Chẩn đoán nhiễm Encephalitozoon cuniculi trên thỏ New Zealand nuôi cho mục đích nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin bằng một số phương pháp mô bệnh học

Nguyen Ba Tiep; Pham Thi Thuoc, Nguyen Dang Hien, Nguyen Thuy Huong, Ngo Thu Huong, Nguyen Thi Nguyet, Ikeda Manabu, Nguyen Chi Hieu, Hoang Trung Hung, Tran Thi Duc Tam
Tác giả liên hệ: Nguyên Bá Tiếp – Khoa Thú y; email: nbtiep@vnua.edu.vn

Đặt vấn đề

E. cuniculi là một vi bào tử thuộc họ Microspridia, ký sinh nội bào bắt buộc. Bệnh do E. culicini (Encephalitozoonosis) được phát hiện ở nhiều loài động vật trong đó các loài thuộc bộ thỏ bị nhiễm phổ biến nhất. Thỏ nhiễm E. culicuni do ăn phải bào tử E.cuniculi và thường thường mắc bệnh ở thể ẩn. Nếu phát bệnh, có thể thấy các triệu chứng thần kinh và suy thận dẫn đến gày yếu, mất nước và thiếu máu. Tổn thương bệnh lý điển hình là viêm não màng não u hạt và viêm thận kẽ mạn tính, xuất hiện sẹo trên bề mặt thận. Do bênh có thể lây sang người, ở một số quốc gia, bệnh được coi là nguy hiểm.
Ở Việt Nam, Encephalitozoonosis đã được phát hiện trên thỏ thí nghiệm. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về bệnh này trên thỏ nói chung và các phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm đánh so sánh kết quả chẩn đoán và gợi ý lựa chọn phương pháp chẩn đoán mô bệnh học phù hợp cho các cơ sở nhân nuôi thỏ tại Việt Nam.

Kết luận
Thỏ New Zealand được nhân nuôi tại các trung tâm động vật thí nghiệm có nguy cơ nhiễm E. cuniculi với tỷ lệ cao. Phương pháp nhuộm HE có thể phát hiện các bệnh tích vi thể đặc trưng của bệnh do E. cuniculi trên thần kinh trung ương và thận. Phương pháp nhuộm Gram xác định được bào tử E. cuniculi trên 75% số thỏ. Hóa mô miễn dịch có khả năng phát hiện E. cuniculi cao nhất (81% số thỏ) Trên não, có hai dạng bào tử gồm dạng trong không bào và dạng bào tử tự do. Trên thận, các bào tử tập trung ở trong các không bào trong các tế bào biểu mô ống thận của vùng tủy và vùng vỏ, biểu mô ống góp của vùng tủy hoặc tự do trong lòng ống thận và xoang Bowman.
Lựa chọn phương pháp chẩn đoán Encephalitozoonosis sau chết cần được cân nhắc dựa trên điều kiện của từng cơ sở nhân nuôi và mục đích giám sát bệnh

Tra cứu toàn văn bài báo: Tạp chí kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế (Journal of scientific control for vaccine and biologicals), số 3 năm 2023 (tiếng Anh) tr. 28-41. https://jcvb.vn/index.php/jcvb/issue/view/8

 

Hình 2. Bệnh tích vi thể trên thỏ được mổ khám Ghi chú: A, Não thỏ số 10 thấy u hạt loại 1 có hoại tử ở trung tâm (HE, thước = 100 µm). B, Não thỏ số 10 xuất hiện u hạt loại 2 không có hoại tử ở trung tâm (HE, thước = 100µm). C, Não thỏ số 2, thâm nhiễm tế bào viêm quanh mạch máu (viêm quanh mạch) (nhuộm HE, thước = 100 µm D, Não thỏ số 13 có viêm và xung huyết màng não, màng não hơi dày lên (HE, thước = 100 µm)..
Hình 4. Biến đổi vi thể ở thận, gan và phổi của thỏ Ghi chú: A, Thận thỏ số 5, viêm kẽ thận với các tế bào viêm xâm nhiễm (HE, thước = 20 µm); B, Thận thỏ số 9, xơ hóa ở khu vực vỏ thận (HE, thước = 200 µm); C, Gan thỏ số 17, viêm và xơ hóa nặng phá vỡ cấu trúc của tiểu thùy gan (HE, thước = 200 µm); D, Phổi thỏ số 21, viêm u hạt khu trú (HE, thước = 100 µm)