chất trợ sức như Vitamin, điện giải, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn