Thông tin bộ môn
Bộ môn Thú y cộng đồng
Địa chỉ: Phòng 320, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 024.6261.7685
Email: tycd@vnua.edu.vn
Bộ môn Thú y cộng đồng
Địa chỉ: Phòng 320, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 024.6261.7685
Email: tycd@vnua.edu.vn
Nhiệm vụ chiến lược của Bộ môn Thú y cộng đồng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xác định như sau:
Thú y cộng đồng (Veterinary Public Health, VPH) được định nghĩa là tất cả những đóng góp cho đời sống con người về thể chất, tinh thần và xã hội thông qua những hiểu biết và áp dụng khoa học Thú y (WHO/FAO/OIE, 1999). Sức khỏe con người, chăn nuôi và sức khỏe động vật có mối quan hệ gần gũi với nhau. VPH như là một bộ phận thực thi những nguyên tắc cơ bản của sức khỏe cộng đồng, thông qua đó sức khỏe cộng đồng và các yếu tố phúc lợi xã hội là những mục tiêu chính yếu. VPH là lĩnh vực đa ngành, đóng góp tích cực cho sự phát triển sức khỏe cộng đồng, không chỉ là thường xuyên liên quan đến sức khỏe động vật. Vì mục tiêu thống nhất VPH với sức khỏe cộng đồng mà việc tăng cường hợp tác giữa khoa học Thú y, y tế, khoa học môi trường và các lĩnh vực liên quan khác đang trở nên hết sức cần thiết, phù hợp với chiến lược tiếp cận Một sức khỏe (One Health).
Căn cứ vào nhu cầu phát triển của xã hội và xu hướng chung trên toàn thế giới, ngày 29 tháng 05 năm 2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, GS.TS Trần Đức Viên, ký quyết định số 502/QĐ-NNH thành lập Bộ môn Thú y cộng đồng thuộc Khoa Thú y. Bộ môn Thú y cộng đồng là bộ môn non trẻ, mở đầu cho một thời kỳ mới về giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Thú y cộng đồng.
Mặc dù vậy, các môn học mà Bộ môn Thú y cộng đồng đảm nhận có lịch sử phát triển lâu dài, song hành cùng sự phát triển của Khoa Thú y, của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Môn học Vệ sinh Thú y (tiền thân là môn học Vệ sinh gia súc) và môn học Kiểm nghiệm thú sản là những môn học chuyên môn sâu của ngành được hình thành ngay từ khi Khoa Thú y mới được thành lập vào ngày 12 tháng 10 năm 1956. Từ năm 1956 cho đến năm 1963 môn học Vệ sinh gia súc do GS Trịnh Văn Thịnh giảng dạy, cho đến năm 1964 môn học này do PGS.TS Đỗ Ngọc Hòe, người có công lao to lớn xây dựng và phát triển môn học, đảm nhiệm giảng dạy cho đến lúc nghỉ hưu (2001). PGS.TS Đỗ Ngọc Hòe đã được bổ nhiệm là Phó trưởng Bộ môn Thức ăn-Vệ sinh gia súc thời kỳ 1969-1976; Trưởng Bộ môn Vệ sinh gia súc-Chăn nuôi cơ bản thời kỳ 1977-08/1984; Phó trưởng Bộ môn Ký sinh Trùng-Kiểm nghiệm thú sản-Vệ sinh gia súc giai đoạn 09/1984-11/1985; Phó Quản đốc trại thực tập thí nghiệm Quang Trung giai đoạn 12/1985-01/1987; Phó trưởng Bộ môn Ký sinh trùng-Kiểm nghiệm thú sản-Vệ sinh gia súc giai đoạn 02/1987-1991; Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng- Kiểm nghiệm thú sản-Vệ sinh gia súc giai đoạn 1992-1995; và Phó trưởng Bộ môn Ký sinh trùng-Kiểm nghiệm thú sản-Vệ sinh gia súc giai đoạn 1996 – 2001.Nguồn nhân lực được bổ sung cho sự phát triển sau đó bao gồm: KS Chu Văn Khiển giai đoạn 1967-1974 sau đó chuyển công tác và trở thành Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Gia Lâm; ThS Lại Thị Cúc, người kế nhiệm đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của môn học suốt từ năm 1974 cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2010; TS Phạm Hồng Ngân từ 1981; TS Nguyễn Thị Trang từ 2008, ThS Vũ Thị Thu Trà từ 2009; TS Hoàng Minh Đức từ 2010; và ThS Cam Thị Thu Hà từ 2014.
Môn học Kiểm nghiệm thú sản ban đầu do BSTY Nguyễn Xuân Phúc (nguyên Phó Cục trưởng Cục Thú y, nguyên Chủ tịch Hội Thú y) giảng dạy, sau đó là BSTY Phan Trịnh Chức, người đặt nền móng xây dựng chương trình, giáo trình, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, đảm nhiệm giảng dạy suốt từ năm 1965 cho đến năm 1989, khi thầy chuyển công tác đến Viện Khoa học Việt Nam Phân viện TP. Hồ Chí Minh. Người kế cận xây dựng và phát triển môn học Kiểm nghiệm thú sản, xây dựng nội dung, chương trình, đưa vào giảng dạy môn học Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi là BSTY Nguyễn Thị Bình Tâm suốt từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2006. Nguồn nhân lực được bổ sung kế tiếp bao gồm: TS Dương Văn Nhiệm từ 1995; TS Nguyễn Thu Thủy từ 2007; ThS Đồng Văn Hiếu từ 2009; và TS Nguyễn Thị Hương Giang từ 2012.
Từ năm 2012, Bộ môn đã được giao chủ trì phụ trách thêm các môn học mới gồm: Bệnh truyền lây giữa động vật và người (zoonoses) và Phúc lợi động vật (animal welfare).
Đội ngũ cán bộ phòng thí nghiệm đã có nhiều công lao cho sự phát triển hệ thống phòng thí nghiệm như hiện nay gồm có: bà Nguyễn Thị Vỹ cán bộ phòng thí nghiệm, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại bộ môn từ những năm 1970 cho đến năm 1984 chuyển sang bộ môn khác của Khoa Chăn nuôi-Thú y; bà Vũ Kim Hoa cán bộ phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy nghiên cứu khoa học cho các môn học Ký sinh trùng Thú y, Kiểm nghiệm thú sản, Vệ sinh Thú y, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi từ năm 1979 cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2015. Cán bộ phục vụ được bổ sung năm 2015 là ThS. Trương Lan Oanh.
Bộ môn Thú y cộng đồng được thành lập dựa trên một phần nền tảng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm từ Bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh Thú y thuộc Khoa Thú y, thời kỳ TS Nguyễn Văn Thọ là Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh Thú y. Từ tháng 05 năm 2009 Bộ môn chính thức mang tên Bộ môn Thú y cộng đồng như hiện nay.
TS. Nguyễn Thị Hương Giang
Ths Trương Lan Oanh
Đại học thú y:
Đại học Chăn nuôi, Chăn nuôi-Thú y:
Sau đại học:
Hướng nghiên cứu chính
– Thực hiện các chương trình nghiên cứu của Bộ môn, Khoa và Học viện chuyên sâu về Vệ sinh Thú y, Vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật, Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi, Dịch tễ học các bệnh truyền lây qua thực phẩm, Bệnh truyền lây giữa động vật và người, Đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ với an toàn vệ sinh thực phẩm, các nghiên cứu bước đầu về phúc lợi động vật trong điều kiện Việt Nam.
– Tham gia thực hiện các dự án và các đề tài nghiên cứu cấp Học viện, Bộ và cấp Nhà nước trong lĩnh vực Thú y và chăn nuôi.
– Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và trao đổi khoa học với các cơ sở nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế của Khoa và Học viện.
– Hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các tổ chức quốc tế: FAO, ACIAR, USAID, ILRI, các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
Các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học