• Home /
  • Tin tức, Tin tức khoa học
  • / Xác định một số yếu tố độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli sản sinh độc tố Shiga (STEC) phân lập từ thịt bán tại chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Bằng chứng về việc truyền qua không khí vi rút dịch tả lợn Châu Phi giữa hai chuồng lợn ở điều kiện thực địa

Dịch tả lợn châu Phi (African swine fever – ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi lợn thương phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các đường lây truyền chính của vi rút gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi (African swine fever virus – ASFV) là tiếp xúc trực tiếp giữa lợn với lợn hoặc gián tiếp tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi rút như chất bài tiết, thức ăn, nước…. Để ngăn chặn sự lây lan của ASFV và duy trì sức khỏe của đàn lợn, biện pháp an toàn sinh học của các trang trại lợn cần được thực hiện nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, tăng cường các thủ tục giám sát để sớm phát hiện, loại bỏ rủi ro và thực hiện các biện pháp khử trùng nghiêm ngặt để loại bỏ các nguồn ô nhiễm và cắt đứt các đường truyền lây vi rút giữa các chuồng nuôi.

Truyền bệnh qua không khí là một con đường quan trọng khác để lây lan vi rút Dịch tả lợn châu Phi. Sự lây truyền qua không khí xảy ra khi động vật mẫn cảm hít phải các hạt mang mầm bệnh có đường kính nhỏ hơn 5μm (Jones RM & cộng sự, 2015). Trong khi một nghiên cứu năm 1977 cho thấy sự lây truyền ASFV ở khoảng cách 2,3 mét trong không gian hạn chế và khẳng định không phát hiện ASFV trong không khí (Wilkinson PJ & cộng sự, 1977). Năm 2012, các phương pháp lấy mẫu không khí đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện các hạt ASFV trong không khí. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra bằng chứng cho thấy các hạt bụi mang ASFV có thể được tìm thấy trong chăn nuôi lợn trong điều kiện chuồng nuôi tại thực địa. Trong nghiên cứu này, các mẫu được thu thập trong khoảng thời gian theo dõi 24 ngày tại trang trại dương tính với ASFV. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy sự lây truyền ASFV và khẳng định rõ ràng có liên quan các hạt bụi trong không khí giữa phòng A và phòng B. Hơn nữa, thí nghiệm sử dụng bột huỳnh quang để xác nhận sự truyền bụi từ Phòng A sang Phòng B. Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp bằng chứng về việc truyền qua không khí của vi rút Dịch tả lợn châu Phi trong điều kiện thực tế chuồng nuôi lợn. Cần nghiên cứu thêm để xác định quá trình vi rút truyền trong không khí và phát triển các chiến lược hiệu quả như lọc không khí hoặc khử trùng để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm môi trường chuồng nuôi, tạo không khí trong lành cho đàn lợn.

Hình 1. Sơ đồ các khu vực lấy mẫu liên quan đến đương đi của không khí tại chuồng lợn dương tính với ASFV

Hình 2. Các đốm huỳnh quang của gạc từ Phòng A và B.

Mũi tên hướng lên chỉ vào các điểm huỳnh quang màu xanh

Nguồn: Li X, & cộng sự (2023) Evidence of aerosol transmission of African swine fever vi  rút between two piggeries under field conditions: a case study. Front. Vet. Sci. 10:1201503. doi: 10.3389/fvets.2023.1201503