Thông tin bộ môn
Bộ môn Bệnh lý thú y
Địa chỉ: Phòng 208, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại:
Bộ môn Bệnh lý thú y
Địa chỉ: Phòng 208, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại:
Bộ môn Bệnh lý Thú y được thành lập ngày 29/5/2009
Trước đây, tổ môn Bệnh lý thú y đảm nhận hai môn học: môn Giải phẫu bệnh Thú y mà người có công xây dựng và gắn bó lâu năm với môn học là Thầy Cao Xuân Ngọc và môn Sinh lý bệnh Thú y, người có công xây dựng và gắn bó lâu năm nhất với môn học là Tiến sỹ Tạ Thị Vịnh.
Trải qua hàng chục năm xây dựng tổ môn Bệnh lý được hình thành nhưng thường được ghép với các tổ môn khác thành một bộ môn lớn nằm trong Khoa Thú y, Khoa Chăn nuôi Thú y. Mặc dù có sự thay đổi về mặt tổ chức nhưng tổ Bệnh Lý Thú y luôn luôn là tổ công tác chuyên môn độc lập, các thế hệ thầy cô giáo đã tham gia giảng day xây dựng tổ môn lần lượt về hưu như: Thầy Cao Xuân Ngọc, Cô Tạ thị Vịnh, Thầy Vũ Đạt, thầy Nguyễn Văn Đông, Cô Nguyễn Thị Lê Hoa. Kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm như cô Lê Thị Khiêm, cô Đỗ Thị Thu.
Nhiều thế hệ giáo viên cán bộ đã làm việc trong bộ môn và giành toàn bộ tâm huyết, trí tuệ, công sức của mình để tham gia giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực Bệnh lý Thú y. Các thế hệ thầy cô đã đóng góp rất nhiều tri thức, góp phần đào tạo cho đất nước những bác sĩ thú y, thạc sỹ, tiến sỹ những người đã và đang phát huy rất tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trên khắp mọi miền của đất nước.
Tháng 9/1956, Trường tổ chức tuyển sinh đào tạo 500 sinh viên cho 4 ngành: Trồng trọt, Chăn nuôi Thú y, Lâm nghiệp và Cơ khí Nông nghiệp.
Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y lúc bấy giờ là Thầy Phạm Khắc Mai, tốt nghiệp Đại học Thú y Đông Dương niên khóa 1940 – 1943. Sau đó, Thầy Mai tốt nghiệp loại ưu Đại học Thú y Lion, Cộng hòa Pháp năm 1954.
Tới năm 1958, khi có nhu cầu dạy môn Giải phẫu bệnh nhà trường đã mời Giáo sư Vũ Công Hòe từ trường Đại học y Hà Nội sang dạy thỉnh giảng, những năm sau đó Thầy Đào Trọng Đạt được phân công tham gia giảng dạy môn học.
Năm 1963, Thầy Cao Xuân Ngọc, sinh viên khóa I của Trường, được đưa đi hoc tại Trung Quốc từ năm 1961 đã trở về phụ trách môn học. Thầy là người có công xây dựng môn Giải phẫu bệnh Thú y và là người đặt nền móng xây dựng bộ môn. Để xây dựng môn học thầy đã dành thời gian đến học tập kinh nghiệm từ các giáo sư của đại học y khoa Hà Nội như giáo sư Vũ Công Hòe và học tập kỹ năng làm tiêu bản vi thể từ bệnh viện Bạch Mai. Năm 1986 thầy Cao Xuân Ngọc đã dự khóa thực tập sinh 1 năm về Bệnh lý Thú y tại Đại học Upsala Thụy Điển (chương trình do tổ chức SIDA tài trợ).
Thầy là người đã viết và xuất bản cuốn Giáo trình Giải phẫu bệnh đại cương năm 1993 và in lại vào năm 1997 là cẩm nang quý cho các thế hệ giáo viên của bộ môn. Với đức tính cẩn thận, tỷ mỷ và chu toàn, thầy đã đã gắn bó với môn học, với khoa từ ngày về trường cho đến khi nghỉ hưu, năm 1998. Trong suốt 35 năm từ 1963 – 1998, thầy Cao Xuân Ngọc là người đặt nền móng, xây dựng và duy trì môn học. Một môn học khó và ít người quan tâm trong giai đoạn mà các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng còn quá phổ biến và thời thượng. Mặc dầu sức khỏe không được như mong muốn, thầy là một tấm gương về đức tính vượt qua khó khăn cho mọi thế hệ sinh viên và cán bộ noi theo.
Năm 1966, cô Lê Thị Khiêm được nhận vào bộ môn với nhiệm vụ sản xuất tiêu bản và chuẩn bị dụng cụ thực tập. Cô Khiêm đã được bộ môn và Khoa cho học kỹ năng làm tiêu bản vi thể ở Bệnh viện Bạch Mai và đã làm việc bền bỉ tại bộ môn đến khi về hưu và mất năm 2005.
Năm 1967, Bộ môn nhận cô Tạ Thị Vịnh tốt nghiệp Đại học từ Học viện Thú y Mascơva về công tác tại Bộ môn, đến năm 1968 được phân công phụ trách môn Sinh lý bệnh Thú y. Năm 1982, cô Vịnh trở lại Học viện Thú y Mascơva thực tập sinh 1 năm. Năm 1984, cô đã tham dự khóa thực tập sinh 1 năm về Bệnh lý Thú y tại Đại học Upsala Thụy Điển, chương trình do tổ chức SIDA tài trợ. Về nước cô tiếp tục giảng dạy và bảo vệ đặc cách để lấy bằng phó tiến sỹ (nay là tiến sỹ) năm 1995. Từ cuối năm 1993 cô Tạ Thị Vịnh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm – Bệnh lý đến hết năm 1996 và nghỉ hưu theo chế độ đầu năm 1997.
Từ năm 1970 – 1974, theo quyết định của của Trường, 4 môn học được sát nhập thành một bộ môn Giải phẫu, Tổ chức – Bệnh lý. Lúc đó Tổ môn Giải phẫu bệnh lý có 3 cán bộ:
– Thầy Cao Xuân Ngọc, Tổ trưởng tổ môn, dạy môn Giải phẫu bệnh
– Cô Tạ Thị Vịnh giảng dạy Sinh lý bệnh.
– Cô Lê Thị Khiêm sản xuất tiêu bản
Năm 1972, khi Mỹ đánh phá miền Bắc, Khoa Thú y sơ tán về Tuyên Quang. Bộ môn phân công tổ môn Giải phẫu về Tân Hồng, chủ nhiệm lớp Thú y 15; tổ môn Tổ chức học về Tân Thịnh và Tân Phúc, chủ nhiệm lớp CN15 còn Giải phẫu bệnh lý về Sơn Dương, giảng dạy Thú y khóa 13,14.
Năm 1974, bộ môn tách ra thành 2 bộ môn: Giải phẫu- Tổ chức và Bệnh lý. Lúc đó nghiên cứu khoa học được chú trọng. Bộ môn Giải phẫu Bệnh lý thực hiện đề tài: Nghiên cứu biến đổi vi thể đường tiêu hóa trong bệnh lợn con phân trắng (Cao Xuân Ngọc chủ trì, Tạ Thị Vịnh tham gia).
Năm 1976, Thầy Nguyễn Văn Đông từ Bungari về nước đã được phân công về dạy môn Giải phẫu bệnh. Thầy Đông là một cán bộ giảng dạy trẻ, tài hoa và giỏi chuyên môn. Tuy nhiên hoàn cảnh đất nước và gia đình lúc đó rất khó khăn nên đến đầu năm 1980, thầy Nguyễn Văn Đông về Thanh Hóa công tác để có thể chăm sóc gia đình.
Năm 1980, Thầy Lương Thanh Tú tốt nghiệp khóa 19 được giữ lại làm cán bộ giảng dạy môn Sinh lý bệnh. Thầy Tú là một cán bộ giảng dạy trẻ, đa tài, một giọng ca vàng của chi đoàn cán bộ giảng dạy. Thầy rất tích cực tham gia hoạt động đoàn. Năm 1991 thầy Lương Thanh Tú đi làm nghiên cứu sinh tại Bungari và không trở lại làm việc tại bộ môn nữa.
Năm 1980, Cô Nguyễn Thị Lê Hoa sau khi tăng cường cho miền Nam trở về được phân công dạy môn Giải phẫu bệnh cùng với thầy Nguyễn Hữu Nam.
Năm 1992 cô Nguyễn Thị Lê Hoa và thầy Nguyễn Hữu Nam cùng học lớp thạc sỹ Thú y Khóa 1 của Trường Đại học Nông nghiệp I. Sau đó năm 1995 cô Nguyễn Thị Lê Hoa đi thực tập sinh 1 năm tại Gifu Nhật Bản. Cô Hoa là người đã dành cả cuộc đời cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại bộ môn với các đề tài như: Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch khi dùng vac xin Newcastle ở chim cút; Điều tra, nghiên cứu tình hình mắc bệnh Newcastle ở đàn vịt nước ta, nghiên cứu bệnh lý bệnh Newcastle xảy ra ở các đàn vịt giống siêu trứng khu vực phụ cận Hà Nội. Tìm hiểu hình mắc bệnh, phương pháp phòng và trị bệnh ở gà hậu bị giống Lương Phượng và Hy-Line từ 1 ngày tuổi đến 21 tuần tuổi. Cô Nguyễn Thị Lê Hoa về nghỉ hưu theo chế độ năm 2008.
Năm 1980, Thầy Nguyễn Hữu Nam tốt nghiệp Thú y Khóa 19 được giữ lại làm cán bộ giảng dạy môn Kiểm nghiệm Thú sản. Tuy nhiên ngay sau khi về Khoa, Ban chủ nhiệm Khoa đã phân công thầy Nam về dạy môn Giải phẫu bệnh. Tháng 9 năm 1980 do thầy Đông chuyển về Thanh Hóa nên thầy Nam đã được bộ môn giao nhiệm vụ giảng dạy thực tập môn học.
Đầu năm 1981, do thầy Ngọc ốm, mặc dù chưa hết tập sự, thầy Nam vẫn được phân công dạy toàn bộ học phần lý thuyết và thực hành môn Giải phẫu bệnh cho Thú y khóa 23 và tiếp tục giảng dạy môn học đó cho đến nay.
Năm 1989, thầy Nam, cô Hoa và bộ môn đã phối hợp với Viện Thú y và các giáo sư của Đại học Upsala – Thụy Điển tổ chức Hội thảo quốc tế về Bệnh lý Thú y tại Hà Nội, kinh phí do tổ chức SIDA tài trợ.
Từ năm 1995 – 1999 Thầy Nguyễn Hữu Nam trở thành nghiên cứu sinh khóa I hệ tiến sỹ của Trường Đại học Nông nghiệp I. Năm 2000 thầy Nguyễn Hữu Nam tham dự khóa thực tập sinh tại trường Đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản. Giai đoạn 1998 – 2005, thầy Nam đã là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh vi thể qua kính hiển vi trong lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và Thú y nói riêng.
Trong giai đoạn 1989 – 1993 thầy Nam là Ủy viên thường vụ và phó bí thư Đoàn Trường Đại học Nông nghiệp I. Từ 2005- 2007 là Ủy viên Thường vụ Công đoàn Trường Đại học Nông nghiệp I. Từ 2007 – 2012 là Đảng ủy viên, Trưởng Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từ 2009 – 2015 là Trưởng Bộ môn Bệnh lý Thú y mới thành lập.
Năm 2006 Thầy Nguyễn Hữu Nam được giao nhiệm vụ xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y (chiếm 1/3 số vốn đầu tư trong dự án 49,5 tỷ của dự án Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học do GS.TS. Trần Đức Viên chủ trì). Sau khi hoàn thành dự án vào năm 2010, phòng thí nghiệm bắt đầu hoạt động góp phần quan trọng trong hoạt động khoa học của Khoa Thú y và nhà trường.
Đến năm 1982 cô Đỗ Thị Thu được Khoa điều động từ bộ môn Dược – Đông dược về chuẩn bị thực tập cho môn Sinh lý bệnh.
Vào thời gian này đội ngũ của bộ môn khá đông đảo do thày Cao Xuân Ngọc làm trưởng bộ môn và cô Tạ Thị Vịnh làm phó bộ môn.
Năm 1984 khi sát nhập 2 Khoa Chăn nuôi và Thú y thành Khoa Chăn nuôi Thú y, Bộ môn Bệnh lý cũng được sát nhập với bộ môn Truyền nhiễm Vi sinh vật thành bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm – Bệnh lý.
Năm 1994, thầy Bùi Trần Anh Đào về bộ môn, được bổ sung cho môn Sinh lý bệnh.
Năm 1995, thầy Đào tham dự lớp đào tạo Thạc sỹ của Cộng hòa Pháp mở tại Thành phố Hồ Chí Minh và làm nghiên cứu sinh tại Đại học Liege, Vương quốc Bỉ, từ năm 2002 – 2006. Thầy Đào đã tham gia biên soạn chương trình khung đào tạo Thú y của OIE, khu vực Đông Nam Á. Hiện nay thầy Đào là Đảng ủy viên, Trưởng ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Năm 1994, BSTY. Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng được nhận vào bộ môn với nhiệm vụ sản xuất tiêu bản. Cô Nhàn được cử đi học kỹ thuật làm tiêu bản vi thể tại Bệnh viện K. Cô Nhàn mất vì bệnh tim năm 2011.
Năm 1997 – 1998, khi cô Vịnh, cô Thu, thầy Ngọc, cô Khiêm lần lượt về hưu, Bộ môn lại có thêm Thầy Vũ Đạt, Cô Nguyễn Thị Lan về làm việc. Thầy Đạt về hưu năm 2001 và mất năm 2007.
Năm 2002 cô Lan đi làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Miyazaki, Nhật Bản và trở về nước năm 2007. Khi trở về nước cô Lan đã được giao tiếp quản trang bị hiện đại của phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học lĩnh vực thú y. Cô Lan đã phát huy những kiến thức tiên tiến học được từ Nhật Bản, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi tiếp tục xây dựng và quản lý, xin đầu tư bổ sung thành phòng thí nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2005 theo quyết định số 09.2013/QĐ-VPCNCL ngày 14/1/2013 mã số VILAS 618. Chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp theo quyết định số 19/QĐ-TY-KH ngày 14/1/2013 – Mã số LAS-NN54. Phòng thí nghiệm là công cụ sắc bén để Khoa Thú y và Học viện có thể triển khai hàng loạt các đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ và các dự án hợp tác song phương. Cô Nguyễn Thị Lan là một tấm gương điển hình về nghiên cứu khoa học cho sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ noi theo. Hiện nay cô Lan là Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khối các trường Đại học Cao đẳng Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ, Trưởng phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y, đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Năm 2007, Cô Bùi Thị Tố Nga về bộ môn, năm 2009 đi làm nghiên cứu sinh tại Đại học Yamaguchi – Nhật Bản và trở về nước năm 2014.
Năm 2008, Thầy Trần Minh Hải đã được giữ lại Trường làm cán bộ giảng dạy của bộ môn. Năm 2014, thầy Hải đi học thạc sỹ tại Australia và trở về cuối năm 2015.
Năm 2014, Thầy Nguyễn Vũ Sơn được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy của bộ môn. Hiện nay, thầy Sơn đang làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản.
Năm 2009, để tạo điều kiện phát triển toàn diện của Khoa, Bộ môn Bệnh lý đã được tái thành lập ngày 29/5/2009, hiện nay bộ môn bao gồm 6 cán bộ giảng dạy và 1 cán bộ kỹ thuật.
Trước đây, tổ môn Bệnh lý Thú y đảm nhận hai môn học: môn Giải phẫu bệnh Thú y mà người có công xây dựng và gắn bó lâu năm với môn học là Thầy Cao Xuân Ngọc và môn Sinh lý bệnh Thú y, người có công xây dựng và gắn bó lâu năm nhất với môn học là Tiến sỹ Tạ Thị Vịnh.
Trải qua hàng chục năm xây dựng, Tổ môn Bệnh lý được hình thành nhưng thường được ghép với các tổ môn khác thành một bộ môn lớn nằm trong Khoa Thú y hay Khoa Chăn nuôi Thú y. Mặc dù có sự thay đổi về mặt tổ chức nhưng tổ Bệnh lý Thú y luôn luôn là tổ công tác chuyên môn độc lập. Các thế hệ Thầy cô giáo đã tham gia giảng day xây dựng tổ môn lần lượt về hưu như: thầy Cao Xuân Ngọc, cô Tạ Thị Vịnh, thầy Vũ Đạt, thầy Nguyễn Văn Đông, cô Nguyễn Thị Lê Hoa; kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm như cô Lê Thị Khiêm, cô Đỗ Thị Thu.
Nhiều thế hệ giáo viên, cán bộ đã làm việc trong bộ môn và dành trọn tâm huyết, trí tuệ, công sức của mình để tham gia giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực Bệnh lý Thú y. Các thế hệ Thầy cô đã đóng góp rất nhiều tri thức, góp phần đào tạo cho đất nước những bác sĩ thú y, thạc sỹ, tiến sỹ, những người đã và đang phát huy rất tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trên khắp mọi miền của đất nước.
Cao đẳng:
Bệnh lý thú y 1
Đại học:
Bệnh lý thú y 1
Bệnh lý thú y 2
Bệnh lý phân tử
Sau đại học:
Bệnh lý thú y nâng cao
Hướng nghiên cứu chính
Các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học